5 tuyệt chiêu giúp bé làm quen với việc xa mẹ
Bạn làm sao có thể yên tâm đi làm, nếu như biết ở nhà, bé cứ ngằn ngặt khóc đủ kiểu để đòi mẹ về, đòi mẹ bế? Thêm nữa, tuổi lên 3 là tuổi bé cưng phải sẵn sàng cho việc “tạm xa mẹ” hàng ngày, để đến trường mầm non mẹ nhé. Mẹ sẽ tập bé bằng cách nào?
1. Chơi “ú òa” với con
Bà mẹ nào cũng từng rất nhiều lần chơi ú òa với con. Nhưng bạn có bao giờ bạn tự hỏi ý nghĩa của trò chơi ú òa là gì không? Đó chính là “bài học” đầu tiên bạn dành cho bé, để định hình khái niệm về… sự vắng mặt tạm thời của mẹ! Bạn và bé che mặt lại: Bé không thấy bạn. Bạn và bé mở tay ra “òa” một cái: Mẹ lại… hiện ra! Khi bạn cho bé chơi trò này cùng bạn từ rất sớm (7-8 tháng tuổi trở đi), tự khắc trong bé sẽ định hình được một “khái niệm” (theo kiểu riêng của bé) về sự vắng mặt tạm thời của mẹ: Mẹ không “biến mất”. Mẹ chỉ “vắng” tạm thời và sẽ trở lại với bé rất nhanh!
2. Tập cho bé quen với sự chăm sóc của người khác
Đừng để đến sát ngày bạn đi làm lại hoặc bé phải đi mẫu giáo mới tập. Từ khi bé 5-6 tháng tuổi, bạn đã cần giúp bé quen dần với những khoảng thời gian trong ngày sẽ có ba hoặc bà nội, bà ngoại ẵm bồng, tắm, cho ăn… Bạn đừng trựctiếp làm tất cả mọi việc. Thay vào đó, bạn chỉ cần đứng gần, cho bé cảm nhận được mẹ vẫn bên cạnh. Nếu bạn thực hiện điều này từ sớm, đến thời điểm bạn đi làm lại, bé sẽ dần quen với việc vắng mẹ từ 4-8 tiếng/ ngày.
3. Bình tĩnh với những cơn “đòi mẹ”
Khi thấy con khóc ngằn ngặt đòi mẹ, bạn cần hết sức bình tĩnh. Sự mất bình tĩnh của bạn như nhăn mặt nhíu mày, nổi cáu, bực dọc với bé, tệ hơn nữa là cũng khóc òa lên theo bé (vì cảm thấy bất lực không biết làm sao dỗ con) chỉ góp phần khiến bé bất an hơn và sợ hãi nhiều hơn. Nếu bạn tỏ ra “không có gì”, bé sẽ nhận ra “không có gì”.
4 Không vội ẵm bồngbé ngay khi bé đòi
Khi bé 1 tuổi trở đi, nghe tiếng bé đòi mẹ, bạn đừng vội vào ngay mà chỉ cần nói vọng vào: “Mẹ đây! Mẹ đây!”. Bé nghe tiếng của bạn nhưng chưa thấy bạn xuất hiện thì sẽ vẫn hiểu ra dần là mẹ ở rất gần bé thôi, một lát mẹ mới vào.
Bạn làm sao có thể yên tâm đi làm, nếu như biết ở nhà, bé cứ ngằn ngặt khóc đủ kiểu để đòi mẹ về, đòi mẹ bế? Thêm nữa, tuổi lên 3 là tuổi bé cưng phải sẵn sàng cho việc “tạm xa mẹ” hàng ngày, để đến
trường mầm non mẹ nhé. Mẹ sẽ tập bé bằng cách nào?
5. Không… lén đi!
Việc lợi dụng bé không chú ý để “biến mất” sẽ khiến bé rất hoảng hốt. Thay vào đó, bạn cần tập cho bé thói quen “chào tạm biệt”, sau đó vắng mặt một lát rồi xuất hiện trở lại. Hãy thực hiện điều này như một trò chơi ngay ở nhà. Bạn chào bé, tạm biệt bé, rồi lánh sang phòng bên cạnh làm việc, để bé cho người khác chăm sóc. Khi nào bé đòi thì lên tiếng (nhưng không xuất hiện), đợi một lát mới xuất hiện. Tăng dần thời gian của trò chơi “tạm biệt” và thử bằng cách bảo con: “Mẹ sang nhà hàng xóm”, “Mẹ đi chợ”…, sau đó quay trở về.
Mẹ ghi nhớ!
Khi phải rời xa bé một buổi hoặc cả ngày ở tuổi này, cha mẹ (nhất là mẹ) thường sốt ruột, lo âu và để điều đó lộ ra ngoài. Mẹ cần biết rằng trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Vì vậy, trẻ sẽ bị tác động bởi chính thái độ lo lắng của cha mẹ và trở nên căng thẳng, quấy khóc, sợ hãi theo. Nếu bạn mắc phải một trong những điều dưới đây, có thể chính thái độ của bạn đã làm bé trở nên lo lắng:
♥ Bạn mất nhiều hơn 1 phút để ôm, hôn, khuyên răn bé và dặn dò người bảo mẫu.
♥ Bạn đã rời đi rồi lại ngay lập tức quay lại chỉ để xem trẻ thế nào.
♥ Bạn hỏi: “Con nhớ mẹ không?” hoặc thể hiện cảm xúc rõ ràng khi chia tay trẻ.
♥ Bạn giải thích với trẻ những lý do phức tạp vì sao bạn phải đi hoặc hứa hẹn tỉ mỉ những điều mà bạn với trẻ sẽ cùng làm khi bạn trở về. Mẹ nhớ rằng, tạm biệt trẻ một cách nhanh chóng và vui vẻ sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ và khiến trẻ thật sự yên tâm.