Những năm học trước, trường mầm non Phúc Lợi là một trong những trường gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Trường có 3 khu là nhà mái bằng và nhà cấp bốn nằm ở 3 tổ dân phố khác nhau thuộc phường Phúc Lợi. Trong đó khu Hội Xá thường xuyên bị ngập nước mỗi khi có trận mưa lớn. Chính vì vậy, để tạo tạo môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp là rất khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực của CBGVNV nhà trường, nhà trường luôn cố gắng đảm bảo trường lớp sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh tăng cường trồng cây xanh, hoa, cây cảnh hàng năm để cải thiện cảnh quan sư phạm.
Được sự quan tâm của cấp trên, vào tháng 7 năm 2013, trường MN Phúc Lợi được chuyển về hoạt động tại ngôi trường mới với các phòng học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ các phòng chức năng, đảm bảo các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tháng 11/2013, trường mầm non Phúc Lợi được công nhận là trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ I. CBGVNV nhà trường tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn để duy trì và phát triển nhà trường. Nhiều năm trở lại đây, ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào và ngày càng có chiều sâu. Trường MN Phúc Lợi luôn hưởng ứng nhiệt tình và đạt được kết quả cao, trong đó có phong trào xây dựng “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực- Trẻ chăm ngoan”.
"Lễ khai giảng năm học 2016-2017"
Để xây dựng tốt phong trào này, ĐVCĐ trường luôn căn cứ vào các tiêu chí “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực-Trẻ chăm ngoan ” để cùng nhau phấn đấu. Nội dung các tiêu chí “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực- Trẻ chăm ngoan” và “Thực hiện văn minh đô thị- An toàn thực phẩm” được công đoàn nhà trường đưa lên biểu bảng treo ở nơi dễ quan sát. CBGVNV nhà trường luôn chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng và thực hiện tốt các nội qui, qui chế phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Tạo sự chuyển biến rõ nét về kỷ cương, ý thức trách nhiệm của mỗi CBGVNV: Hội họp nghiêm túc, đúng giờ, hạn chế hội họp, tích cực thông báo.
Công đoàn nhà trường có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối đoàn kết trong nhà trường. BCHCĐ luôn luôn lắng nghe tâm tư, tình cảm của đoàn viên, đưa ra các biện pháp hợp lí hoặc đề xuất ý kiến lên BGH nhà trường, tạo không khí vui vẻ phấn khởi khi làm việc.
Công doàn nhà trường kết hợp chặt chẽ với phụ huynh tạo khuôn viên trường hài hoà, hợp lí, luôn giữ gìn môi trường “ Xanh- sạch- đẹp”. Các năm học vừa qua, nhà trường đã kết hợp với phụ huynh học sinh làm giàn cho cây dây leo, tạo vườn rau, nhà trường giao việc chăm sóc “Vườn cây của bé” cụ thể đến từng CBGVNV. Nhà trường phát động phong trào đưa cây xanh vào lớp học đặc biệt là góc thiên nhiên, từng CBGVNV luôn có ý thức trong việc chăm sóc để đảm bảo cây xanh luôn tươi tốt.
" Cô và trẻ tập thể dục sáng mỗi ngày"
Muốn nhà trường văn hoá thì bản thân mỗi CBGVNV trong trường đều phải gương mẫu về mọi mặt, luôn nghiêm khắc với bản thân, rèn luyện không ngừng về chuyên môn nghiệp vụ và tư cách đạo đức. Có nhận thức sâu sắc về chính trị, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, song chỉ thế thôi thì không bao giờ là đủ, “ Nhà giáo mẫu mực” phải là người có đủ tư cách đạo đức, có lối sống chuẩn mực.
Đã từ xa xưa, nghề làm thày đã được xã hội tôn vinh, nhân phẩm và cốt cách của người làm thày trở thành mẫu mực, chuẩn mực cho đến tận ngày nay. Với mỗi cô giáo mầm non, được trời phú cho dáng vẻ dịu dàng của người con gái, có giọng nói nhẹ nhàng, có tình yêu bao la của người mẹ, được đạo đức nhà giáo trau dồi cho các hành vi, qui tắc ứng sử, thì lại càng có cơ hội để khẳng định mình là một nhà giáo mẫu mực. Mẫu mực trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh, biết đi đến đâu thì mặc gì sao cho kín đáo mà vẫn đẹp.
Ngay từ đầu năm học, BGH kết hợp với BCHCĐ đưa ra nội qui và yêu cầu CBGVNV đi đến trường không được mặc áo trễ cổ, không được mặc quần bò, không vẽ móng chân móng tay, nhuộm tóc sặc sỡ….và được 100% ĐVCĐ nhiệt tình hưởng ứng.
"Đồng phục áo đỏ sao vàng của cô và trẻ"
Ăn mặc còn đi đôi với hành vi ứng xử sao cho phù hợp, đó là hành vi ứng xử của giáo viên đối với trẻ. Thời gian các con ở trường với cô giáo dài hơn nhiều lần các con ở nhà, vì vậy chúng ta phải tạo cho trẻ một môi trường an toàn, để trẻ luôn được sống trong vòng tay yêu thương, che chở của người mẹ thứ hai. Mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng là đứa con ngoan, không phải lúc nào chúng ta cũng vui vẻ, nhẹ nhàng vì chúng ta cũng có lúc vui, lúc buồn. Các đ/c lãnh đạo cũng rất chia sẻ với chúng ta điều đó, nhưng “ Cái nghề là cái nghiệp”, mình là người lớn, các con còn nhỏ, mình được đào tạo một cách cơ bản để có phương pháp giáo dục trẻ. Vì vậy mỗi nhà giáo hãy là tấm gương cho trẻ noi theo.
Trẻ đến trường, luôn luôn được các cô giáo dục mọi lúc, mọi nơi những lời nói, hành vi văn minh lịch sự. Thông qua các hoạt động có ý nghĩa giáo dục, thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, thông qua các hoạt động vui chơi, ăn ngủ của trẻ, giáo viên nhắc nhở, giáo dục trẻ, trẻ vừa hiểu sâu và nhớ lâu.
"Trẻ được tìm hiểu và trải nghiệm nét văn hóa độc đáo qua HĐ KPKH: Lễ hội Lệ Mật"
Nhà trường đã làm nhiều biểu bảng có nội dung để giáo dục lễ giáo cho trẻ treo xung quanh trường, từ văn minh khi đi đứng, xếp hàng, cho đến chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục trẻ khi trẻ ở nhà.
Bằng sự nhiệt tình, bằng sự yêu nghề mến trẻ, luôn nâng cao trình độ chuyên môn, tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức, và sự đoàn kết nội bộ nhà trường, nên chỉ mới hơn 3 năm chuyển về ngôi trường mới và được công nhận là trường MN đạt chuẩn quốc gia, trường MN Phúc Lợi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong đó có phong trào " Nhà trường trường văn hóa- Nhà giáo mẫu mực- Trẻ chăm ngoan"