Rối loạn giấc ngủ là một chứng bệnh phổ biến
Nhiều đứa trẻ đang phát triển bị rối loạn giấc ngủ ở một số giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể sắp xếp theo thứ tự từ nhẹ như diễn ra nhất thời, đến những rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng chẳng hạn như khó thở khi ngủ (chứng ngưng thở- apnoea).
Rối loạn giấc ngủ rất dễ bắt gặp, với trên 80% trẻ em và thanh thiếu niên bị khuyết tật phát triển mắc phải. Những đứa trẻ đang bị một chứng bệnh nào đó có xu hướng mắc phải những loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. Ví dụ, trẻ mắc hội chứng Rối loạn Phổ Tự kỉ có thể khó chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon lành, trong khi đó những đứa trẻ mắc hội chứng Down có thể gặp phải những vấn đề về hô hấp do rối loạn giấc ngủ.
Chứng rối loạn giấc ngủ có thể trở thành căn bệnh kinh niên
Đối với một số em, giấc ngủ sẽ được cải thiện dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, với những đứa trẻ khác thì chúng vẫn tiếp tục bị rối loạn giấc ngủ trong suốt những năm tháng đến trường. Những đứa trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ dài hạn cần đến những sự hỗ trợ và can thiệp để giúp chúng phát triển nếp ngủ lành mạnh hơn.
Chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến toàn gia đình
Các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy tình trạng rối loạn giấc ngủ vào ban đêm gây ra những căng thẳng về mặt thể chất và tinh thần cho họ. Cha mẹ và người chăm sóc có thể bị kiệt sức. Hơn nữa, giấc ngủ của anh chị em trong nhà cũng bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi và nề nếp học tập.
Mỗi người cần ngủ đủ giấc
Mỗi người sở hữu những đặc điểm thể trạng khác nhau và thời lượng giấc ngủ cần thiết (kể cả giấc ngủ chợp mắt) là không ai giống ai. Nhưng nhìn chung thời lượng giấc ngủ thích hợp phân chia theo giai đoạn để duy trì sức khỏe và hạnh phúc được liệt kê sau đây:
Trẻ sơ sinh: 16 đến18 tiếng
Trẻ mẫu giáo: 12 đến 14 tiếng
Thiếu nhi: 10 đến 12 tiếng
Vị thành niên: 8 đến 10 tiếng
Thanh niên: 7.5 đến 8.5 tiếng
Những ảnh hưởng của tình trạng không ngủ đủ giấc
Khi một người không ngủ đủ giấc, tình trạng này ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của họ, chẳng hạn như:
- Sức khỏe tinh thần (ví dụ, có thể dễ cáu kỉnh)
- Học tập (ví dụ, khó chú ý và tập trung)
- Hành vi (ví dụ, buồn ngủ hoặc hiếu động thái quá trong ngày)
- Xử lí thông tin về cảm giác (ví dụ, tăng độ nhạy cảm với tiếng ồn)
- Phối hợp thể chất (ví dụ, mức độ nhạy bén chậm hơn).
Trẻ em và thanh thiếu niên bị khuyết tật phát triển mà lại mắc chứng rối loạn giấc ngủ thường biểu hiện những hành vi sau đây:
- Tâm trạng thay đổi một cách chóng mặt
- Hành vi tự gây tổn thương cho bản thân.
Biện pháp can thiệp có thể giúp đỡ
Một số cha mẹ có thể nghĩ rằng con họ mắc chứng rối loạn giấc ngủ là do căn bệnh khác chúng đang mắc phải và không thể có biện pháp can thiệp nào chữa trị được. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta có thể làm thuyên giảm chứng bệnh này ở những đứa trẻ và thanh thiếu niên mắc khuyết tật phát triển. Sau đây là những việc chúng ta có thể làm để giúp đỡ trẻ.
Chúng ta có thể hỗ trợ cho trẻ em và thanh thiếu niên ổn định vào giấc ngủ và bị thức giấc ít hơn trong đêm bằng cách kết hợp những chiến lược sau:
Cha mẹ và người chăm sóc có thể giúp trẻ bằng cách dạy chúng thời điểm và địa điểm thích hợp để ngủ. Kiên định áp dụng những chiến lược này sẽ góp phần cải thiện giấc ngủ cho con, giúp ích cho cả đứa trẻ và các thành viên trong gia đình.
Nên tiến hành biện pháp can thiệp bằng y tế để ứng phó với những vấn đề đặc biệt chẳng hạn như:
- Những vấn đề liên quan đến hô hấp khi ngủ
Phát triển thói quen ngủ tích cực
- Thiết lập thời gian ngủ đều đặn vào mỗi tối và thời gian tỉnh dậy vào mỗi buổi sáng. Thực hiện nề nếp ngủ đúng giờ trong tuần cũng như cuối tuần.
- Thiết lập những giấc ngủ chợp mắt vào ban ngày tùy thuộc vào độ tuổi và sự phát triển của trẻ. Những giấc ngủ chợp mắt quá lâu, ngủ thêm hoặc ngủ đến chiều muộn có thể dẫn đến chứng khó ngủ vào ban đêm.
- Rèn luyện và dành thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời trong ngày có thể giúp trẻ cải thiện giấc ngủ.
- Tránh chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn gần sát giờ đi ngủ. Trước khi đánh răng có thể cho con ăn một chút thức ăn lành mạnh để giúp trẻ ổn định vào giấc ngủ. Tránh cho con dùng các loại thực phẩm chứa caffein (chẳng hạn như sô-cô-la) ít nhất 4 đến 6 tiếng trước giờ đi ngủ. Hạn chế hoặc loại bỏ thói quen ăn uống đêm khuya.
- Duy trì một tiếng thư giãn trước giờ đi ngủ. Quá nhiều hoạt động thú vị có thể làm trẻ tỉnh giấc (khuấy động).
- Hình thành thói quen trước giờ ngủ kiên định trong vòng 30 phút. Thói quen này có thể bao gồm các hoạt động yên lặng chẳng hạn như chơi một trò chơi nhẹ nhàng hoặc tắm cho trẻ. Phần cuối của thói quen này nên tiến hành khi trẻ đã nằm trên giường ngủ, chẳng hạn như kể những câu chuyện cho bé nghe.
- Hạn chế xem TV và sử dụng các thiết bị công nghệ trong phòng ngủ.
- Sắp xếp một giường “tổ” thoải mái, thư giãn cho trẻ, có thể ấm hoặc mát tùy thuộc theo mùa và giảm âm lượng tiếng ồn xung quanh. Để phòng ngủ tối nhất có thể, nếu cần thiết hãy dùng một chiếc đèn ngủ.
Để bé tự chìm vào giấc ngủ ở nơi mà bé ngủ vào mỗi tối.
- Vén rèm lên vào buổi sáng để báo hiệu cho con biết đã đến lúc tỉnh giấc.
- Nhất quán - Đảm bảo cha mẹ và người chăm sóc đều áp dụng thói quen giống nhau và dạy cho trẻ thói quen ngủ tích cực như nhau.