Bệnh tiêu chảy mãn tính là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đại tiện ra phân lỏng và có nhiều nước. Tiêu chảy mãn tính hay còn gọi là tiêu chảy kéo dài thường diễn ra trong khoảng thời gian hơn 4 tuần lễ. Trẻ em mắc bệnh tiêu chảy mãn tính có thể liên tục đi đại tiện ra phân lỏng và có nhiều nước, những triệu chứng tiêu chảy có thể xuất hiện và rồi biến mất. Bệnh tiêu chảy mãn tính có thể tự khỏi mà không cần điều trị, ngoài ra bệnh này cũng có thể là một triệu chứng do một căn bệnh hoặc một loại rối loạn kinh niên nào đó gây nên. Vì vậy, điều trị loại bệnh hoặc rối loạn đang mắc phải có thể làm thuyên giảm chứng tiêu chảy mãn tính.
Tiêu chảy mãn tính có thể ảnh hưởng đến trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào:
- Trẻ sơ sinh – độ tuổi từ 0 đến 12 tháng
- Trẻ tập đi – độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi
- Trẻ mẫu giáo – độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi
- Trẻ đi học – độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi
- Thanh thiếu niên – độ tuổi từ 12-18 tuổi
Tình trạng tiêu chảy chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn thì được gọi là tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy cấp tính là một vấn đề dễ bắt gặp và thường kéo dài trong một vài ngày rồi tự khỏi.
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tiêu chảy mãn tính ở trẻ em?
Nhiều căn bệnh và rối loạn có thể gây ra tiêu chảy mãn tính ở trẻ em. Những nguyên nhân thường thấy gồm có:
- Rối loạn chức năng tiêu hóa
- Dị ứng và không dung nạp thực phẩm
Nhiễm trùng, dị ứng và không dung nạp thực phẩm, và bệnh viêm ruột có thể gây ra tiêu chảy mãn tính cùng với chứng kém hấp thu, do đó ruột non không hấp thu được các dưỡng chất từ thực phẩm. Nếu trẻ không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ các loại thực phẩm chúng ăn, thì chúng có thể trở nên suy dinh dưỡng. Rối loạn chức năng tiêu hóa không phải là nguyên nhân gây ra chứng kém hấp thu.
Nhiễm trùng
Các loại nhiễm trùng từ vi-rút, vi khuẩn hay ký sinh trùng thường gây ra bệnh tiêu chảy mãn tính. Sau khi bị nhiễm trùng, một số trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa carbohydrate, chẳng hạn như không dung nạp đường lactose hay các loại đạm (protein) như đạm từ sữa hoặc đậu nành. Những vấn đề này có thể châm ngòi cho tình trạng tiêu chảy kéo dài, thường xảy ra trong khoảng thời gian lên đến 6 tuần sau khi bị nhiễm trùng. Hơn nữa, chứng tiêu chảy sẽ không biến mất nhanh chóng nếu không điều trị một số loại nhiễm trùng từ vi khuẩn và ký sinh trùng.
Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non cũng có thể gây ra chứng bệnh tiêu chảy mãn tính. Thông thường, một vài vi khuẩn ký sinh ở trong ruột non, và nhiều vi khuẩn ký sinh ở trong ruột già. Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non được định nghĩa là sự gia tăng về số lượng vi khuẩn cũng như là một sự thay đổi về loại vi khuẩn ở trong ruột non. Những loại vi khuẩn này có thể gây ra tiêu chảy, “xì hơi”, chuột rút và giảm cân. Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non thường liên quan đến các chứng bệnh hay rối loạn nhất định nào đó chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh tiểu đường, làm tổn thương hệ tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non cũng xảy ra phổ biến hơn ở những người từng phẫu thuật vùng bụng hoặc những người đại tiện khó khăn do tốc độ di chuyển của phân qua đường ruột chậm.
Rối loạn chức năng tiêu hóa
Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn chức năng tiêu hóa là do cơ chế hoạt động của đường tiêu hóa thay đổi. Đường tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan rỗng nối liền với nhau thành một ống dài, xoắn từ miệng tới hậu môn – là bộ phận mở để phân xuất ra ngoài cơ thể. Đường tiêu hóa này đảm nhận chức năng tiêu hóa hay đào thải chất thải từ thực phẩm ra ngoài cơ thể.
Trẻ em mắc chứng rối loạn chức năng tiêu hóa thường biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng không làm tổn thương đường tiêu hóa. Chứng rối loạn chức năng tiêu hóa không phải là một căn bệnh mà là do các nhóm triệu chứng xảy ra đồng thời gây nên.
Ảnh minh họa: Các cơ quan đường tiêu hóa
Có hai loại rối loạn chức năng đường tiêu hóa gây ra bệnh tiêu chảy mãn tính ở trẻ em đó là tiêu chảy phân sống và hội chứng ruột kích thích (IBS).
Chứng tiêu chảy phân sống
Tiêu chảy phân sống hay còn được gọi với cái tên khác là tiêu chảy chức năng hoặc tiêu chảy mãn tính không đặc hiệu xảy ra ở trẻ thơ. Chứng bệnh này là một nguyên nhân phổ biến gây nên tiêu chảy mãn tính ở trẻ tập đi và trẻ mẫu giáo. Trẻ mắc chứng rối loạn này thường đi đại tiện ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày và không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào khác. Nhìn chung chúng đều phát triển đúng mức, đạt cân nặng khỏe mạnh và có sức khỏe tốt.
Chứng tiêu chảy phân sống xảy ra ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi, và thường sẽ tự biến mất vào thời điểm trẻ bắt đầu đi học. Các nhà nghiên cứu cho rằng một chế độ ăn có quá nhiều đường-chẳng hạn như lượng đường có trong nước ép trái cây- ảnh hưởng đến sự hấp thu hàm lượng chất béo và chất xơ có thể gây ra chứng tiêu chảy phân sống.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Những triệu chứng thường thấy của hội chứng IBS là đau vùng bụng hay khó chịu, thường gây ra chuột rút cùng với những sự thay đổi về hoạt động của đường ruột, chẳng hạn như tiêu chảy. Các cơn đau và khó chịu do chứng IBS thường dễ chịu hơn sau khi đi đại tiện hoặc trung tiện. Chứng IBS không gây ra các triệu chứng như giảm cân, nôn mửa hoặc có máu trong phân.
Những nguyên nhân có khả năng gây ra hội chứng IBS bao gồm những vấn đề về dây thần kinh trong ruột, những vấn đề về các tín hiệu thần kinh giữa não bộ và ruột, những sự thay đổi về cơ chế chuyển hóa thức ăn trong ruột, và quá mẫn cảm với cảm giác đau đớn.
Dị ứng và không dung nạp thực phẩm
Dị ứng thực phẩm, bệnh celiac, không dung nạp lactose và không dung nạp fructose từ chế độ ăn uống là những nguyên nhân thường thấy gây ra bệnh tiêu chảy mãn tính.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch (là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể) đối với một hoặc nhiều loại đạm (protein) chứa trong các loại thực phẩm nhất định. Hệ thống miễn dịch thường bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng bằng cách xác định và tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi-rút và những chất lạ có thể gây hại khác mà có thể gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, các trường hợp bị dị ứng thực phẩm là bởi hệ miễn dịch phản ứng khác thường đối với những loại thực phẩm nhất định.
Dị ứng sữa bò và đậu nành là những kiểu dị ứng thường gặp nhất, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa ở trẻ em. Dị ứng thực phẩm thường xảy ra ở những năm đầu đời của trẻ. Các chứng dị ứng sữa bò và đậu nành sẽ phát triển nhanh hơn ở trẻ 3 tuổi. Dị ứng đối với những loại thực phẩm khác, chẳng hạn như các loại hạt ngũ cốc, trứng hay đồ hải sản cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Những triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể bao gồm tiêu chảy, nôn mửa và giảm cân hoặc tăng cân chậm. Một số trẻ biểu hiện những triệu chứng nhẹ hơn trong khi những đứa khác lại biểu hiện những triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Ví dụ, một số em bị nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng dẫn đến mất nước, tình trạng này làm cho cơ thể bị thiếu hụt lượng nước cần thiết và các chất điện giải (khoáng chất trong muối bao gồm natri, kali và clo) để cơ thể hoạt động đúng cơ chế.
Bệnh celiac
Bệnh celiac là một loại bệnh tự miễn xảy ra ở những người không thể dung nạp gluten. Phản ứng mãn tính đối với gluten làm tổn thương tuyến ruột non và ngăn cản sự hấp thu các dưỡng chất. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, trong vitamin và các loại thực phẩm chức năng, son dưỡng môi và một số loại thuốc nhất định.
Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải những triệu chứng ở hệ tiêu hóa do căn bệnh celiac hoặc biểu hiện những triệu chứng ở những bộ phận khác của cơ thể. Những triệu chứng ở hệ tiêu hóa có thể bao gồm
- Phân nhạt, có mùi hôi hoặc béo
Trong những năm tháng đầu đời, chúng ta đều biết rằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ, tuy nhiên nếu trẻ có khả năng hấp thu dưỡng chất kém thì sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác. Những vấn đề này có thể bao gồm
- Chậm lớn ở trẻ sơ sinh
- Tăng trưởng chậm và tầm vóc ngắn
- Cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng
- Răng vĩnh viễn bị nhiễm trùng men răng
- Thiếu máu, một tình trạng mà số lượng các tế bào hồng cầu ít hơn hoặc nhỏ hơn bình thường, tình trạng này làm ngăn cản các tế bào trong cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu thấp chẳng hạn như sắt và canxi.
Chứng không dung nạp lactose
Chứng không dung nạp lactose là tình trạng xảy ra ở những người sau khi tiêu thụ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa thì biểu hiện những triệu chứng ở hệ tiêu hóa - chẳng hạn như đầy hơi, “xì hơi” và tiêu chảy. Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa cũng như các sản phẩm từ sữa. Còn Lactase là một loại enzyme được sản sinh ra từ ruột non giúp phân hóa lactose thành hai dạng đường đơn giản hơn đó là: glucose và galatose. Dòng máu trong cơ thể sau đó hấp thu những loại đường đơn này.
Một số trẻ mắc chứng thiếu hụt lactase, có nghĩa ruột non sản sinh ra hàm lượng enzyme lactase thấp và không thể tiêu hóa được quá nhiều lactose. Thiếu hụt Lactase có thể gây ra chứng kém hấp thu lactose. Ở trẻ em mắc chứng kém hấp thu lactose, thì lactose không tiêu hóa được sẽ chuyển đến đại tràng, tại đây vi khuẩn làm phân hủy lượng lactose này và tạo ra chất lỏng và khí hơi.
Không phải tất cả trẻ em bị thiếu hụt lactase và kém hấp thu lactose đều có những triệu chứng ở hệ tiêu hóa. Các chuyên gia dùng thuật ngữ không dung nạp lactose khi chứng thiếu hụt lactase và kém hấp thu lactose gây ra những triệu chứng ở hệ tiêu hóa.
Loại thiếu hụt lactase thường gặp nhất phát triển theo thời gian, bắt đầu sau thời điểm khoảng 2 tuổi, khi cơ thể bắt đầu sản sinh ra ít lactase. Trẻ bị thiếu hụt lactase có thể không biểu hiện những triệu chứng của hiện tượng không dung nạp lactose mãi cho đến sau này khi đã trưởng thành hoặc ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Trẻ sơ sinh hiếm khi bị chứng không dung nạp lactose ngay từ khi chào đời. Đôi khi nhiều người lầm tưởng dị ứng sữa bò là chứng không dung nạp lactose, loại dị ứng này có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Thiếu lactose bẩm sinh – một kiểu rối loạn di truyền cực kì hiếm gặp. Ở chứng bệnh này ruột non sản sinh ra rất ít hoặc không sản sinh ra enzyme lactase khi chào đời, do đó có thể gây nên chứng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh. Những em bé sinh non có thể bị không dung nạp lactose trong một khoảng thời gian ngắn sau khi chào đời. Trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải chứng không dung nạp lactose tạm thời sau khi bị tiêu chảy vi-rút hoặc một loại nhiễm trùng khác.
Chứng không dung nạp fructose từ chế độ ăn uống
Không dung nạp fructose từ chế độ ăn uống là tình trạng một người nào đó sau khi tiêu thụ thực phẩm có chứa fructose biểu hiện những triệu chứng ở hệ tiêu hóa-chẳng hạn như đầy hơi, “xì hơi” và tiêu chảy. Fructose là một loại đường có trong trái cây, nước ép trái cây và mật ong. Đường fructose cũng được thêm vào trong nhiều loại thực phẩm và nước ngọt như một chất tạo độ ngọt được gọi là si-rô bắp có chứa hàm lượng fructose cao.
Tình trạng kém hấp thu Fructose gây ra chứng không dung nạp fructose từ chế độ ăn uống. Ruột non hấp thu fructose và khi một người nào đó tiêu thụ lượng fructose nhiều hơn lượng mà ruột non có thể hấp thu được thì sẽ dẫn đến tình trạng kém hấp thu fructose. Lượng fructose không hấp thu được sẽ chuyển đến đại tràng, tại đây vi khuẩn làm phân hủy lượng fructose này và tạo ra chất lỏng và khí hơi.
Hàm lượng fructose mà ruột non của một đứa trẻ có thể hấp thu là khác nhau. Khả năng hấp thu fructose của ruột non sẽ tăng theo độ tuổi của đứa trẻ. Một số trẻ có thể dung nạp được hàm lượng fructose nhiều hơn khi chúng lớn lên.
Một chứng không dung nạp fructose khác đó là không dung nạp fructose di truyền, chứng bệnh này không liên quan đến tình trạng kém hấp thu fructose của cơ thể. Không dung nạp fructose di truyền là một dạng rối loạn di truyền cực kì hiếm gặp. Trẻ mắc phải chứng rối loạn này là do bị thiếu hụt lượng enzyme cần thiết để giúp phân hủy đường fructose khi dung nạp vào cơ thể. Những triệu chứng của chứng không dung nạp fructose di truyền có thể bao gồm đau vùng bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Loại rối loạn này cũng có thể làm tổn thương gan và thận.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích gây ra sưng tấy và viêm nhiễm ở đường ruột. Hai loại chính của hội chứng ruột kích thích là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Những loại rối loạn này có thể ảnh hưởng đến trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào; tuy nhiên, chúng thường bắt đầu xảy ra ở độ tuổi đi học và ở thanh thiếu niên. Những nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích chưa được xác định rõ ràng. Các nhà nghiên cứu tin rằng hội chứng này là do phản ứng của hệ miễn dịch vùng bụng gây nên.
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một căn bệnh gây ra viêm, sưng và loét ở niêm mạc bên trong của ruột già. Ruột già bao gồm đại tràng và trực tràng- đầu dưới của ruột già dẫn đến hậu môn. Thông thường, ruột già hút nước từ phân và biến đổi phân từ dạng lỏng thành dạng rắn. Đối với bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, tình trạng viêm nhiễm gây ra tổn thương niêm mạc ruột già, dẫn đến chảy máu, sinh mủ, tiêu chảy và gây khó chịu vùng bụng.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một căn bệnh gây ra viêm nhiễm và sưng tấy ở bất cứ phần nào của đường tiêu hóa. Phần cuối cùng của ruột non được gọi là hồi tràng, là bộ phận thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Đối với căn bệnh Crohn thì tình trạng viêm nhiễm có thể mở rộng phạm vi thông qua toàn bộ thành đường tiêu hóa, dẫn đến một số biến chứng. Tình trạng sưng tấy có thể gây ra đau đớn và làm cho đường ruột thường bị rỗng dẫn đến tiêu chảy.
Những triệu chứng nào khác có thể đi kèm với tiêu chảy mãn tính ở trẻ em?
Những triệu chứng đi kèm với tiêu chảy mãn tính ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Những triệu chứng có thể bao gồm
Trẻ bị tiêu chảy mãn tính mắc phải chứng kém hấp thu có thể bị
- Đầy hơi và sưng tấy, hay còn gọi là chướng bụng
- Những thay đổi về cảm giác thèm ăn
- Giảm cân hoặc tăng cân chậm
Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Cha mẹ của trẻ hoặc người chăm sóc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu trẻ
- Bị tiêu chảy trong vòng hơn 24 tiếng đồng hồ
- Đã điều trị và chứng tiêu chảy vẫn tiếp tục tái diễn
Trẻ em biểu hiện bất cứ triệu chứng nào sau đây đều nên khám bác sĩ ngay lập tức:
- Những dấu hiệu của chứng kém hấp thu – chướng bụng và sưng bụng, thay đổi cảm giác thèm ăn, và giảm cân hoặc tăng cân chậm
- Đau bụng hoặc đau trực tràng nặng
Bệnh tiêu chảy mãn tính ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Biện pháp điều trị đối với bệnh tiêu chảy mãn tính sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh này. Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy mãn tính được điều trị như sau:
Nhiễm trùng. Nếu một đứa trẻ gặp phải những vấn đề kéo dài về tiêu hóa lượng carbohydrate hoặc protein nhất định sau khi bị nhiễm trùng cấp tính, bác sĩ có thể đề xuất thay đổi chế độ ăn. Đứa trẻ cần phải dùng kháng sinh hoặc thuốc đặc trị các loại ký sinh trùng để điều trị nhiễm trùng trong trường hợp bệnh không tự khỏi. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng phát triển quá mức vi khuẩn trong ruột non.
Rối loạn chức năng tiêu hóa. Đối với chứng tiêu chảy phân sống thì thường không cần thiết phải điều trị. Đa số trẻ, chứng tiêu chảy phân sống sẽ phát triển ngày một nhanh hơn ở thời điểm chúng bắt đầu đến trường. Đối với nhiều trẻ em, hạn chế nạp nước ép trái cây và gia tăng lượng chất xơ và chất béo trong chế độ ăn có thể cải thiện những triệu chứng của chứng bệnh tiêu chảy phân sống.
Bác sĩ có thể điều trị hội chứng ruột kích thích bằng cách
- Thay đổi chế độ ăn của trẻ
- Dùng men vi sinh- vi sinh vật sống, thường là vi khuẩn có lợi giống như các vi sinh vật, thường tìm thấy ở đường tiêu hóa. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng men vi sinh, đặc biệt là Bifidobacteria và các sự kết hợp của probiotic giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi dùng liều lượng đủ lớn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu cách sử dụng men vi sinh để điều trị bệnh IBS.
- Áp dụng liệu pháp tâm lý.
Để đảm bảo chăm sóc phối hợp và an toàn, cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ về cách sử dụng các loại thuốc bổ sung cũng như thay thế thông dụng, bao gồm sử dụng thực phẩm chức năng và men tiêu hóa.
Chứng dị ứng và không dung nạp thực phẩm. Nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ đề xuất thay đổi chế độ ăn để kiểm soát các triệu chứng dị ứng và không dung nạp thực phẩm. Để điều trị dị ứng thực phẩm thì cha mẹ trẻ cũng như người chăm sóc nên đổi loại thực phẩm gây ra dị ứng khỏi chế độ ăn của trẻ.
Đối với trẻ mắc bệnh celiac thì cha mẹ nên tuân thủ chế độ ăn không chứa gluten thì sẽ ngăn chăn các triệu chứng, chữa lành tổn thương đường ruột đang gặp phải và ngăn ngừa tổn thương trong tương lai.
Cha mẹ trẻ cũng như người chăm sóc có thể kiểm soát các triệu chứng không dung nạp lactose với những sự thay đổi trong chế độ ăn của trẻ và bằng cách sử dụng các sản phẩm chức enzim lactase. Đa số trẻ em bị chứng không dung nạp lactose có thể dung nạp một ít lượng đường lactose nhất định trong chế độ ăn của chúng. Hàm lượng thay đổi cần thiết trong chế độ ăn phụ thuộc vào hàm lượng lactose một đứa trẻ có thể tiêu thụ mà không biểu hiện triệu chứng nào.
Đối với trẻ không dung nạp fructose trong chế độ ăn, việc giảm lượng đường fructose trong chế độ ăn có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng.
Hội chứng kích thích ruột IBD. Bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc, phẫu thuật và thay đổi trong chế độ ăn uống để chữa trị bệnh IBD.
Ăn uống, chế độ ăn và dinh dưỡng
Bác sĩ có thể đề xuất thay đổi chế độ ăn của trẻ để điều trị nguyên nhân của chứng bệnh tiêu chảy mãn tính. Đảm bảo rằng trẻ dung nạp được những dinh dưỡng thích hợp là việc làm hết sức quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ trẻ cũng như người chăm sóc nên trò chuyện, bàn bạc với bác sĩ về sự thay đổi trong chế độ ăn để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính.