Chuyển từ môi trường mầm non sang tiểu học là một sự chuyển đổi vô cùng quan trọng của trẻ. Cha mẹ cần nắm được sự thay đổi và hỗ trợ con có tâm thế vào lớp 1 tốt nhất.
Ảnh minh hoạ
Trẻ bước sang một môi trường mới, trong một nhóm lớp có thể lớn hơn vể sĩ số cũng như thể chất. Thông thường, sĩ số học sinh tiểu học ở các trường tư khoảng 25 - 30, còn đối với trường công từ 45 - 60 học sinh trong một lớp, vì vậy sự hỗ trợ cũng như tập trung vào từng học sinh của giáo viên sẽ bị hạn chế, chính điều này thường tạo ra sự xao nhãng của trẻ.
Cha mẹ có thể làm: Tìm kiếm những chương trình ngoại khoá phù hợp với con, đặc biệt tìm kiếm những lớp học tương đồng với xu hướng sẽ học tại trường tiểu học về độ tuổi, quy mô. Điều này giúp trẻ hiểu rằng giáo viên sẽ phải phân bổ sự tập trung của mình vào các bạn khác. Hãy luôn nhắc bé, bé có thể giơ tay phát biểu khi bé muốn nói điều gì đó và phải ngồi tại bàn học trong suốt tiết học. Từ đó trẻ có thể mường tượng được quy mô của một lớp học ở tiểu học, nơi mà trẻ phải học cách đọc thầm. Cha mẹ hãy chia sẻ với trẻ những trải nghiệm này và cùng con hát bài quốc ca cùng con.
Sự thay đổi. Tại trương tiểu học, trẻ sẽ phải bắt đầu phải làm và hoàn thiện bài tập ở nhà, xuất hiện sự so sánh trong lớp, trẻ sẽ phải tham gia nhiều hoạt động hơn.
Cha mẹ có thể làm: Tập trung là chìa khoá. Để trẻ ngồi tại nhà hoàn thành một số nhiệm vụ (tập tô, vẽ tranh, tô màu) thời gian đủ dài cho một tiết học. Cha mẹ đóng vai trò tấm gương cho bé quan sát bằng cách cũng ngồi xuống bàn làm công việc đòi hỏi sự tập trung trong khoảng thời gian đó. Cách này thực sự hiệu quả với trẻ và điều này giúp trẻ có cảm giác được làm việc giống người lớn.
Tại trường tiểu học đòi hỏi trẻ phải học nhiều kiến thức hơn nhưng lại hoàn toàn không có sự hỗ trợ giúp đỡ của bố mẹ và cô giáo như trường mầm non. Tại trường tiểu học cũng sẽ yêu cầu các bé phải tham gia các hoạt động thực hành và trải nghiệm nhiều hơn theo nhóm, theo dự án. Tinh thần đồng đội là vô cùng quan trọng. Cha mẹ hãy thiết kế một dự án nhỏ cho trẻ tham gia cùng anh, chị em trong gia đình, điều này giúp bé sẽ phải phối hợp cùng nhau thu thập thông tin và tìm hướng giải quyết. Ví dụ, yêu cầu các bé xây dựng một ngôi nhà ở một hành tinh xa xôi mà loài người chưa khám phá ra.
Sự thay đổi. Trẻ không được phép mang đồ ăn tới trường mà trẻ phải tự phục vụ ăn uống tại lớp, đòi hỏi trẻ phải tự phục vụ, thậm chí phải xếp hang để đến lượt.
Cha mẹ có thể làm. Để tăng tính độc lập cho trẻ, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ tham gia giúp chuẩn bị bữa ăn, tự lấy thức ăn phục vụ cho bản thân, cũng như tạo lập một thói quen ăn cơm đúng thời gian và thời gian ăn uống không được kéo dài.
Khi học tiểu học trẻ thường có một "hệ thống" bạn bè, thậm chí cả với những trẻ lớn tuổi hơn ở trường. Nhưng nhiều trẻ tỏ ra lo lắng khi đề nghị sự giúp đỡ, và những người bạn này thường còn quá nhỏ để lường được những lo lắng này. Để giúp con giải quyết được chuyện này, cha mẹ hãy để trẻ được tiếp cận với những trẻ lớn tuổi hơn và hướng dẫn bé đưa ra sự giúp đỡ đơn giản như "Nhà vệ sinh ở đâu anh/chị? Nơi nào là khu vực chơi cho các em bé? Thư viện ở đâu anh/chị?
Sự thay đổi. Tại trường mầm non, giáo viên thường đáp ứng nhu cầu vệ sinh của trẻ theo yêu cầu. Tuy nhiên, tại trường tiểu học điều này không được đáp ứng, thậm chí trẻ phải đợi đến giờ ra chơi.
Cha mẹ có thể làm. Có vẻ đơn giản khi xin phép đi vệ sinh đối với trẻ, nhưng khi yêu cầu này bị từ chối, khiến trẻ không dám hỏi lại hoặc không dám nói với giáo viên trẻ thực sự cần đi vệ sinh (thậm chí là tè dầm). Vì lý do đó mà tại sao cha mẹ cần phải dạy trẻ sự tự tin và hướng dẫn trẻ xin phép giáo viên trong trường hợp khẩn cấp của bản thân. Đây là thời điểm quan trọng để cha mẹ hướng dẫn con đi vệ sinh trước khi tiết học bắt đầu và không bị lỡ bài học tại trường.