Sau đây là một vài mẹo nhỏ bạn có thể thực hiện để cải thiện việc cho trẻ ăn. Mỗi trẻ lại có những đặc điểm khác nhau, vì vậy các gia đình cũng cần thể hiện sự sáng tạo trong quá trình vận dụng các mẹo này. Những chiến thuật này đã được chứng minh là có hiệu quả cho số đông các trường hợp gặp khó khăn trong vấn đề cho ăn. Song song với sự hỗ trợ và chỉ dẫn từ phía các bác sĩ, những việc làm dưới đây có thể từng bước cải thiện các vấn đề cho ăn ở trẻ.
1. Lập và hình thành một kế hoạch và thói quen cho trẻ ăn. Hãy để trẻ ăn ở cùng một chỗ và cùng một thời điểm đã được lên kế hoạch từ trước như thường lệ. Việc duy trì thói quen, thời gian và địa điểm tương tự như vậy sẽ giúp trẻ biết được trẻ sẽ phải làm gì và bạn mong muốn trẻ thực hiện những việc gì trong suốt giờ ăn.
2. Không nên cho trẻ ăn cả ngày. Đừng để con bạn ăn uống vặt suốt cả ngày. Trẻ có thể sẽ mất cảm giác thèm ăn, muốn được thử những món ăn mới và để bồi đắp lượng calo đã mất trong ngày. Hãy chỉ dành riêng ra khoảng 5 đến 6 bữa ăn chính/phụ trong ngày và hạn chế lượng thức ăn trẻ ăn trong mỗi bữa. Những thành viên còn lại trong gia đình cũng không nên ăn quá nhiều bữa trong ngày. Nếu trong nhà có người ăn nhiều bữa như vậy thì trẻ cũng sẽ làm y như vậy.
3. Hãy để trẻ ngồi ăn thật thoải mái. Hãy để trẻ ngồi lên một chiếc ghế cao, rồi chỉnh cho chiếc ghế nâng lên hay cho trẻ ngồi vào chiếc bàn cỡ của trẻ nhỏ sao cho trẻ có thể ngồi thẳng lưng, không dựa dẫm, đu đưa hay lắc lư chân. Hãy dùng một chiếc ghế đẩu hay chồng một tập danh bạ điện thoại cũ để giúp trẻ cố định chân. Tư thế ngồi yên này góp phần kích thích những hành vi cho ăn tốt và giảm những hành vi gây mất tập trung thông qua việc tạo cảm giác an toàn và có một “lãnh thổ” riêng cho trẻ.
4. Giới hạn thời gian ăn của trẻ. Ngay cả những người kén ăn nhất cũng chỉ hoàn thành bữa ăn của họ hầu hết là trong 30 phút. Hãy hạn chế thời gian ăn các bữa chính và bữa phụ của trẻ trong khoảng từ 15 đến 30 phút. Cuối bữa hãy cất gọn hết đồ ăn sang một bên để trẻ có thể tham gia các hoạt động khác nữa.
5. Hạn chế tối đa những yếu tố gây mất tập trung ở trẻ. Những yếu tố gây xao lãng chẳng hạn như TV có thể khiến trẻ mất tập trung và quên mất nhiệm vụ trước mắt. Hãy chỉ cho ăn khi trẻ đang tỉnh táo và tập trung.
6. Hãy để trẻ cùng tham gia. Hãy để trẻ cùng bạn lựa chọn và sáng tạo các món trong bữa ăn. Hãy cùng trẻ khám phá và thưởng thức những món ăn khác nhau nhưng đừng quá hi vọng vào việc trẻ sẽ phải ăn các món đó.
7. Thực hiện những hành vi ăn uống làm mạnh và dễ chịu. Trẻ học hỏi thông qua quan sát. Trong bữa ăn gia đình, cha mẹ và cách anh chị em của trẻ có thể trở thành những tấm gương tốt về cách hành xử trong ăn uống cho trẻ. Hãy biến thời gian dùng bữa trở thành khoảng thời gian vui vẻ và đừng quá chú ý đến cách ăn uống của trẻ. Đừng nên lặp đi lặp lại các hành động như thúc giục, dỗ dành hay vỗ về trẻ. Thông qua việc tạo ra những món ăn lành mạnh trên mâm cơm giúp các thành viên đưa ra các lựa chọn đúng đắn, trẻ cũng sẽ học được cách lựa chọn các thực phẩm lành mạnh.
8. Khen thưởng trước những hành vi tích cực. Hãy khen ngợi khi trẻ thử chạm đến hay ăn thử những món ăn mới. Bạn cũng có thể thưởng cho những hành động của trẻ ngay lúc đó những món quà chẳng hạn như một hộp thổi bong bóng hay những miếng dán hình vui nhộn cũng có thể là những hành động khích lệ hợp lý những hành vi ăn uống mới của trẻ. Hãy nhớ tặng thưởng cho những hành vi tốt xảy ra trong giờ ăn có thể tăng khả năng trẻ thực hiện các hành vi đúng đắn lần nữa.
9. Hãy bỏ qua những hành vi tiêu cực. Nếu có thể, hãy cho qua những hành động như phun/nhổ, ném hay từ chối một món ăn nào đó. Hãy nhớ rằng, bạn không muốn khuyến khích những hành vi của trẻ thông qua việc để ý đến những hành động không hay đó. Bạn có thể xin tư vấn từ phía các chuyên gia để biết cách kiểm soát những hành vi không hay của trẻ cho đúng.
10. Hãy nhớ quy tắc 3 món thức ăn. Hãy cho trẻ ăn những món trẻ thích ăn cùng với những món trẻ vẫn chưa yêu thích hẳn. Theo quy tắc ngón tay cái thì chỉ nên ăn ba món ăn một lúc, trong đó có hai món trẻ thích ăn và một món trẻ vẫn chưa thực sự thích. Nếu con bạn vẫn không chịu thử ăn món mới trong đĩa của trẻ, hãy để món ăn mới trên một chiếc đĩa khác ở vị trí gần trẻ, khi đó trẻ có thể sẽ học làm quen với món ăn mới.
11. Cách bài trí. Hãy trình bày những món ăn thành những miếng nhỏ dễ cắn, hình thức vui mắt và quen thuộc có thể sẽ khiến trẻ muốn ăn những món ăn đó