Bạn luôn có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ. Bạn có khả năng hỗ trợ trẻ rất nhiều trong việc phát triển thói quen ăn uống lành mạnh trong cuộc sống. Hãy bổ sung cho trẻ đa dạng các món ăn giúp trẻ có được các chất dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm khác nhau. Trẻ cũng có lúc muốn thử những món ăn mới và có thể sẽ hứng thú với các món ăn khác nhau. Khi trẻ có thể ăn với các loại món ăn khác nhau thì việc xây dựng kế hoạch cho các bữa ăn của gia đình cũng sẽ dễ dàng hơn. Hãy cùng nấu nướng, cùng ăn uống, cùng trò chuyện và biến những bữa ăn trở thành khoảng thời gian tuyệt đẹp của cả gia đình.
1. Hãy thể hiện thông qua các ví dụ cụ thể
Hãy ăn rau, trái cây và các loại hạt trong các bữa ăn chính hoặc các bữa ăn nhẹ. Hãy để trẻ thấy bạn thích ăn các loại rau tươi sống thông qua hành động của mình.
|
|
|
2. Hãy cùng trẻ đi chợ
Việc đến các cửa hàng tạp phẩm cũng giúp trẻ học hỏi thêm về các loại đồ ăn và các chất dinh dưỡng. Hãy thảo luận cùng trẻ xem các loại rau, trái cây, hạt, các sản phẩm làm từ sữa và cả những thực phẩm giàu protein do đâu mà có. Hãy để trẻ tạo ra những lựa chọn hợp dinh dưỡng.
|
3. Hãy luôn sáng tạo trong căn bếp của bạn
Từ những chiếc khuôn làm bánh hãy cắt gọt thực phẩm thành những hình hài đơn giản nhưng đầy vui nhộn. Hãy đặt tên cho những món ăn trẻ đã giúp đỡ bạn thực hiện. Hãy đặt tên cho các món ăn với những cái tên như là “Sa lát của Janie” hay “Khoai lang của Jackie” cho bữa tối. Hãy khuyến khích trẻ sáng tạo ra những món ăn nhẹ mới. Hãy tự tạo ra các hỗn hợp trái cây từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, ít đường và trái cây sấy khô.
|
|
|
4. Hãy để mọi người cùng ăn các món giống nhau
Hãy dừng ngay việc nấu riêng các món ăn lặt vặt để chiều theo sở thích của trẻ. Việc lập kế hoạch cho bữa ăn gia đình sẽ trở nên đơn giản hơn nếu tất cả mọi người cùng ăn các món giống nhau.
|
5. Hãy thưởng cho trẻ bằng những hành động quan tâm chăm sóc chứ không phải là bằng thức ăn
Hãy thể hiện tình cảm của bạn bằng những cái ôm, cái hôn. Hãy dỗ dành trẻ thông qua những cái ôm và những cuộc chuyện trò. Không nên chọn kẹo và những món đồ ngọt làm quà cho trẻ. Khi đó trẻ sẽ nghĩ rằng kẹo và các món đồ ngọt tốt hơn nhiều so với những món ăn khác. Khi trẻ không ăn bữa ăn của mình, trẻ cũng không cần ăn thêm các món chẳng hạn như bánh hay kẹo làm các thực phẩm thay thế.
|
|
|
6. Hãy chú ý đến nhau trên bàn ăn
Hãy trò chuyện về một điều gì đó vui vui trong giờ ăn. Hãy tắt TV đi và sau giờ ăn mới được gọi điện. Hãy biến giờ ăn trở thành quãng thời gian vui vẻ và không bị căng thẳng.
|
7. Hãy lắng nghe con bạn
Nếu con bạn có nói là trẻ đói, có thể cho trẻ ăn nhẹ, mặc dù chưa đến giờ ăn chính thức. Hãy đặt ra câu hỏi như “Con thích ăn bông cải xanh hay súp lơ trong bữa tối đây?” thay vì chỉ hỏi “Con có thích ăn bông cải xanh vào bữa tối không?”
|
|
|
8. Hạn chế thời gian theo dõi màn hình
Chỉ cho phép trẻ xem các chương trình trên TV hay chơi trò chơi trên máy tính không quá 2 giờ một ngày. Trong thời gian theo dõi các chương trình truyền hình thì bạn cũng đừng ngồi một chỗ mà thay vào đó có thể tập một vài động tác thể dục nào đó
|
9. Hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất
Hãy để tất cả các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ tham gia vào các hoạt động thể chất bao gồm cả con bạn. Đi bộ, chạy nhảy, chơi cùng trẻ thay vì chỉ đứng bên ngoài chứng kiến. Hãy tạo ra những tấm gương tích cực, năng động trong các hoạt động thể chất và sử dụng các thiết bị an toàn, chẳng hạn như lái xe đạp có đội mũ bảo hiểm.
|
|
|
10. Hãy trở thành một tấm gương tốt
Bạn hãy tự tập ăn những món ăn mới. Hãy thử mô tả lại hương vị và cấu trúc của món ăn. Ở một thời điểm nào đó hãy chế biến những món ăn mới cho gia đình. Hãy bày biện cả những món ăn mới bên cạnh những món ăn cũ ưa thích của trẻ. Hãy mang các món mới vào đầu bữa khi trẻ cảm thấy đói. Hạn chế giảng giải hay thúc ép trẻ ăn uống.
|