Việc sinh thêm một đứa trẻ mang lại sự thay đổi lớn đối với mọi thành viên trong gia đình. Nó có thể là quãng thời gian khó khăn đối với trẻ nhỏ, và đặc biệt khó khăn cho trẻ ở độ tuổi mới biết đi.
- Trẻ nhỏ không nhận thức và có niềm tin rõ ràng về việc cha mẹ dành tình cảm cho mình. Chúng có thể cảm thấy được yêu thương ít hơn khi cha mẹ dành thời gian với em bé mới.
- Giúp trẻ nhỏ cảm thấy được yêu thương và chắc chắn về tình cảm nhận được từ bố mẹ sẽ làm mọi việc dễ chịu hơn cho tất cả mọi thành viên.
- Nói với trẻ nhỏ về em bé mới, nhưng không nên quá sớm – nếu không trẻ sẽ phải đợi lâu để thấy em bé ra đời!
Đứa trẻ thứ 2
Trẻ nhỏ thường có những hành vi không đúng khi em bé chuẩn bị hoặc mới ra đời. Trẻ có thể không biết cách để nói với bạn về việc trẻ cảm thấy lo lắng và bị bỏ rơi.
Bạn có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương thông qua một số hành động. Ví dụ, ôm ấp, cười đùa, và dành khoảng thời gian đặc biệt với trẻ.
Trước khi em bé ra đời
Nói với trẻ về em bé mới, nhưng đừng quá sớm. Chúng không hiểu khái niệm thời gian về tuần và tháng, đó là khoảng thời gian dài cho trẻ chờ đợi. Nói với chúng vào gian đoạn sau của thai kỳ, khi chúng có thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra.
Nếu có những thay đổi lớn đối với trẻ, hãy làm trẻ hiểu trước khi em bé ra đời. Trẻ sẽ ít có cảm giác bị thay thế hơn. Nếu trẻ được chuyển từ nằm nôi sang giường, hãy chắc chắn trẻ thấy đây là một điều đặc biệt với chúng – chứ không phải để bạn lấy chiếc nôi cho em bé mới. Nói với trẻ chuyện gì sẽ xảy ra khi em bé mới ra đời. Để trẻ tham gia vào kế hoạch đón em bé mới nếu trẻ muốn. Bạn có thể:
- Hỏi ý kiến của trẻ nếu bạn vui vẻ và đồng ý với sự lựa chọn của trẻ khi bạn băn khoăn giữa hai bộ đồ cho em bé mà bạn đều thích.
- Cho trẻ một con búp bê để chúng coi đó là “em bé” của chúng. Trẻ có thể muốn bắt chước theo những việc bạn đang làm cho em bé thật;
- Lên kế hoạch trước cho quãng thời gian bạn ở bệnh viện. Trẻ đối phó và thích nghi dễ nhất khi ở nhà với người mà trẻ biết rõ. Ví dụ như cha, ông bà, hoặc người lớn đang tin cậy khác. Nếu trẻ phải đi nơi khác hoặc ở với người mà trẻ không quen, bạn hãy giúp trẻ quen với việc này trước khi em bé ra đời.
Cố gắng giảm căng thẳng cho trẻ trong thời gian em bé chuẩn bị ra đời. ví dụ tránh dạy trẻ những kỹ năng mới như sử dụng nhà vệ sinh trừ khi trẻ thể hiện rõ là muốn học. Học sử dụng nhà vệ sinh là một kỹ năng lớn đối với trẻ nhỏ.
Khi mẹ ở trong bệnh viện
Để trẻ vào thăm mẹ và em bé nhiều nhất có thể. Dù trẻ sẽ khóc khi phải ra về, nhưng để trẻ gặp mẹ và biết mẹ ở đâu vẫn tốt hơn.
Điều này có tác dụng:
- Khiến trẻ cảm thấy đặc biệt khi trẻ tới thăm mẹ. Nói với trẻ bạn vui khi được gặp trẻ. Và những điều này có thể có ý nghĩa hơn đối với trẻ nếu mẹ không bế hoặc cho em bé ăn khi trẻ đến thăm;
- Chụp ảnh trẻ cùng em bé, cho trẻ xem ảnh và nói rằng đây là gia đình của trẻ, và đây là một dịp đặc biệt;
- Đưa cho trẻ đồ vật của mẹ để trẻ nhớ đến khi mẹ vắng nhà. Ví dụ, chiếc khăn quàng hoặc túi xách yêu thích. Điều này giúp trẻ hiểu là mẹ sẽ quay lại. Trẻ có thể thích giữ một tấm ảnh của mẹ;
- Đưa cho trẻ “một món quà từ em bé”. Trẻ cũng có thể muốn chọn một món quà tặng cho em bé.
Nếu trẻ không thể tới thăm mẹ, gọi điện thoại cũng có tác dụng tốt.
|
Hãy giúp trẻ cảm thấy an toàn.
Hãy chắc chắn trẻ biết bạn vẫn sẽ yêu trẻ khi em bé ra đời.
Khi em bé về nhà
Sự thay đổi hành vi của trẻ khi em bé về nhà kể cả khi trẻ đã được chuẩn bị kỹ là điều được mong đợi. Cả nhà sẽ cần thời gian để làm quen với việc có thêm một em bé trong gia đình. Cố gắng dành thời gian riêng mỗi ngày với trẻ nếu bạn có thể. Bạn có thể cần nhờ người trông hộ em bé trong khi bạn làm điều này.
- Trẻ có thể cư xử như khi trẻ còn nhỏ , ví dụ, muốn bú bình, muốn bạn mặc quần áo cho trẻ, lại cần học kỹ năng sử dụng nhà vệ sinh. Hãy để trẻ làm điều này một khoảng thời gian và không đưa ra nhận xét hay ý kiến. Việc này sẽ giúp trẻ sớm cảm thấy tốt hơn.
- Trẻ có thể có những dấu hiệu căng thẳng khác như ăn vạ, ví dụ khi bạn cho em bé ăn. Cho trẻ biết bạn hiểu cảm giác của trẻ. Bạn có thể nói “Mẹ biết con cảm thấy buồn khi mẹ cho em bé ăn và con muốn chơi cùng mẹ. Mẹ cũng muốn chơi cùng con”.
- Có những hoạt động đặc biệt cùng trẻ trong khi cho em bé ăn, ví dụ, cùng đọc sách hoặc xem 1 DVD đặc biệt, kể cho trẻ nghe chuyện khi chúng còn bé. Một vài trẻ thích có búp bê để chúng cũng có thể “cho ăn”.
- Đọc sách về em bé cho trẻ nghe, cho trẻ thấy cả niềm vui và nỗi lo lắng khi có em bé mới.
- Chỉ cho trẻ cách chạm vào em bé thật nhẹ nhàng. Bạn luôn có mặt để đảm bảo em bé được an toàn. Nếu trẻ đánh em bé, đưa trẻ tránh xa em bé. Nói với trẻ “con đang giận dữ nhưng chúng ta không đánh em bé”. Cũng đừng để trẻ đánh bạn. Dạy trẻ rằng đánh người khác không phải cách để biểu lộ sự giận dữ.
- Một vài cha mẹ nhớ mối quan hệ có với trẻ trước khi có em bé mới. Nhận thức rõ những cảm xúc này và cho bản thân bạn thời gian để thích nghi. Điều này có thể giúp bạn hiểu thêm về cảm giác của trẻ.
Sự thay đổi hành vi của trẻ khi em bé về nhà kể cả khi trẻ đã được chuẩn bị kỹ là điều được mong đợi. Cả nhà sẽ cần thời gian để làm quen với việc có thêm một em bé trong gia đình. Cố gắng dành thời gian riêng mỗi ngày với trẻ nếu bạn có thể.