Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, các nhà khoa học Na Uy khẳng định tình trạng thiếu vitamin B12 vào thời kỳ phát triển trong bụng mẹ và trong những năm đầu tiên sau khi chào đời sẽ làm suy yếu trí tuệ của trẻ em.
Các nhà khoa học lấy mẫu máu của 500 trẻ sơ sinh ở Nepal và xác định nồng độ vitamin B12 trong máu. 5 năm sau, họ gặp lại 320 cháu trong số những đứa trẻ này và kiểm tra khả năng trí tuệ của chúng thông qua một loạt các thử nghiệm.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng vitamin B12 rất quan trọng cho phát triển não. Các nhà nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ chặt chẽ giữa sự thiếu hụt vitamin B12 trong giai đoạn phôi thai và sự hoạt động kém hiệu quả của trẻ khi giải các bài kiểm tra nhận thức lúc 5 tuổi.
Các chuyên gia đã kết luận rằng tình trạng thiếu vitamin B12 có tác động tiêu cực đến sự phát triển não. Các nhà khoa học nhận thấy rằng trẻ em bị thiếu B12 gặp khó khăn với việc nhận biết các chữ cái và lý giải cảm xúc của các bạn đồng trang lứa, gặp khó khăn trong việc giải các câu đố. Đa số trẻ em tham gia vào nghiên cứu này không cảm thấy thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B12, nhưng nồng độ vitamin B12 trong máu thấp hơn mức cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường.
Tình trạng thiếu vitamin B12 cũng như các loại vitamin khá phổ biến ở những nước nghèo. Vitamin B12 chủ yếu có trong thịt, các sản phẩm sữa và trứng mà ở các vùng nghèo đói, trẻ em thường khó được được sử dụng. Ở các nước phát triển, nếu mẹ là người ăn chay hoàn toàn không dùng thịt động vật thì trẻ em cũng ở trong nhóm nguy cơ