Với trẻ sau một buổi sáng tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn thì khi đến giờ ăn ngủ lại có
ý nghĩa hết sức quan trọng vì sức khỏe là vốn quý nhất và có ý nghĩa sống còn đối với trẻ mầm non nói chung và nhất là trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng. Do đó giờ ăn ngủ của trẻ cần phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý,
phù hợp với lứa tuổi.
Với trẻ khi tổ chức giờ ăn ngủ cho trẻ phải tuân thủ theo một quy trình nhất định. Trước giờ ăn trẻ sẽ được cô hướng dẫn đi vệ sinh, đeo yếm, rửa tay và lau mặt sạch sẽ. Không những vậy cô còn chuẩn bị khăn lau tay ở bàn ăn của trẻ để khi nhặt cơm rơi vào đĩa trẻ sẽ có khăn sạch để lau tay. Sau khi được rửa tay, lau mặt xong trẻ sẽ tự ngồi vào bàn ăn.Thông qua hoạt động rửa tay cô còn giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ và biết tiết kiệm nguồn nước sạch. Khi được cô chia cơm cho thì trẻ biết mời cô và các bạn ăn cơm.
Trong giờ ăn thì cô giáo dục trẻ có một số thói quen vệ sinh như không nói chuyện khi ăn, nhai nhỏ nhẹ, không làm rơi vãi cơm ra bàn, không xúc cơm sang bát của bạn. Ăn xong trẻ còn biết tự cất bát và thìa vào đúng nơi quy định, trẻ được cô lau miệng, hướng dẫn đi uống nước và xúc miệng bằng nước muối.
Còn với giờ ngủ thì sao? Qua việc tổ chức giờ ngủ thì cô đã rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ như biết vào chỗ nằm không chen lấn, xô đẩy nhau. Khi ngủ trẻ không nói chuyện riêng gây ảnh hưởng đến bạn khác. Các cô giáo luôn chăm sóc, quan tâm đến bữa ăn để làm sao cho các con ăn hết xuất, đảm bảo những giấc ngủ ngon cho trẻ. Khi ngủ dạy bạn nào cũng cảm thấy thoải mái và phấn khởi để bước vào các hoạt động buổi chiều.
Sau đây là một vài hình ảnh trong giờ ăn ngủ của các bạn nhỏ lớp nhà trẻ D1.
Cô đeo yếm cho trẻ
Cô rửa tay lau mặt cho trẻ
Trẻ lau tay
Trẻ ngồi ăn cơm
Trẻ ngủ