Bắt nạt là gì?
Hành vi bắt nạt có thể bao gồm:
- Đe dọa, trêu chọc, gọi tên, bàn tán và lan truyền tin đồn
- Phớt lờ hoặc không cho người nào đó gia nhập vào nhóm
- Tấn công, chơi những trò đùa độc ác, ngăn cản những người khác đi đến nơi họ muốn, hoặc lấy đi đồ đạc của họ
- Xô đẩy, đánh hoặc lạm dụng thân thể người khác.
Hành vi bắt nạt không liên quan đến những mâu thuẫn cần được giải quyết; mà liên quan đến việc một người hoặc một nhóm người cố gắng có được quyền lực để trấn áp những người yếu thế hơn. Điều quan trọng là phải thực hiện phương hướng dài hạn để ngăn chặn hành vi bắt nạt tận gốc và vĩnh viễn, chứ không phải chỉ ngăn chặn một hướng tiếp xúc.
Bắt nạt xảy ra ở đâu?
Bắt nạt có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, xảy ra hầu hết ở những nơi trẻ dành nhiều thời gian ở đó.
- Trong gia đình, trẻ có thể bị cha mẹ hoặc anh/chị em ruột bắt nạt. Ở một số gia đình có thể có nhiều đứa trẻ trên 1 tuổi sống cùng với nhau. Điều này tạo ra sự khác biệt về quyền lực của anh/chị em trong gia đình, từ đó có thể hình thành cảm giác muốn bắt nạt.
- Ở trường học, trẻ có thể bị bắt nạt ở sân trường hoặc trên đường đi học về. Tất cả trường học có trách nhiệm bảo vệ trẻ khỏi hành vi bắt nạt. Bạn có thể hỏi về những chính sách liên quan đến hành vi bắt nạt.
- Câu lạc bộ thể thao, nhóm vui chơi, giải trí là những địa điểm trẻ có thể bị bắt nạt. Ở các câu lạc bộ thể thao, hành vi bắt nạt có thể liên quan đến những người chơi, cha mẹ, huấn luyện viên, trọng tài hoặc khán giả. Người ta thường nghe thấy cha mẹ và khán giả la hét vào người chơi những bình luận tiêu cực và gây tổn thương từ khán đài. Đôi khi huấn luyện viên sử dụng cách “hạ thấp” để tạo động lực cho người chơi. Hầu hết các câu lạc bộ thể thao có những chính sách để giải quyết quấy rối, phân biệt đối xử và ngược đãi cũng như giải quyết một quá trình khiếu nại. Cũng giống như những tổ chức khác liên quan đến trẻ em, thì những nhóm này cũng yêu cầu có những biện pháp để bảo vệ trẻ em.
Bắt nạt trực tuyến (Cyber bullying)
Công nghệ làm gia tăng những hình thức bắt nạt có thể xảy ra. Điện thoại di động, thư điện tử, phòng trò chuyện phiếm hoặc mạng xã hội có thể thường được sử dụng để bắt nạt những người khác. Bắt nạt trực tuyến có thể bao gồm những hành vi lặp đi lặp lại như chọc ghẹo, gửi những tin nhắn thô tục hoặc đe dọa, phá hoại thông tin hoặc hình ảnh. Một ai đó có những hành vi này đều chống lại pháp luật. Bắt nạt trực tuyến có thể vô cùng đáng sợ bởi vì hành vi này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày hoặc đêm. Bạn có thể cảm thấy như không có cách nào để thoát khỏi, ngay cả khi ở nhà.
Điều quan trọng là trẻ không giữ bí mật đang bị bắt nạt trực tuyến. Trẻ có thể không nói với bạn vì trẻ sợ rằng bạn sẽ lấy đi điện thoại hoặc thiết bị khác của trẻ. Thử tìm một giải pháp mà bạn không làm như vậy, khi trẻ vẫn có thể sử dụng những thiết bị này để giữ kết nối với bạn bè hỗ trợ.
Trẻ có hành vi bắt nạt
Trẻ có hành vi bắt nạt cần học hỏi những kỹ năng khác nhau để trẻ không bị giới hạn trong cuộc sống của người lớn. Trẻ có thể:
- Không giỏi trong việc kiểm soát bốc đồng và tức giận
- Nhận thức có giới hạn và ý thức chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân chưa cao
- Muốn có quyền lực trấn áp những người khác để cảm thấy bản thân quan trọng, được ngưỡng mộ và chấp nhận. Điều này thường tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi, cô đơn hoặc không kiểm soát được ở những mặt khác trong cuộc sống.
- Nghĩ rằng bắt nạt làm cho trẻ nổi tiếng và “tuyệt vời”
- Muốn chiến thắng bằng bất cứ giá nào. Trẻ lựa chọn những đứa trẻ mà trẻ biết mình có thể đe dọa
- Cảm thấy bắt nạt như một niềm vui và tin rằng một số người đáng bị bắt nạt, ví dụ: bởi vì cách nhìn của họ hoặc bởi vì họ đến từ một nhóm nào đó.
- Dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những hình tượng tức giận (có thật ở trong cuộc sống và trong phim ảnh)
- Đến từ một gia đình có bạo lực và chính bản thân là nạn nhân của hành vi bắt nạt
- Bắt nạt những người khác như là cách để trả đũa khi bị đối xử không công bằng
Những đứa trẻ có hành vi bắt nạt có thể bắt nạt trước mặt những người khác để có thể được công nhận. Đôi khi trẻ là một thành viên của một nhóm có tiếng nào đó hoặc trẻ có thể dè dặt, kiểm soát và khống chế những người khác ở những cách tinh vi hơn. Trẻ thường không bị ảnh hưởng bởi nỗi đau là nạn nhân của bạo lực và có thể tiếp tục làm tổn thương những người khác nếu trẻ không dừng lại. Trẻ thường không học tập tốt ở trường và có thể gặp rắc rối với luật pháp khi trẻ trưởng thành. Khi là người lớn, trẻ có thể bắt nạt cha mẹ, bắt nạt con của mình và những người khác ở nơi làm việc.
Trẻ bị bắt nạt
Những đứa trẻ bị bắt nạt cần hiểu rằng mọi việc có thể được giải quyết để trẻ không cảm thấy không thể tự bảo vệ chính bản thân mình trong tương lai.
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể bị bắt nạt. Đôi khi những đứa trẻ nổi tiếng, giỏi về một lĩnh vực nào đó, quá thông minh hoặc thu hút có thể trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt. Tuy nhiên, những kẻ bắt nạt thường lựa chọn những đứa trẻ trông có vẻ dễ bắt nạt. Những đứa trẻ được lựa chọn có thể là:
- Khác biệt ở một số phương diện nào đó, bao gồm ngoại hình, có khuyết tật, đến từ một nền văn hóa khác hoặc có những hành vi không phù hợp với giới tính
- Lo lắng, căng thẳng, hoặc thiếu tự tin để đấu tranh cho bản thân mình
- Không giỏi chơi thể thao hoặc bài tập ở trường
- Nhút nhát và khép kín, hoặc cảm thấy khó hòa nhập với những đứa trẻ khác
- Nhỏ tuổi hơn, bé hơn hoặc không đủ mạnh và được xem là ít có khả năng để trả đũa.
Trẻ chứng kiến hành vi bắt nạt
Trẻ chứng kiến hành vi bắt nạt có thể bị tổn thương bởi những gì đã trải qua và cần hỗ trợ. Trẻ có thể cảm thấy bất lực để ngăn cản một ai đó làm tổn thương người khác. Trẻ cần nói về những cảm xúc của trẻ và biết những gì trẻ có thể làm.
Điều quan trọng là tất cả trẻ em hiểu được rằng bắt nạt là không bình thường, ngay cả khi không liên quan đến trẻ. Trẻ có thể giúp ngăn cản hành vi bắt nạt bằng cách:
- Nói với người lớn có trách nhiệm chẳng hạn như cha/mẹ, giáo viên hoặc huấn luyện viên
- Từ chối tham gia và nói không với hành vi bắt nạt
- Bước lại gần người bị bắt nạt, trò chuyện với họ và đi cùng với họ đến nơi nhận sự hỗ trợ
- Kết bạn với những đứa trẻ mới ở trường học hoặc câu lạc bộ.
Những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt
Trẻ có thể không luôn luôn nói cho người lớn biết trẻ đang bị bắt nạt. Trẻ có thể sợ hãi hoặc xấu hổ, nghĩ rằng đó là do lỗi của trẻ hoặc nghĩ rằng trẻ đang “mách lẻo”. Trẻ có thể bị đe dọa một điều tồi tệ nào đó sẽ đến với trẻ nếu trẻ nói ra. Trẻ có thể có:
- Những vết bầm tím, trầy xước hoặc quần áo bị rách
- Đồ dùng cá nhân bị hư hỏng hoặc bị mất
- Những vấn đề khi ngủ, ví dụ: khó ngủ, ác mộng, đái dầm
- Những thay đổi trong hành vi, chẳng hạn như nghỉ học, khóc lóc hoặc không làm tốt những công việc ở trường
Trẻ có thể nói về những vấn đề ở nơi trẻ bị bắt nạt, hoặc cố tránh đi đến đó. Trẻ có thể:
- Tìm lý do để không đi đến địa điểm bị bắt nạt, ví dụ: cảm thấy mệt
- Muốn thay đổi cách trẻ thường đến địa điểm bị bắt nạt
- Khó chịu sau khi đi đến địa điểm bị bắt nạt
- Nói rằng trẻ không có bất cứ bạn bè nào hoặc trẻ ghét đứa trẻ khác ở nơi bị bắt nạt.
- Không muốn kể về những hoạt động mỗi ngày của trẻ.
Những dấu hiệu này không luôn luôn mang ý nghĩa trẻ đang bị bắt nạt, nhưng bạn cần phải kiểm tra chuyện gì đang làm trẻ lo lắng.
Những ảnh hưởng của hành vi bắt nạt
Bắt nạt có thể làm trẻ cảm thấy sợ hãi, cô đơn, xấu hổ, tức giận, buồn bã hoặc ốm yếu. Nếu hành vi bắt nạt không dừng lại thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người lớn. Những trẻ bị bắt nạt có thể có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề sức khỏe tinh thần như lo lắng, căng thẳng, hạ thấp lòng tự trọng, trầm cảm.
Những đứa trẻ bị bắt nạt học cách đề phòng cảnh giác mọi lúc, kiểm tra nơi bị bắt nạt và tự hỏi khi nào sẽ bi bắt nạt trở lại. Khi trẻ đang ở trong “tình trạng báo động” như thế này, trẻ khó có thể tập trung hoặc học tập. Những tình bạn của trẻ có thể bị ảnh hưởng khi trẻ thường có cảm giác căng thẳng, lo lắng, và không thể vui vẻ. Trẻ có thể bắt đầu tin rằng trẻ đáng bị như vậy và trở nên thu mình, cô lập và cảm thấy khó có thể hài hòa với thế giới của trẻ. Thậm chí trẻ có thể nghĩ đến việc tự tử.
Những đứa trẻ bị bắt nạt cần biết rằng trẻ có nhiều sự lựa chọn. Trẻ nhỏ cần để người lớn biết ai có thể bắt nạt trẻ. Bạn có thể giúp trẻ hiểu rõ những gì trẻ có thể làm. Trẻ có thể vẫn cần bạn để hành động.
Ảnh minh họa (St)
Cha mẹ có thể làm gì
Không dễ cho cha mẹ để biết thời điểm trẻ bị bắt nạt và trẻ bị bắt nạt như thế nào. Bạn cần quan tâm, chú ý đến độ tuổi, sự trưởng thành và an toàn của trẻ
- Lắng nghe trẻ và nghiêm túc với những cảm xúc và nỗi sợ hãi của trẻ. Nếu trẻ bị tổn thương bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia.
- Đừng gọi trẻ là người “ốm yếu” hoặc “hèn nhát” và đừng để ai khác làm vậy.
- Đảm bảo trẻ an toàn. Đôi khi bạn có thể cần hành động nếu trẻ không vui.
- Cố gắng cho trẻ nhiều sức mạnh nhất có thể để tìm ra giải pháp để trẻ cảm thấy kiểm soát tốt hơn. Làm như vậy có thể củng cố lòng tự trọng của trẻ.
- Ngăn chặn hành vi bắt nạt ở nơi xảy ra bắt nạt:
- Đến trường học hoặc tổ chức và hỏi về những chính sách và thủ tục để giải quyết khi trẻ bị bắt nạt. Biết rõ ràng và chắc chắn về ảnh hưởng của hành vi bắt nạt và sự cần thiết phải ngăn chặn hành vi này. Hỏi về những bước họ sẽ thực hiện để ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn
- Sẵn sàng nêu tên trẻ có hành vi bắt nạt. Viết tên người bắt nạt, bắt nạt như thế nào, ở đâu và khi nào
- Giữ liên lạc cho đến khi vấn đề được giải quyết. Nếu bạn cảm thấy khó khăn để quyết đoán, hãy để người lớn khác đi cùng với bạn để hỗ trợ.
- Nếu là bắt nạt trực tuyến:
- Hãy để trẻ biết trẻ cần phải cởi mở với bạn để bạn có thể chắc chắn trẻ đang an toàn
- Cẩn thận với những người biết số điện thoại, địa chỉ thư điện tử hoặc những thông tin liên lạc khác. Bạn có thể cần phải thay đổi những thông tin liên lạc này trong thời gian ngắn, nhưng nên nhớ bạn cần phải hành động để ngăn chặn hành vi bắt nạt này vĩnh viễn.
- Liên hệ với những người cung cấp điện thoại và mạng Internet để biết cách chặn cuộc gọi hoặc loại bỏ những thông tin mang tính chất bắt nạt
- Nói chuyện với hiệu trưởng nếu hành vi bắt nạt trực tuyến có liên quan đến những học sinh trong trường
- Tố giác hành vi bắt nạt trực tuyến với cảnh sát nếu hành vi này không dừng lại
- Giải pháp giúp trẻ giải quyết bắt nạt và cảm thấy tốt hơn về bản thân:
- Nói chuyện với một người lớn, người có thể làm gì đó để ngăn chặn hành vi bắt nạt, ví dụ: giáo viên, huấn luyện viên hoặc lãnh đạo nhóm
- Từ chối bắt nạt và đi ra xa
- Luyện tập để tự tin hơn khi không ở trong những tình huống này để trẻ có thể chuẩn bị phản kháng tốt hơn khi hành vi bắt nạt xảy ra
- Giữ bình tĩnh để phản kháng
- Không phản kháng bằng sức mạnh thể chất, làm như vậy có thể bị tổn thương hoặc đổ lỗi cho những hành vi bắt nạt
- Tin tưởng vào bản thân, tập trung vào những điểm mạnh của bản thân và phát huy những điểm mạnh này
- Kết bạn mới và chơi cùng nhau.