I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non ngày càng được xã hội quan tâm vì giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động ở trường mầm non giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh, trẻ mầm non được lĩnh hội nhiều kiến thức, kĩ năng phù hợp lứa tuổi thông qua các hoạt động học tập, vui chơi nhằm phát triển một cách toàn diện nhất. Việc tổ chức các hoạt động học thông qua chơi giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học.
Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua toán học sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi, quan sát khám phá so sánh phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy cho trẻ nắm chắc kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức khác.
Do thời điểm trước, tình hình dịch covid diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn, trẻ mầm non phải nghỉ học ở nhà, bị hạn chế ra ngoài, chơi hay tiếp xúc với mọi người xung quanh. Chính vì vậy việc tiếp nhận các kiến thức kỹ năng trẻ còn hạn chế.
Vậy có cách nào để giúp trẻ phát triển nhận thức cũng như phát triển toàn diện thông qua hoạt động làm quen với toán không?. Đó là câu hỏi mà tôi trăn trở khi bắt đầu bước vào năm học mới. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:
“Một số kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu tái chế - tự nhiên để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán 4- 5 tuổi”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận sử dụng nguyên vật liệu tái chế - tự nhiên để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán
Ở trẻ 4 - 5 tuổi các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khác. Tư duy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất lượng khác với trẻ 4-5 tuổi ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt động, phương pháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế. Nhờ có sự phát triển ngôn ngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tư duy trừu tượng.
Lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Đồ dùng đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Nếu đứa trẻ được thỏa mãn với nhu cầu chơi trẻ không những hiểu biết, biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó đúng mà còn giúp trẻ không ngừng phát triển trí tuệ, tư duy, óc sáng tạo khi vận dụng vào trong cuộc sống. Việc sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán, để hỗ trợ việc học tập. Đó cũng được xem là một giải pháp giúp trẻ tiếp thu kiến thức và giải trí.
Đồ dùng đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, dễ kiếm, đa dạng và dễ làm, thường xuyên được đổi mới phong phú và đặc biệt sáng tạo. Ngoài ra, Đồ dùng đồ chơi giúp ích cho công việc học tập của trẻ. Đồng thời phải mang tính chất giải trí làm cho các trẻ không cảm giác chán nản khi học. Đồ dùng đồ chơi dễ sử dụng, dễ chơi, nội dung chơi phong phú, phù hợp với lứa tuổi và gia đoạn phát triển của trẻ. Đồ dùng đồ chơi đó phải giúp trẻ phát triển trí tuệ cũng như rèn luyện kĩ năng, phát triển các lĩnh vực khác. Đảm bảo được quy chuẩn về an toàn đồ chơi và an toàn cho trẻ khi sử dung đó là hạn chế đến mức tối đa các mỗi nguy hiểm tiềm tàng có khả năng xảy ra trong quá trinh sử dụng và đảm bảo về sức khỏe, vệ sinh cho trẻ em.
Việc tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng. đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất ý nghĩa, việc tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú, vừa làm vừa tăng số lượng đồ dùng , đồ chơi cho trẻ mà hiệu quả sử dụng khá cao đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng giác thải cho môi trường.
2. Thực trạng vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
Phụ huynh nhiệt tình đồng hành cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.Thường xuyên ủng hộ các đồ dùng, phế liệu như chai lọ, bìa caton.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi tham gia các buổi kiến tập làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Cô giáo luôn tự tìm tòi qua sách, báo, mạng internet, các video hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán
2.2. Khó khăn:
Mặc dù có những thuận lợi trên nhưng trong quá trình thực hiện đề tài:
“Một số kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu tái chế - tự nhiên để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán 4- 5 tuổi”. vẫn còn gặp khó khăn:
Đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán còn ít, chưa phong phú, chưa thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ và tính ứng dụng còn hạn chế.
3. Các biện pháp tiến hành:
Do đặc điểm phát triển tâm sinh lý, thể lực của trẻ không giống nhau, khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều, có trẻ tiếp thu nhanh, có trẻ tiếp thu chậm, có trẻ bạo dạn, có trẻ nhút nhát, thiếu tự tin nên việc làm quen với toán mỗi trẻ cũng không đồng đều. Khảo sát chất lượng trẻ đầu năm giúp tôi nắm chắc về khả năng của từng trẻ tại lớp, từ đó có kế hoạch giúp trẻ giúp trẻ làm quen với toán linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với trẻ.
STT |
NỘI DUNG |
ĐVT |
SỐ LƯỢNG
(Tỉ lệ%
Đạt) |
SỐ LƯỢNG
(Tỉ lệ% Chưa đạt) |
1 |
Kỹ năng sử dụng đồ dùng làm quen với toán |
Trẻ |
8/32 (31%) |
24/32 (69%) |
2 |
Trẻ thích thú tham gia các hoạt động LQVT |
Trẻ |
17/32 (54%) |
15/32 (46%) |
3 |
Khả năng ứng dụng linh hoạt của đồ dùng làm quen với toán trong lớp |
Bộ |
4/10(40%) |
6/10 (60%) |
3.1 Biện pháp: Lựa chọn các nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên phù hợp để làm đồ dùng đồ chơi
Trước hết, tôi cần phải suy nghĩ mình sẽ làm đồ dùng đồ chơi gì để giúp trẻ làm quen với toán và đồ dùng đó sẽ hỗ trợ cho giảng dạy của tôi như thế nào. Để làm những đồ dùng đồ chơi này cần nguyên vật liệu gì? Và làm như thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia chơi và học tập ở mọi lúc mọi nơi, Làm đồ dùng như thế nào để khi chơi với món đồ chơi đó trẻ sẽ cùng bạn suy nghĩ ra được nhiều nội dung chơi, giúp vốn kiến thức của trẻ ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó, cần làm gì để đủ nguyên vật liệu làm mà không phải mất nhiều thời gian đi tìm và không tốn chi phí? Vậy tôi đã quyết định sử dụng nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên để làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán cho trẻ 4-5 tuổi. Đồ dùng đồ chơi đó phải giúp trẻ phát triển trí tuệ cũng như rèn luyện kỹ năng, phát triển các lĩnh vực khác…
- Đồng thời phải mang tính giải trí làm cho các trẻ không cảm giác chán nản khi học.
- Đồ dùng đồ chơi phải dễ sử dụng, dễ chơi, nội dung chơi phong phú, phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ của trẻ
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng
- Nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có, dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, thường xuyên được đổi mới, phong phú, hấp dẫn và sáng tạo
- Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu.
- Việc sử dụng nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường.
- Các món đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên đều rất an toàn đối với sức khỏe của trẻ.
- Các món đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên độc đáo, khác lạ và mang phong cách riêng biệt, được làm theo đúng sở thích của trẻ.
- Nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi này vô cùng phong phú và đa dạng, rất dễ tìm thấy trong gia đình, các cửa hàng, ở lớp. Đó có thể là những cái nắp chai, tờ bìa cứng, lõi giấy vệ sinh, chai lọ, bìa lịch.... Sau đó tôi tiến hành vệ sinh sạch sẽ, trẻ có thể giúp cô làm những việc đơn giản như: rửa nắp chai, chai nước, phân loại các loại nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi, điều này cũng khiến trẻ hứng thú hơn khi hoạt động
Vì vậy, tôi nghĩ
“Sử dụng nguyên vật liệu tái chế - tự nhiên để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán 4- 5 tuổi” là rất thiết thực
3.2 Biện pháp: Lập kế hoạch các hoạt động làm quen với toán từ đó chuẩn bị giáo cụ và các nguyên vật liệu tương ứng
Từ những nhận thức của mình về vấn đề sử dụng nguyên vật liệu tái chế nguyên vật liệu tự nhiên để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán cho lứa tuổi mầm non là việc rất cần thiết. Xác định được việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non và việc gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với toán trước tiên giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung cần dạy trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi. Đối với từng nội dung dạy học giáo viên cần những loại đồ dùng đồ chơi gì để làm phương tiện truyền đạt kiến thức. Chính vì vậy tôi đã dựa vào kế hoạch hoạt động của lớp trong năm học và kế hoạch hàng tháng, tuần cụ thể của bộ môn làm quen với toán lứa tuổi 4-5 tuổi. Từ đó tôi chú trọng vào các nội dung đưa ra để từ đó sáng tạo ra những loại đồ dùng đồ chơi phù hợp với nhận thức của trẻ và phù hợp với kết quả mong đợi cuối độ tuổi mà trẻ cần phải đạt trong năm học. dùng đồ chơi nội dung từng tháng của trẻ
Bảng các đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu tái chế nguyên vật liệu tự nhiên giúp trẻ làm quen với toán được phân chia theo các tháng dựa trên kế hoạch giáo dục của lớp
STT |
THÁNG |
KẾ HOẠCH LÀM ĐỒ DÙNG |
ĐỒ DÙNG CỦA CÔ VÀ TRẺ |
CHUẨN BỊ
|
1 |
Tháng 9 |
Làm đồ dùng đồ chơi phân biệt nhận biết các hình:Tròn vuông, tam giác, chữ nhật |
Các hình học cơ bản: Vuông tròn, tam giác, chữ nhật bằng bìa catton
- Hộp hình chữ nhật có lắp đậy khoét lỗ theo 4 hình |
Bìa catoon , bút chì thước kẻ, màu nước
- Các hình học được cắt bằng xốp |
2 |
Tháng 10 |
Làm đồ dùng đồ chơi ghép đôi |
Bộ sưu tập đồ dùng cá nhân của bé
|
Vải vụn Bìa màu len bát giấy, đĩa giấy |
3 |
Tháng 11 |
Làm đồ dùng đồ chơi về sắp xếp theo quy tắc |
Một chú sâu bằng bìa giấy
Thẻ số |
Bìa catton
lắp chai màu đỏ, xanh |
4 |
Tháng 12 |
Làm đồ dùng đồ chơi số lượng |
Mô hình nông trại các nhóm động vật trong gia đình |
Cành cây khô, ống chỉ,lõi giấy vệ sinh,vỏ sữa chua, vải vụn |
5 |
Tháng 1 |
Làm đồ dùng đồ chơi nhận biết các buổi trong ngày |
Hoạt cảnh Mảnh ghép rời làm bằng bìa catoon |
Bìa catton
Đĩa dùng một lần
que kem tăm bông
|
6 |
Tháng 2 |
Xác định vị trí của đồ vật |
Bộ mô hình nhà vườn |
Bóng bàn
sỏi, bom bom ,lá cây, ống chỉ |
7 |
Tháng 3 |
Làm đồ dùng đồ chơi đo độ dài 2 đối tượng |
Con đường |
Bìa catton,vải vụn, vỏ lạc, ống hút, xốp bọc hoa quả |
8 |
Tháng 4 |
Làm đồ dùng đồ chơi so sánh độ lớn của 3 đối tượng |
3 con thuyền to nhỏ khác nhau |
Ống hút, đữa dùng 1 lần, thừng , chiếu |
9 |
Tháng 5 |
Làm đồ dùng đồ chơi biểu thị thời gian |
Đồng hồ bằng hộp bánh bằng giấy |
Hộp bánh bằng giấy, nút trai |
3.3 Biện pháp: Sưu tầm và thiết kế các dạng đồ dùng, đồ chơi với các nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên làm quen với toán trẻ 4-5 tuổi
Có rất nhiều cách sáng tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ nguyên vật liệu tái chế nguyên vật liệu tự nhiên như chai nước, đĩa nhạc cũ, lá cây khô, giấy báo, tạp chí, lốp xe cũ,…..Những đồ dùng, đồ chơi này rất mới lạ sẽ đem lại cảm giác thích thú cho trẻ. Khi làm đồ dùng, đồ chơi chúng ta cần dựa vào kết quả mong đợi cuối độ tuổi và mục đích yêu cầu của đồ chơi đó sau đây là một số đồ dùng đồ chơi đã làm
*
Một số đồ dùng đồ chơi đã làm:
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết số lượng, rèn các vận động tinh
- Nguyên vật liệu:
+ Lá khô, sỏi, hột hạt, pom pom, cúc áo,…
+ Xúc xắc
+ Thẻ chấm tròn
+ Kẹp gắp
- Cách chơi:
+ Chơi nhóm nhỏ (4 trẻ) hoặc cá nhân
+ Trẻ lần lượt đổ xúc xắc, chọn thẻ có số chấm tròn tương ứng với mặt xúc xắc và lấy số lượng vật liệu tương ứng với con số đó
+ Nâng cao: lấy số lượng vật liệu tương ứng với con số đó bằng cách sử dụng kẹp
- Bài tập sắp xếp theo quy tắc:
- Mục đích: Giúp trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp, sắp xếp theo quy tắc, rèn các vận động tinh
- Nguyên vật liệu:
+ hột hạt/ pom pom/ cúc áo/ sỏi/vải vụn/cành cây/lá cây/ quả khô/ hoa khô/ khúc gỗ dẹt/ bột nặn
+ Giấy/ bảng đen, trắng hoặc gỗ
- Cách chơi:
+ Đưa quy tắc sắp xếp: AB, AAB, ABB, AABB, ABC, vv…
+ Yêu cầu trẻ sắp xếp theo quy tắc đã cho bằng nguyên vật liệu trẻ thích
+ Nâng cao: cho trẻ tự sáng tạo quy tắc của riêng mình.
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết màu sắc, rèn tư duy cho trẻ và các vận động tinh
- Nguyên vật liệu:
+ Lá khô, sỏi, hột hạt, pom pom, cúc áo,…
+ Các hình được vẽ, cắt dán trên bìa cartoon có khuyết thiếu màu
+ Kẹp gắp, thìa
- Cách chơi:
+ Chơi nhóm nhỏ (4 trẻ) hoặc cá nhân
+ Trẻ quan sát hình, nhận biết màu khuyết thiếu và lấy vật liệu có màu phù hợp đặt vào chỗ khuyết thiếu
+ Nâng cao: lấy vật liệu có màu phù hợp bằng cách sử dụng kẹp. thìa
- Mục đích: Trẻ nhận biết, so sánh đối tượng cao thấp và to nhỏ
- Nguyên liệu: Bìa cartoon, bảng, thảm dạ, lõi giấy
- Cách chơi: Chơi nhóm nhỏ hoặc cá nhân trẻ
+ Trẻ quan sát hình, nhận biết hình đó, lấy đồ dùng trong hộp xếp thứ tự cây từ thấp đến cao, từ bé đến lớn
+ Nâng cao: Dùng kẹp để kẹp lõi giấy
- Bài tập nhận biết phân biệt hình học
- Mục đích: Giúp trẻ nhận biết màu sắc, nhận biết hình học, rèn tư duy cho trẻ và các vận động tinh
- Nguyên liệu: Thùng cartoon, bìa màu khác nhau
- Cách chơi: Chơi nhóm nhỏ hoặc cá nhân trẻ
+ Trẻ quan sát hình, nhận biết hình, màu sắc
+ Lựa chọn các hình giấy màu, có hình tương thích đặt đúng vào hình tại miếng bìa cattoon to
- Bài tập về nhận biết các phía
- Mục đích: Giúp trẻ nhận ra các phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới rèn khả năng tư duy và vận động tinh cho trẻ
- Nguyên liệu: Bìa cattoon, màu nước , bút dạ, cốc giấy màu, ống chỉ, lõi giấy vệ sinh
- Cách chơi:
+ Chơi nhóm nhỏ (4 trẻ) hoặc cá nhân
+ Trẻ quan sát, nhận biết hướng mũi tên trên đáy cốc, xếp cốc theo hướng mũi tên tương ứng vào bìa catton ton
- Mục đích: Giúp trẻ tập đếm ngón tay theo số lượng yêu cầu, thêm hoặc bớt phía dưới rèn khả năng tư duy và vận động tinh cho trẻ
- Nguyên liệu: Bìa cattoon, bút dạ, sỏi, gang tay lilon, găng tay cao su, cát, xúc xắc, hạt lạc
+ Chơi nhóm nhỏ (4 trẻ) hoặc cá nhân
+ Trẻ đổ quân xúc xắc, và đếm ngón theo quân xúc xắc, đặt thẻ số tương ứng với số ngón
+ Nâng cao: dùng thêm kẹp gắp, gắp hạt tương ứng với số ngón
3.4 Biện pháp: Phối hợp với phụ huynh học sinh
Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc làm quen với toán. Tôi vận động phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu tái chế . Tôi trao đổi thống nhất với phụ huynh về một số biện pháp giúp đỡ trẻ làm quen với toán. Tôi hướng dẫn phụ huynh làm một số đồ dùng đồ chơi làm quen với toán đơn giản từ các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu tái chế .
Tôi tạo địa chỉ Facebook, zalo thông báo đến 100% phụ huynh của lớp. Hàng ngày, tôi quay chụp lại cảnh trẻ hoạt động ở lớp, cũng như các hoạt động làm quen với toán, sau đó đưa lên Facebook, zalo để phụ huynh cập nhật. Thông qua đó, phụ huynh vừa được cập nhật tình hình trẻ khi ở trường mà còn biết trò chơi, cách chơi, ....của các trò chơi giúp trẻ phát triển nhận thức và làm quen với toán ở lớp để phụ huynh có thể chơi với trẻ khi trẻ ở nhà.
Việc tuyên truyền đến phụ huynh về ý nghĩa của việc sử dụng nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên làm đồ dùng đồ chơi với toán rất cần thiết, nó gần gũi với trẻ dễ kiếm dễ làm, và phong phú mang tính ứng dụng cao vào trong các hoạt động.
Từ đó, phụ huynh tích cực hơn trong việc hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu tự nhiên vì nguồn nguyên liệu này rất phong phú. Mặt khác phụ huynh cũng hứng thú trong việc làm các đồ dùng đồ chơi từ các vật liệu phế thải thay cho các đồ dùng mua trôi nổi trên thị trường.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đối với giáo viên:
Qua quá trình tìm tòi, học hỏi để có thể làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán, tôi đã nắm vững hơn trình tự và phương pháp cho trẻ làm quen với toán. Luôn lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động.
Tôi đã nâng cao kiến thức, khả năng sáng tạo khi sử dụng các nguyên vât liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên cho trẻ làm quen với toán nói chung, đồ dùng tự tạo nói riêng
Tôi đã nâng cao được kĩ năng tạo hình của bản thân qua việc sử dụng các nguyên vât liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên cho trẻ
Bên cạnh đó tôi đã tiết kiệm được chi phí mua để những đồ dùng trong dạy học cho nhà trường. Nó là nguôn học liệu phong phú, có thể tái sử dụng ở các hoạt động khác nhau
b. Đối với trẻ:
Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với toán bỏi lẽ trẻ được hoạt động trên chính những đồ dùng, nguyên vật liệu trẻ mang đếnlớp và tự tạo ra. Trẻ vui vẻ, hạnh phúc, tự tin khi tham gia hoạt động
Kết quả của mục tiêu giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt làm quen với toán được nâng cao rõ rệt. Sau đây là một số kết quả đã đạt được:
STT |
NỘI DUNG |
TRƯỚC KHI THỰC HIỆN |
SAU KHI THỰC HIỆN |
Đạt |
Chưa đạt |
Đạt |
Chưa đạt |
SL-Tỉ lệ% |
SL-Tỉ lệ% |
SL-Tỉ lệ% |
SL-Tỉ lệ% |
1 |
Kỹ năng sử dụng đồ dùng làm quen với toán |
8- (31%) |
24- (69%) |
24- (75%) |
8- (25%) |
2 |
Trẻ thích thú tham gia các hoạt động LQVT |
17- (54%) |
15/32 (46%) |
27/32
(84%) |
4/32
(16%) |
3 |
Khả năng ứng dụng linh hoạt của đồ dùng làm quen với toán |
4-(40%) |
6-(60%) |
25-(78%) |
7-(22%) |
c. Đối với phụ huynh
Phụ huynh rất tin tưởng giáo viên, sẵn sàng trao đổi với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
Phụ huynh tích cực ủng hộ các nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên vật liệu tái chế.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc giúp trẻ 4- 5 tuổi làm quen với toán là rất quan trọng vì đây là giai đoạn vàng cho sự phát triển nhận thức cũng như phát triển toàn diện của trẻ. Quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi bằng học; Dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
Việc sử dụng nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán không những là giúp trẻ phát triển nhận thức cũng như các mặt phát triển khác mà nó còn giúp gắn kết giữa nhà trường- giáo viên- trẻ- phụ huynh. Có như vậy trẻ mới thực sự phát triển một cách toàn diện nhất, trẻ mới là một đứa trẻ hạnh phúc nhất.
2. Những nhận định chung:
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán” đã áp dụng rất tốt trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Sáng kiến này rất gần gũi, thiết thực, dễ thực hiện, chú trọng tới khả năng của từng trẻ, có thể áp dụng vào tất cả các trường mầm non trên toàn quốc.
3. Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên phải có ý thức tìm tòi tài liệu về các loại đồ dùng đồ chơi, trò chơi giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán. Để làm được những đồ dùng đồ chơi giúp trẻ làm quen vớ toán thì giáo viên phải có kiến thức rộng và nắm vững được phương pháp dạy toán. Giáo viên luôn sáng tạo khi khi làm đồ dùng đồ chơi. Trong quá trình làm cô luôn quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia vào hoạt động và khen ngợi trẻ kịp thời, khi dạy học phải chú ý lấy trẻ làm trung tâm.
Giáo viên biết tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, tập san, nghe đài, xem tivi, băng hình và sự tìm tòi sáng tạo úng dụng đồ dùng, đồ chơi vào từng bài dạy, cung cấp truyền đạt đủ nội dung kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Luôn trao đổi với đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa vốn kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán
4. Kiến nghị- đề xuất:
Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức nhiều đợt kiến tập sử dụng nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu tự nhiên làm đồ dùng đồ chơi làm quen với toán
Cấp trên cần đầu tư thêm một số nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dùng đồ cho trẻ làm quen với toán thêm phong phú hơn
Trên đây là một số biện pháp sáng kiến kinh nghiệm
“Một số kinh nghiệm sử dụng nguyên vật liệu tái chế - tự nhiên để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán 4- 5 tuổi”.
Để áp dụng đề tài đạt kết quả tốt hơn kính mong sự giúp đỡ của cấp trên và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!