Chứng táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón ở trẻ em là tình trạng một đứa trẻ có số lần đi đại tiện trong một tuần ít hơn bình thường hay đại tiện ra phân rắn, khô và kết thành từng cục nhỏ khiến phân khó xuất ra ngoài hoặc gây đau khi đi đại tiện. Đứa trẻ có thể cảm thấy bị đầy hơi hoặc đau vùng bụng- vùng giữa ngực và hông. Trẻ mắc chứng táo bón không thể tống xuất tất cả phân ra ngoài cơ thể.
Táo bón cấp tính là loại táo bón đột ngột phát sinh và kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Còn táo bón mãn tính sẽ kéo dài trong khoảng thời gian lâu hơn, thậm chí là vài năm liền. Hầu hết chứng táo bón thường gặp là táo bón cấp tính và không gây nguy hiểm. Hiếm các trường hợp trẻ có thể bị táo bón mãn tính.
Ảnh minh họa : Đường tiêu hóa
Mức độ phổ biến của chứng táo bón ở trẻ em như thế nào?
Táo bón là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Gần 5% các lượt khám ở phòng khám nhi và 25% ca bị táo bón ở trẻ được giới thiệu đến chuyên khoa tiêu hóa - tại đây có các bác sĩ điều trị chuyên biệt các bệnh tiêu hóa.
Những nguyên nhân nào gây ra chứng táo bón ở trẻ em?
Táo bón là do ứ đọng phân trong kết tràng quá lâu. Kết tràng hút mất quá nhiều nước từ lượng phân này làm cho phân trở nên khô và rắn. Các cơ ở trực tràng hoạt động khó khăn hơn để có thể đào thải loại phân khô và rắn này ra ngoài cơ thể.
Những nguyên nhân hay rối loạn thường thấy dẫn đến táo bón ở trẻ em đó là:
- Chế độ ăn có hàm lượng chất xơ thấp
- Tình trạng sức khỏe và bệnh tật cụ thể
- Rối loạn chức năng tiêu hóa
Chế độ ăn có hàm lượng chất xơ thấp
Một nguyên nhân phổ biến gây ra chứng táo bón đó là trong chế độ ăn có quá ít chất xơ. Chất xơ là một thành phần có trong thực phẩm, các loại thực vật. Chất xơ giúp giữ phân mềm dễ di chuyển thông qua trực tràng. Những loại nước uống chẳng hạn như nước lọc và nước ép trái cây giúp chất xơ phát huy hiệu quả hơn.
Thuốc men
Một số loại thuốc men có thể có tác dụng phụ gây ra chứng táo bón ở trẻ bao gồm:
- Thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc mê, thuốc ngủ
- Thuốc kháng acid có chứa nhôm và canxi
- Một số loại thuốc chống trầm cảm
- Thuốc kháng cholinergic – những loại thuốc giãn cơ bàng quang để ngăn đi tiểu khẩn cấp, thường xuyên hay không kiểm soát được.
Nín đi đại tiện
Đa số trẻ thường bị táo bón là do phân bị ứ đọng ở trong ruột. Khi trẻ siết chặt các cơ xung quanh hậu môn để ngăn đi đại tiện thì phân bị đẩy vào trong trực tràng. Cuối cùng, các cơ ở trong trực tràng và ruột thấp bị căng ra, làm giảm trương lực cơ và khiến trẻ nín đào thải phân ra ngoài. Phân giữ trong trực tràng quá lâu sẽ bị hút mất chất lỏng, làm cho phân trở nên khô, cứng và khó xuất ra ngoài. Trẻ có thể nín đại tiện bởi chúng cảm thấy căng thẳng khi đang trong giai đoạn được hướng dẫn sử dụng bô vệ sinh, cảm thấy xấu hổ khi dùng bô ở phòng tắm chung, không muốn gián đoạn thời gian vui chơi hay e ngại sẽ bị đau hoặc không thoải mái khi đi đại tiện.
Những tình trạng sức khỏe và bệnh tật cụ thể
Những tình trạng sức khỏe và bệnh tật nhất định có thể trì hoãn quá trình đào thải phân ra ngoài thông qua đường tiêu hóa và gây ra chứng táo bón, bao gồm:
- Chứng ngộ độc thịt (botulism) - là một chứng bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, do một loại chất độc từ một loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và gây nên chứng táo bón. Ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh thường là do dùng mật ong bị nhiễm bẩn.
- Bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung) – là một dị tật bẩm sinh mà ruột già thiếu một số tế bào thần kinh làm lỡ các tín hiệu chuyển đến các cơ để đẩy phân ra ngoài; phân vẫn giữ ở trong ruột già và gây tắc nghẽn.
- Tình trạng tắc nghẽn chặn phần dưới của đường tiêu hóa.
- Tiểu đường và những rối loạn chuyển hóa hay rối loạn nội tiết khác làm gián đoạn quá trình cơ thể hấp thu cũng như tạo ra năng lượng từ thực phẩm.
Rối loạn chức năng tiêu hóa
Rối loạn chức năng tiêu hóa là do cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa thay đổi. Trẻ mắc chứng rối loạn chức năng tiêu hóa thường biểu hiện một số triệu chứng nhất định nhưng loại rối loạn này không gây tổn thương cho đường tiêu hóa. Chứng táo bón chức năng thường xảy ra ở trẻ thuộc một trong 3 giai đoạn sau:
- Trẻ sơ sinh khi chuyển từ giai đoạn bú sữa mẹ sang dùng sữa bột hoặc khi tập ăn dặm
- Trẻ tập đi khi được hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh và cố gắng kiểm soát đại tiện
- Trẻ bắt đầu đi học và tránh đi đại tiện ở nhà vệ sinh trong trường học
Táo bón chức năng được chẩn đoán xảy ra ở trẻ từ 4 tuổi trở lên, ở những em biểu hiện ít nhất hai trong các triệu chứng sau trong khoảng thời gian 1 tháng:
- Chỉ đi đại tiện hai lần hoặc ít hơn trong 1 tuần
- Trong một tuần khi trẻ được hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh thì có ít nhất một lần đi cầu không kiểm soát- phân rắn hoặc lỏng vô tình bị rò rỉ ra ngoài
- Có tiền sử bị bí đi đại tiện
- Có tiền sử bị đau và khó chịu khi đi đại tiện
- Ứ đọng khối lượng phân lớn trong trực tràng
- Tiền sử phân có đường kính lớn có thể gây trở ngại khi đi vệ sinh
Táo bón chức năng được chẩn đoán ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 18 tuổi, những em có ít nhất hai trong các triệu chứng được liệt kê dưới đây kéo dài trong khoảng thời gian 2 tháng và không mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Đi đại tiện chỉ 2 lần hoặc ít hơn trong một tuần
- Ít nhất một lần đi ra phân đùn trong một tuần
- Tiền sử bị bí đi đại tiện
- Tiền sử bị đau và khó chịu khi đi đại tiện
- Ứ đọng khối lượng phân lớn trong trực tràng
- Tiền sử phân có đường kính lớn gây trở ngại khi đi vệ sinh
Hội chứng ruột kích thích là một loại rối loạn chức năng tiêu hóa bao gồm các triệu chứng đau bụng hoặc khó chịu, bị chuột rút cùng với tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai triệu chứng này.
Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ mắc chứng táo bón?
Các dấu hiệu táo bón ở trẻ bao gồm:
- Các tư thế cho thấy đứa trẻ đang nín đi đại tiện, chẳng hạn như đứng trên đầu ngón chân và sau đó đu đưa gót chân, ghì chặt cơ mông và những biểu hiện khác thường khác như nhảy tưng tưng. Cha mẹ thường nhầm lẫn các tư thế như là trẻ đang cố gắng đẩy phân ra ngoài.
- Đau vùng bụng và chuột rút.
- Phân rơi vãi ra quần lót. Nín đại tiện khiến cho một lượng phân lớn bị ứ đọng trong trực tràng, còn được gọi là hiện tượng vón phân. Phân tích tụ phía sau phân vón và có thể rò rỉ ra ngoài một cách bất ngờ, làm bẩn quần lót của trẻ. Cha mẹ thường lầm tưởng phần chất bẩn này là dấu hiệu của tiêu chảy.
- Tiểu không tự chủ. Phân trong đại tràng có thể ép vào bàng quang và gây ra đái dầm vào ban ngày và ban đêm.
Khi nào nên đưa trẻ bị chứng táo bón đi khám bác sĩ?
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng táo bón kéo dài trong khoảng thời gian hơn 2 tuần lễ. Ngoài ra, nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm hơn nếu bé bị táo bón và xuất hiện một hoặc các triệu chứng sau vì có thể sẽ phát hiện ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác mà bé đang mắc phải:
Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán những nguyên nhân gây ra chứng táo bón ở trẻ em thì bác sĩ phải nắm rõ tiền sử bệnh của bé, tiến hành xét nghiệm sức khỏe và có thể yêu cầu phải tiến hành một số loại xét nghiệm chuyên biệt.
Chứng táo bón ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Điều trị chứng táo bón ở trẻ em có thể bao gồm một hoặc kết hợp nhiều biện pháp sau:
- Thay đổi cách ăn uống, chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Ăn uống, chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Những cách thay đổi chế độ ăn uống để điều trị chứng táo bón ở trẻ em bao gồm cho trẻ uống nước ép mận và ăn nhiều trái cây, rau củ quả. Trẻ em nên uống nước đầy đủ trong ngày. Bác sĩ có thể cho bạn biết về lượng nước trẻ nên uống mỗi ngày dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động cũng như nơi sống của trẻ.
Hàm lượng chất xơ được khuyến cáo tiêu thụ mỗi ngày nên tính theo công thức “số tuổi+5” gram. Ví dụ, đối với trẻ 7 tuổi, thì nên tiêu thụ “7+5” gram hay nói cách khác là 12 gram chất xơ mỗi ngày. Trẻ em thường ăn quá nhiều thực phẩm đã qua tinh chế và xử lí, hàm lượng chất xơ tự nhiên trong các loại thực phẩm này đã bị loại bỏ. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch với một chế độ ăn có hàm lượng chất xơ thích hợp với bé. Bạn có thể tham khảo danh sách các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao ở bảng sau. Đối với trẻ dễ bị táo bón thì cần phải hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa ít hoặc không chứa chất xơ, chẳng hạn như kem, phô-mai, thịt và các loại thực phẩm đã qua xử lí khác.
Đậu, ngũ cốc, và bánh mì
|
Hàm lượng chất xơ
|
1/2 chén đậu (đậu navy, pinto, đậu thận, vv.), cơm
|
6.2–9.6 grams
|
1/2 chén bột mì vụn, ngũ cốc ăn sẵn
|
2.7–3.8 grams
|
1/3 chén cám nguyên chất 100%, ngũ cốc ăn sẵn
|
9.1 grams
|
1 chiếc bánh muffin cám yến mạch
|
3.0 grams
|
1 chiếc bánh muffin Anh nguyên cám
|
4.4 grams
|
Trái cây
|
1 quả táo nhỏ, ăn cả vỏ
|
3.6 grams
|
1 quả lê cỡ vừa, ăn cả vỏ
|
5.5 grams
|
1/2 chén quả mâm xôi
|
4.0 grams
|
1/2 chén mận hầm
|
3.8 grams
|
Rau củ quả
|
1/2 chén bí mùa đông và cơm
|
2.9 grams
|
1 củ khoai lang cỡ vừa, nướng cả vỏ
|
3.8 grams
|
1/2 chén đậu xanh và cơm
|
3.5–4.4 grams
|
1 củ khoai tây cỡ nhỏ, nướng cả vỏ
|
3.0 grams
|
1/2 chén rau củ quả trộn và cơm
|
4.0 grams
|
1/2 chén bông cải xanh và cơm
|
2.6–2.8 grams
|
1/2 chén đậu (rau chân vịt, cải rổ, củ cải xanh), cơm
|
2.5–3.5 grams
|
Thay đổi hành vi
Cha mẹ nên khuyến khích những đứa trẻ lớn tuổi hơn đi vệ sinh trong thời gian ngắn sau bữa ăn để thúc đẩy hoạt động của đường ruột thường xuyên. Một số trẻ có thể phản ứng tốt với hệ thống củng cố trong não. Những đứa trẻ vẫn còn đang trong quá trình được hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh có thể cha mẹ cần dừng lại cho đến khi chữa trị dứt điểm táo bón.
Thuốc men
Bước đầu tiên để điều trị chứng táo bón ở trẻ em thường là làm sạch đại tràng. Một ống thụt bao gồm phun nước hoặc cho thuốc nhuận tràng vào hậu môn sử dụng một chiếc bình phun đặc biệt.
Thuốc nhuận tràng là loại thuốc làm lỏng phân để tăng nhu động ruột. Các loại thuốc khác nhau có những công dụng khác nhau. Trẻ nên dùng thuốc cho đến khi thói quen đi cầu của bé trở lại bình thường trong một khoảng thời gian dài và chúng vượt qua được hành vi nín đại tiện. Nếu ngưng điều trị quá sớm, đứa trẻ có thể sẽ bị táo bón trở lại. Những người chăm sóc không nên để trẻ dùng thuốc nhuận tràng trừ khi được bác sĩ chỉ định uống.
Phương pháp điều trị bằng đường miệng cũng có thể sử dụng để làm sạch đường ruột. Cả ống thụt và phương pháp điều trị bằng miệng thường có thể tiến hành ở nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, một đứa trẻ không phản ứng với điều trị có thể cần phải nhập viện.
Các biến chứng của chứng táo bón ở trẻ em là gì?
Chứng táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến bị vón phân nếu phân rắn cuốn quá chặt vào ruột kết và trực tràng mà phản ứng đẩy bình thường của kết tràng không đủ để phân xuất ra ngoài. Tình trạng vón cục nên được làm sạch bằng cách sử dụng ống thụt hoặc dùng liều lượng lớn thuốc nhuận tràng uống bằng đường miệng đối với những điều trị khác để đạt hiệu quả. Chứng táo bón ở trẻ em cũng có thể gẫn đến nứt hậu môn - một vết nứt nhỏ ở vùng hậu môn có thể gây ra ngứa, đau hoặc chảy máu- hoặc sa trực tràng- tình trạng trực tràng chui ra khỏi lỗ hậu môn.