Những ví dụ về hành vi hung hăng liên quan đến thể chất:
Những ví dụ về hành vi hung hăng liên quan đến lời nói:
- Nói “không” với những quy tắc của cha mẹ và cô giáo
Sự tức giận hoặc thất vọng của trẻ thường phản kháng hoặc bốc đồng khi phản ứng với một điều gì đó xảy ra với trẻ, chẳng hạn như đồ chơi bị mang đi. Khi trẻ lớn và phát triển ngôn ngữ cao hơn, những kỹ năng xã hội và khả năng lên kế hoạch, những hành vi mang tính chủ động hoặc theo kế hoạch có thể trở nên phổ biến hơn.
Những hành vi hung hăng có thể là phá hoại đồ vật, làm tổn thương những người khác hoặc động vật được coi là hành vi bạo lực. Không phải tất cả bạo lực đều xuất phát từ hành vi hung hăng; gây hấn bằng lời nói có thể cũng gây ra tổn thương
Đối với trẻ khuyết tật
Hầu hết trẻ khuyết tật phát triển không có bất cứ hành vi bạo lực hoặc hung hăng nào hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, một số trẻ có thể cảm thấy quá thất vọng về những đặc điểm khuyết tật phát triển của bản thân. Sự thất vọng này đôi khi được biểu hiện thông qua hành vi hung hăng hoặc thậm chí hành vi tự làm hại chính bản thân mình, chẳng hạn như đập đầu hoặc cắt da.
Những đứa trẻ khác gặp những tình huống kết nối trực tiếp hơn với hành vi hung hăng. Ví dụ, trẻ em mắc chứng "rối loạn thách thức chống đối" thường bực bội và tức giận, và trẻ tranh cãi với người lớn để dành được quyền kiểm soát.
Có nhiều lý do trẻ khuyết tật có thể gặp phải những vấn đề về hành vi hung hăng. Điều quan trọng là nhớ rằng mọi người đều có những thời điểm trở nên thất vọng hoặc tức giận, và trẻ nên được dạy dỗ rằng cảm giác thất vọng là bình thường. Tốt nhất là cố gắng hiểu những lý do đằng sau những hành vi hung hăng và bạo lực đó. Hiểu về vấn đề trẻ đang gặp phải sẽ giúp cha mẹ và những chuyên gia sức khỏe vượt qua trở ngại để giúp trẻ giảm thiểu những vấn đề này; dạy trẻ những cách để ứng phó với sự thất vọng nên là một phần trong kế hoạch này.
Cha mẹ có thể làm gì?
Không có một phương pháp cụ thể nào để đánh giá sự hung hăng và ham thích bạo lực ở trẻ. Cần xem xét đến một số yếu tố như độ tuổi của trẻ, đặc điểm khuyết tật của trẻ và mục tiêu của gia đình. Sau đây là một số cách cha mẹ có thể thử để tạo ra một môi trường hạn chế được tính bạo lực và hung hăng của trẻ.
- Lời nói đi đôi với hành động! Bản thân bạn phải không có những hành vi hung hăng hoặc bạo lực.
- Làm hết khả năng của bạn để giữ cuộc sống gia đình êm đềm, luôn hỗ trợ và biết tôn trọng.
- Nếu con bạn đang có hành động hung hăng, hãy củng cố những hành vi thay thế hoặc cạnh tranh. Ví dụ, chơi một trò chơi yêu cầu sự tập trung bình tĩnh của trẻ
- Luôn khen ngợi hành vi tích cực kịp thời hoặc thường xuyên.
- Giúp trẻ gọi tên cảm xúc của trẻ. Bộc lộ hết cảm xúc sẽ giúp ích cho trẻ ở mọi lứa tuổi.
- Làm việc với trẻ để tìm ra cách giúp trẻ bình tĩnh khi trẻ sợ hãi, tức giận hoặc thất vọng.
- Đối với một số trẻ, tốt nhất là đầu tiên hãy giải thích những hậu quả về những hành vi không đúng đắn. Điều quan trọng là trẻ hiểu những hậu quả này trước khi trẻ bị ép buộc.
- Một khi bạn thiết lập những hậu quả, hãy áp dụng đối với trẻ! Nếu hành vi xấu không được giải quyết thường xuyên, hành vi đó có thể tiếp diễn hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn.
- Chú ý về địa điểm và cách thức trẻ bộc lộ hành vi hung hăng hoặc bạo lực nhất, và cố gắng tránh để trẻ tiếp cận những địa điểm đó.
- Nói với người chăm sóc sức khỏe trẻ về những hành vi cụ thể của trẻ. Họ sẽ có thể đưa ra những lời khuyên và làm việc với bạn để cùng lập ra một kế hoạch.