1. Khái niệm
Các bệnh viêm đường ruột bao gồm bệnh Crohn và bệnh viêm loét đại tràng vô căn. Triệu chứng thường gặp của 2 bệnh này là đau bụng, đi ngoài ra máu, sốt, viêm khớp hoặc phát ban. Đối với bệnh Crohn ở ruột non có thể có dấu hiệu giảm cân .
2. Hậu quả của các bệnh biêm đường ruột ở trẻ em
Các bệnh viêm đường ruột ở trẻ em thường dẫn đến hậu quả trẻ bị suy dinh dưỡng và chậm lớn do khẩu phần ăn không đầy đủ, do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng cao, do trẻ giảm khả năng hấp thu hoặc do hậu quả của việc sử dụng corticosteroid kéo dài.
3. Khuyến nghị về dinh dưỡng và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc các bệnh viêm đường ruột
- Năng lượng và protein. Theo Tổ chức Y tế thế giới, song song với việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa protein thì việc vận động và duy trì mức cân nặng hợp lý có thể tăng gấp đôi hiệu quả hấp thụ năng lượng và protein cho trẻ.
- Vitamin và các khoáng chất. Khi trẻ lớn dần, việc tăng liều lượng vitamin và các khoáng chất cung cấp mỗi ngày cho trẻ là hết sức cần thiết.
- Canxi.
+ Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần bổ sung 500mg mỗi ngày
+ Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần bổ sung 800mg mỗi ngày
+ Trẻ từ 9 đến 18 tuổi cần hấp thụ 1100mg canxi mỗi ngày
+ Cũng cần lưu ý rằng để giúp trẻ hấp thụ được tốt nhất cũng như tiến trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, chúng ta cũng nên sử dụng kết hợp với các chất steroid theo thông tin tư vấn từ phía các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng.
- Vitamin D. Trẻ mắc bệnh viêm đường ruột cần tiêu thụ từ 10 đến 25 µg vitamin D để đảm bảo bệnh có thể tiến triển khả quan hơn.
Một số sản phẩm chữa bệnh
- Vitamin D (Vitamin D2). Đối với những trẻ có khả năng hấp thụ bình thường thì mỗi ngày trẻ cần được bổ sung trung bình là 25 đến 125 µg trong khoảng từ 6 đến 16 tuần để đảm bảo quá trình phát triển bình thường. Với những trẻ hấp thụ kém, cần được bổ sung nhiều hơn, khoảng 250 đến 625 µg trong 4 tuần sau đó trẻ cần được kiểm tra lại thể trạng để có sự điều chỉnh hợp lý.
- Sắt. Trẻ cần được bổ sung thêm trung bình từ 2 đến 4mg nguyên tố sắt mỗi ngày.
- Kẽm. Trẻ nên được bổ sung đầy đủ hoặc gấp đôi lượng kẽm theo chuẩn Chế độ Dinh dưỡng Tham khảo Hoa Kỳ (chuẩn DRI) do trong thời gian bị bệnh trẻ có thể đi ngoài nhiều hơn.
- Vitamin B12. Trung bình mỗi tháng trẻ cần được cung cấp thêm từ 100 đến 1000mcg, đặc biệt là đối với trường hợp những phải cắt bỏ hồi tràng cuối hay cơ quan này ở trẻ đang bị nhiễm bệnh.
- Folate. Trẻ nên bổ sung vừa đủ, thậm chí là gấp đôi lượng folate theo chuẩn DRI. Bên cạnh đó, các nhóm thuốc giàu folate, chẳng hạn như sulfasalazine- một loại thuốc điều trị viêm khớp và methotrexate- một loại thuốc điều trị thấp khớp có thể gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
4. Dinh dưỡng điều trị: Chúng ta cần làm gì khi trẻ mắc các bệnh viêm đường ruột
Đối với trẻ mắc bệnh viêm đường ruột, cần phối hợp các biện pháp xử trí các nhau, đó là điều trị bằng dinh dưỡng, thuốc, can thiệp ngoại khoa hoặc tư vấn về tâm lý.
Mục đích chính của điều trị bằng dinh dưỡng là cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất nhằm bồi phụ và điều chỉnh các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt để từ đó trẻ có thể hồi phục được sự phát triển và trưởng thành một cách bình thường. Điều trị dinh dưỡng cũng giúp làm giảm mức độ viêm nhiễm đường ruột do làm thay đổi cấu trúc của niêm mạc ruột. Các nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng dành riêng qua đường ruột (EEN) với việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bằng đường uống và/hoặc ăn qua sonde có tác dụng tương tự như việc điều trị bằng corticosteroid trong điều trị các bệnh viêm ruột, đặc biệt là ở trẻ em. Ưu điểm lớn nhất của điều trị bằng EEN là có thể giảm các tác dụng phụ của việc sử dụng corticosteroid, tăng tốc độ lớn của trẻ, bồi phụ các chất dinh dưỡng và làm giảm mức độ năng của các bệnh viêm ruột. Thời gian điều trị bằng EEN có thể dao động song thường kéo dài trong khoảng 6-8 tuần để có tác dụng điều trị. Bệnh nhân bị viêm ruột có thể sử dụng các sản phẩm như glutamine, dầu cá, axit béo mạch ngắn, prebiotic hoặc probiotic. Tuy nhiên số liệu hiện nay chưa đầy đủ để có thể đưa ra khuyến nghị cụ thể của việc sử dụng các sản phẩm này.
Bổ sung dinh dưỡng qua đường ruột bằng các sản phẩm dinh dưỡng nhằm tăng lượng calorie mà không phải hạn chế lượng calorie và protein trong khẩu phần. Một số di ứng hoặc không dung nạp ở mức độ nhẹ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng song không kéo dài do vậy không cần thiết phải ngừng sử dụng. Đôi khi, khẩu phần ít chất xơ hoặc hạn chế đường lactose là cần thiết sau viêm ruột tái phát nếu có hẹp lòng ruột hoặc có viêm niêm mạc lan rộng. Tuy nhiên, những hạn chế về khẩu phần sẽ được chỉ định theo từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp bệnh nhân không tăng được lượng calorie và protein trong khẩu phần bằng thực phẩm, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bằng đường uống phù hợp.
Đối với trẻ bị mắc bệnh viêm ruột, hỗ trợ và giám sát dinh dưỡng là rất cần thiết nhằm hạn chế hậu quả suy dinh dưỡng và đảm bảo trẻ tiếp tục lớn ở mức tối đa.
Imom.vn sẽ lựa chọn và khuyến cáo một số sản phẩm hỗ trợ điều trị trên thị trường.
Những thông tin do chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế cho những tư vấn từ phía các bác sĩ và các nhân viên y tế. Ngoài ra, những lời khuyên chúng tôi cung cấp chỉ mang tính bổ sung, không đảm bảo hết các công dụng, hỗ trợ, phòng ngừa hay phản ứng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân nếu áp dụng. Những tư vấn của chúng tôi có thể cũng không bao quát hết được tình trạng sức khỏe cụ thể mà bệnh nhân đang mắc phải. Vì vậy, không nên trì hoãn hay bỏ qua việc đi khảm bác sĩ do bất cứ thông tin nào mà imom.vn cung cấp. Độc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, ngừng lại hay thay đổi bất cứ một phác đồ điều trị nào và để xác định được tiến trình trị liệu phù hợp cho bản thân bạn.