I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết “Làm quen văn học” là một trong các hoạt động học tập của trẻ ở trường Mầm non , Trẻ mầm non là lứa tuổi đang “học ăn, học nói” chưa biết đọc, biết viết, việc cho trẻ làm quen văn học còn có ý nghĩa lớn lao ở phương diện phát triển lời nói của trẻ. Vì ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học nên phải tiếp xúc với văn học, ngoài ra còn phải tiếp xúc với môn học thì còn có ý nghĩa tiếp xúc với nghệ thuật ngôn từ. Như vậy trẻ sẽ làm quen với những hình tượng ngôn ngữ trong sáng, những từ ngữ trong sáng, biểu cảm (Như “E.U Tri-Kêê- va” nhà giáo dục mẫu giáo Liên Xô (cũ) khẳng định rằng trẻ em học được rất nhiều tiếng mẹ đẻ qua văn học. đặc biệt là văn học dân gian. Nhưng phát triển lời nói không phải là mục đích duy nhất của việc cho trẻ làm quen với văn học. Đối với trẻ mầm non, văn học như những bài học đầu tiên về cuộc sống , về con người. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành cho trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ phát triển trí tưởng tượng như lòng yêu thiên nhiên như cỏ, cây, hoa lá, lòng kính trọng yêu thương những người gần gũi và giúp đỡ những người xung quanh như ông, bà , bố, mẹ, cô giáo… Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết trí tưởng tượng của trẻ đồng thời trẻ thuộc thơ, sẽ kể lại chuyện được. Chính vì thế đạt được mục đích của môn học. Làm quen văn học bản thân tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ, lựa chọn những phương pháp, biện pháp linh hoạt để hướng dẫn trẻ vào hoạt động. Đối với bản thân tôi dạy mẫu giáo Bé trong các bộ môn thì với môn làm quen văn học tôi đã nhận thấy các trẻ còn quá yếu. Đứng trước tình hình đó, bản thân tôi luôn trăn trở một suy nghĩ là mình phải có biện pháp thế nào ? Để thực hiện giờ làm quen văn học được tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Từ những suy nghĩ đó. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với môn văn học” để làm đề tài nghiên cứu .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm:
Để hoạt động “làm quen văn học”đạt hiệu quả cần đòi hỏi chúng ta phải biết nhiều những biện pháp, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, nội dung để áp dụng trong quá trình giảng dạy và sử dụng các phương pháp (đàm thoại, trực quan, dùng lời…) và các biện pháp (như kết hợp với phụ huynh, dạy mọi lúc mọi nơi, tuyên dương, khen ngợi…). Thông qua việc dạy trẻ làm quen với hoạt động văn học là giúp trẻ tiếp nhận những ngoại hình nghệ thuật, giúp trẻ phát triển các khả năng trí tuệ, sự tưởng tượng phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Để nâng cao chất lượng học tập của cháu tôi đã theo dõi và tìm hiểu nguyên nhân một số cháu còn học quá yếu môn văn học là do trẻ lần đầu tiên được đến trường và chưa qua nhà trẻ, một phần nữa là ba mẹ các cháu thuộc gia đình nông thôn nên rất khó khăn, vất vả, ít quan tâm, chú ý đến việc chăm sóc trẻ .
2. Thực trạng vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, cơ sở vật chất đầy đủ
Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt chuyên đề văn học cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm
Phụ huynh nhiệt tình đồng hành cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trong của việc giúp trẻ làm quen với văn học, đã dành thời gian đề chơi với trẻ nhiều hơn.
2.2. Khó khăn:
Mặc dù có những thuận lợi trên nhưng trong quá trình thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với môn văn học” vẫn còn gặp khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất trong việc giúp trẻ làm quen với đọc đó là sự quan tâm chưa đúng mức của nhiều bậc phụ huynh. Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu về trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như chương trình chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non do vậy chưa có biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều đa số trẻ nói ngọng và nói chưa rõ
- Khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học của trẻ chưa tốt.
3. Giải quyết vấn đề:
- Dạy trẻ “Làm quen với văn học” là nhằm giúp trẻ hình thành khả năng cảm thụ và khả năng bộc lộ cảm xúc trước các câu chuyện, bài thơ, các bài ca dao, đồng dao… xuất phát từ chính nội dung nghệ thuật của các nhà thơ, câu chuyện, ca dao… và phải phụ thuộc vào phương pháp, hình thức của việc tổ chức cho trẻ làm quen văn học ở lớp mẫu giáo nhỡ. Vì vậy hoạt động làm quen văn học là một trong những hoạt động để hình thành và rèn luyện khả năng làm giàu vốn từ, phát âm đúng, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc… với ý nghĩa và mục đích đó đầu năm học 2022 – 2023 tôi đã khảo sát kết quả học tập của lớp tôi về môn học này và có kết quả như sau
Bảng kết quả khảo sát đầu năm
STT |
NỘI DUNG |
Đầu năm |
ĐẠT |
CĐ |
1 |
Trẻ quan sát, lắng nghe, ghi nhớ tác phẩm, tác giả. |
13/34=38% |
21/34=62% |
2 |
Trẻ hứng thú tham gia họat động, đọc thơ diễn cảm, rõ
ràng, mạch lạc. |
12/34=35% |
22/34=65% |
3 |
Trẻ hiều nội dung bài thơ, trả lời được các câu hỏi đàm thoại. |
11/34=32% |
23/34=68% |
4 |
Trẻ thể hiện được sắc thái, tình cảm của tác phẩm. |
10/34=29% |
24/34=71% |
3.1. Biện pháp 1. Kết hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã biết: Giờ làm quen văn học đạt hiệu quả rất thấp. Là giáo viên mới đứng lớp nhưng tôi cũng tìm tòi học hỏi từ các chị đi trước nên tôi đã sử biện pháp này và đạt hiệu quả. SauVI mỗi giờ đọc chuyện hoặc đọc thơ ở trên trường thì có những trẻ chậm không thể tiếp thu bài được trẻ không thuộc hết bài thơ hoặc không nhớ được nội dung câu chuyện của cô kể nên trẻ cảm thấy chán nản, học không tập trung, ngồi hay phá bạn nên tôi đã tìm cách liên hệ với phụ huynh nhờ cùng tôi giúp đỡ để cháu học tốt hơn môn này. Tôi đã ghi lại những bài thơ, câu chuyện vừa học trên trường để về phụ huynh cùng bày thêm cho cháu để những câu thơ nào chưa thuộc thì trẻ thuộc, hoặc trẻ nhớ lại nội dung chuyện, như thế trẻ sẽ không thuộc và khắc sâu, khi lên trường bản thân tôi cho trẻ ôn lại thì trẻ nhớ và đọc cùng các bạn hoặc có thể kể được tóm tắt câu chuyện theo sự gợi ý của cô… - Ngoài ra tôi còn có thể giới thiệu với phụ huynh đến các nhà sách để mua những câu chuyện có thể về kể cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xem hình ảnh trong sách truyện để từ đó trẻ có thể kể lại chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ… Như vậy trẻ dẫn dần sẽ thích học môn này trẻ không cảm thấy chán. Qua thời gian kết hợp với phụ huynh nhờ đó mà bộ môn làm quen văn học của trẻ có phần tiến bộ hơn so với đầu năm học
3.2. Biện pháp 2. Dạy trẻ làm quen với ngôn ngữ, nói đủ câu
Đặc biệt cho trẻ làm quen văn học là cho trẻ làm quen với ngôn ngữ, ở độ tuổi này. Do vậy là cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ ngọng, để sửa sai cho trẻ cô đọc lại để cho trẻ đọc nhiều lần và động viên trẻ “con đọc gần giỏi rồi”. Thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn dẫn đến nhiều trẻ học tốt.
VD: + Dạy trẻ đọc bài thơ “ Ong và Bướm” thì cô phải đọc thật diễn cảm và chậm rãi ở những câu như : Việc chưa xong và phát âm đúng những từ như “Chơi rong”, dạy trẻ đọc theo cô từ câu 1 cho đến hết cả bài, đọc theo từng tổ, đọc lối tiếp theo, đọc theo cá nhân và khi đọc thì cô chú ý lắng nghe để sửa sai cho trẻ ở những từ như “chơi rong”, bay vội”.
+ Dạy trẻ kể chuyện hoặc kể chuyện cho trẻ nghe thì cô phải phát âm rõ , như chuyện “Đôi bạn tốt” cô phải thể hiện rõ hai giọng nói của “vịt ”, “gà con” giọng gà hoản hốt, kêu cứu, còn giọng vịt thì nhanh nhảo gọi bạn “vít đây ,vít đây” , khi trẻ kể lại thì cô cùng giúp trẻ kể được tính cách hai nhân vật đó.
Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ bạn và trong giờ học cô luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để gần gũi động viên giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn.
VD 1: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Đôi bạn tốt”
+ Cô hỏi trẻ: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì. Trẻ trả lời, dạ thưa cô, cô vừa kể cho con nghe câu chuyện “Đôi bạn tốt”
+ Còn đối thơ : Cô dạy trẻ bài thơ “Giúp bà ” cô hỏi trẻ khi đi học về thì bé nhìn thấy gì ? Trẻ trả lời dạ thưa cô bé thấy một bà già chống gậy muốn tránh xe qua đường .Và bé đã làm gì để giúp bà ,dạ thưa cô bé nắm tay bà dắt bà qua đường ạ .
VD2: Khi dạy thơ cô phải chú ý những trẻ yếu như dạy trẻ bài thơ “Tìm ổ ” cô phải cho trẻ luyện tập nhiều lần để những trẻ yếu cùng đọc cho thuộc, nếu trẻ không thuộc thì cô có thể cho các bạn giỏi hơn giúp những trẻ yếu trong giờ hoạt động góc, ngoài trời, hoạt động chiều
- Để cho trẻ đến với văn học,có hứng thú với môn học này thì biện pháp cho trẻ làm quen với góc văn học cũng rất quan trọng ở lớp tôi bố trí một góc có đủ ánh sáng, có kê bàn để các loại truyện tranh, các tranh minh họa nội dung các câu truyện bài thơ có trong chương trình học. Ở những thời gian ngoài giờ học, cô giáo gợi ý để các cháu tự lấy truyện tranh ra kể lại cho nhau nghe. Đối với những loại truyện tranh mới, cô giáo tổ chức kể truyện tranh cho từng nhóm nghe vào các thời điểm khác nhau. Lúc đầu, cô để cho trẻ tự tìm hiểu nôi dung các hình ảnh trong truyện tranh sau đó cô dùng câu hỏi để hướng dẫn sự chú ý của cháu vào hình ảnh chủ yếu vào bức tranh rồi đọc đoạn chữ ở dưới tranh. Đọc xong truyện lại cho các cháu xem tranh một lần nữa. VD: Khi cho trẻ đến với góc văn học cô nói các con nhìn xem lớp mình hôm nay có gì lạ, (có rất nhiều truyện các con có thích xem những quyển truyện đó không? (trẻ trả lời) các con lại lấy chuyện xem đi nào? Cô để cho trẻ xem và thảo luận cùng bạn, sau đó cô đến và trò chuyện cùng trẻ, các con xem quyển truyện gì đó? trẻ trả lời truyện có quả bầu. Thế các con có thể xem tranh trong quyển truyện và kể cho cô nghe được không nào. Sau khi trẻ kể theo sự trí tưởng tượng của trẻ thì cô có thể kể lại. - Với những truyện tranh, trẻ đã được làm quen nhiều lần có thể đề nghị lần lượt các trẻ kể lại nội dung từng bức tranh trong truyện. VD: Câu chuyện “Ba cô bạn bướm” cô treo nội dung câu chuyện đó trẻ nhìn và kể thễo mau thuộc ba sưa có ba cô bạn bướm đỏ, trắng, vàng cô vẽ tranh có 3 cô bướm đó . Một hôm trời mưa 3 cô bướm bay đi trú mưa, tìm đến chỗ chị Huệ trắng, Huệ đỏ, Cúc vàng ông mặt trời nấp sau núi nghe được giúp 3 cô bướm xua đi các đám mây… cứ mỗi nội dung như thế cô vẽ một tranh và dán lên trẻ nhìn và có thể kể lại được. Như vậy góc văn học thật sự thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác
3.3. Biện pháp 3. Dạy ở mọi lúc mọi nơi
Ngoài những hoạt động chung của tiết học làm quen với văn học tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và củng cố tích lũy những biểu tượng mà cô đã cung cấp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như dạo chơi ngoài trời, xem tranh ảnh, cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống, trong các môn học khác, trong vui chơi đồng thời đặt nền móng cho giờ học sau đạt hiệu quả cao hơn.
VD: Khi dạy bài thơ: “Bó hoa tặng cô” cô cho trẻ đến gần các chậu hoa hay ở vườn hoa ở sân trường và nói, cô đố các con xung quanh chúng ta có những gì ? Hoa có những màu gì ? Hoa có ích lợi gì ? Hoa có rất là nhiều lợi ích như hoa dùng để trang trí, làm đẹp, còn tặng nhân những ngày lễ vậy có một bài thơ rất hay nói về hoa để tặng cô giáo đó là bài thơ “Bó hoa tặng cô”. Bên cạnh việc quan sát , khi xem tranh cô giáo cần vẽ những bức tranh sát với nội dung bài và màu sắc hài hòa. Cô đặt cho trẻ quan sát và hiểu nội dung bức tranh. Như vậy trẻ đã khắc sâu vào tâm trí sẽ mau thuộc.
Ngoài những hoạt động chung thì tôi còn áp dụng vào hoạt động góc, hoạt đồng chiều. Cứ mỗi chủ điểm cô lên kế hoạch cụ thể cho phù hợp để bổ sung cho hoạt động có chủ đích như vậy đem lại hiệu quả cao.
VD: Ở giờ hoạt động có chủ đích tôi cho trẻ đọc thơ “Cô giáo của em” hoặc dạy các bài đồng giao “Con nít” khi cô tổ chức hoạt động góc, hoạt động chiều thì ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi đóng vai cô giáo dạy các bạn cô đọc các bài thơ, đồng dao, hoặc cô lại cùng tham gia chơi với trẻ như kể chuyện cho trẻ nghe, một lần nữa và chỉ chọn những trẻ yếu tham gia đóng vai học sinh, bên cạnh đó chọn trẻ học tốt cùng học với trẻ yếu để trẻ tốt sẽ tiếp tục phát huy. Bên cạnh đó ở hoạt động chiều và hoạt động ngoài trời cũng vậy tôi sẽ cho cả lớp cùng tham gia đọc thơ trong chương trình, ngoài chương trình luyện đọc theo nhiều hình thức lớp tổ, các nhân, thi đua giữa các tổ. Như vật tất cả các trẻ đều hoạt động và hứng thú hơn trong giờ học ở hoạt động có chủ đích. Ngoài tiết thơ thì kể chuyện cũng vậy bằng cách tôi kể cho trẻ nghe hết cả câu chuyện, hoặc cô kể từng đoạn trẻ kể tiếp hoặc kể theo sự trí nhớ của trẻ. Qua các giờ hoạt động như vậy thì cô giáo phải tuyên dương, khen ngợi, động viên kịp thời sau mỗi lần trẻ đọc thơ, hoặc kể chuyện.
Với các biện pháp trên thì phương pháp dạy học tích cực là một vấn đề cần phải quan tâm trong giờ hoạt động này. Một số trẻ mới đi học ở độ tuổi này trẻ chưa bao giờ tiếp xúc những bài thơ, bài ca dao, đồng dao, câu chuyện trong chương trình mẫu giáo nên trẻ không cảm nhận được cảm xúc, không phát triển được trí tưởng tượng trước những câu chuyện bài thơ nên khi đọc thơ hay kể chuyện trẻ cũng thể đọc diễn cảm không thể hiện được các tính cách nhân vật trong câu chuyện.
VD: Khi cô dạy bài thơ “Ông mặt trời” của Ngô Thị Bích Hiền cô hỏi trẻ các cháu nghe cô đọc bài thơ như thế nào, nếu trẻ chưa bao giờ được nghe thì trẻ sẽ không cảm nhận được những hình ảnh không bộc lộ được cảm xúc thì trẻ không thể đọc thơ diễn cảm được. Mà sau khi cô đọc được lần một xong, cô hỏi trẻ các cháu nghe cô đọc bài thơ đó như thế nào, trẻ sẽ trả lời theo suy nghĩ của trẻ? Các cháu thấy thế các cháu có thích cô đọc lại một lần nữa không, cô đọc lần 2 và có thể kèm theo tranh, qua lời thơ diễn cảm của cô và những h/ả trong bài thơ trẻ sẽ có cảm xúc, hình dung những hình ảnh sinh động trong bài thơ, trẻ thích đọc thơ và sẽ đọc diễn cảm theo nhịp điều của bài thơ. - Ở câu chuyện cũng vậy.
VD: Cô kể chuyện “Hai anh em” cô khơi gợi để dẫn dắt vào câu… “Hai anh em” lần một cô cũng kể chuyện cho trẻ nghe bằng giọng của cô, các cháu nghe câu chuyện cô vừa kể thế nào trẻ trả lời? các cháu có thích cô kể nữa không? Câu chuyện 1 lần nữa thể hiện qua tranh hoặc cho trẻ nghe qua như vậy qua những lần như vậy trẻ sẽ dần dần cảm nhận được cái hay trong câu chuyện thích nghe cô kể chuyện, và cũng thuộc chuyện, khi hoạt động ngoài trời hay hoạt động góc thì cô tiếp tục kể cho trẻ nghe nữa như vậy trẻ dần dần sẽ nhớ được câu chuyện và thích nghe kể chuyện.
Như vậy nhìn chung để bộ môn này đạt hiệu quả cao thì tôi đã sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tạo hứng thú bất ngờ để thu hút trẻ, thi đua giữa bạn này bạn khác, giữa tổ này và tổ kia. Trong quá trình trẻ luyện tập cô chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích để trẻ phát huy được tính tích cực của mình. Trong mỗi tiết dạycô nên lồng ghép các trò chơi dân gian hoặc bài hát và các hình ảnh khi bắt đầu vào bài học mới. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn.
3.4. Biện pháp 4. Khơi gợi hứng thú của trẻ đến với truyện, thơ, ca dao.
Ở biện pháp này đòi hỏi sự chuẩn bị của giáo viên phải học thuộc nội dung truyện, thơ thuộc và diễn cảm, đối với các bài ca dao, đồng dao thì giáo viên nên lựa chọn các bài đơn giản, gần gũi đến với trẻ, có vần điệu rõ nét, dễ nhớ, dễ thuộc. Các đồ dùng minh họa sử dụng khi dạy, sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát có nội dung gần gũi khi dạy ở các tiết đó. Để đạt hiệu quả ở tiết dạy thì đầu tiên phải khơi gợi hứng thú của trẻ đến với các thể loại mà mình dạy. Trước khi kể chuyện giáo viên có thể cho trẻ xem tranh, nghe đọc thơ, nghe kể chuyện, hát các bài hát có nội dung gần gũi với thể loại sắp dạy, cho trẻ xem tranh rối, diễn kịch trong quá trình dạy. Phải giúp trẻ hiểu nội dung.
VD1: Đối với thể loại truyện. Để giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ trình tự các sự kiện của câu chuyện, giáo viên phải đàm thoại với trẻ theo hệ thống các loại câu hỏi sau đây:
+ Loại câu hỏi về nội dung: Cô kể chuyện “Hai anh em” câu chuyện có tên là gì? Trong câu chuyện có ai ?...
+ Loại câu hỏi về nội dung nhưng có tính chất suy luận. Ai là người chăm chỉ tại sao người anh chăm chỉ…
+ Loại câu hỏi về thái độ của trẻ đối với nhân vật ? các con nghĩ gì về người em? Các cháu yêu ai ? Vì sao… Sau khi trẻ hứng thú thì cô giáo hướng trẻ kể lại truyện thì để giúp trẻ nhớ được truyện. Sau khi đàm thoại, giáo viên nên kể lại truyện cho trẻ nghe, như vậy trẻ nghe kể chuyện nhiều lần, trong hoạt động học và ở mọi lúc, mọi nơi nhất là vào các giờ chơi buổi chiều.
VD: Lần đầu cô kể chuyện kèm minh họa để giúp trẻ làm quen nhớ tên các nhân vật trong truyện, sau đó đặt câu hỏi về truyện.
- Lần 2 cô kể lại kèm theo tranh minh họa hoặc không kèm theo minh họa, giáo viên nên trò chuyện với trẻ về các từ, cụm từ miêu tả đặc điểm, tính cách hành động các nhân vật, dạy trẻ nhắc lại một cách diễn cảm câu nói của các nhân vật. Để giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện. Khi kể chuyện “Giọt nước tí xíu. Thì cô giải thích từ tí xíu là “rất nhỏ”. Tí xíu chơi đùa với bạn ông Mặt trời nói gì với “Tí xíu”. Thì ở câu hỏi này trẻ phải biết thể hiện được giọng nói của ông mặt trời (tí xíu) cháu có vào đất liền với ông không…
- Khi trẻ thuộc truyện, cho trẻ tự kể hoặc trẻ kể chuyện theo vai trong đó cô là người dẫn truyện. Chẳng hạn như cũng câu chuyện “Giọt nước tí xíu” thì cô dẫn truyện tí xíu là một giọt nước… đến chỗ ông mặt trời nói gì thì trẻ phải kể lại những câu ông mặt trời nói cùng tí xíu.
- Khi kể chuyện cho trẻ nghe cô giáo nên ngồi trước mặt trẻ và ngang bằng với trẻ, sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy nhìn rõ cô và đồ dùng.
- Đồ dùng phải đẹp, màu sắc tươi sáng, sinh động không làm trẻ sợ hãi.
+ Đối với thể loại thơ và đồng dao, ca dao cũng vậy.
- Như vậy để khơi gợi sự hứng thú của trẻ đến với các thể loại thì đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của cô giáo để trẻ hứng thú hơn
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mình đang phụ trách, quan sát, theo dõi, gần gũi với trẻ.
- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, mến trẻ, có trách nghiệm cao với lớp.
- Nắm bắt kịp thời, nghiên cứu sâu sự đánh giá phát triển của trẻ 4 - 5 tuổi để sử dụng có hiệu quả đối với các cháu.
- Tự bản thân mình tôi nhận thấy phải luôn luôn cố gắng nỗ lực làm sao tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho trẻ.
- Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng thêm kiến thức cho mình bằng nhiều hình thức như tham khảo thêm các tài liệu chuyên ngành, học hỏi đồng nghiệp, kịp thời cập nhật các thông tin làm phong phú tâm hồn và nâng cao về mọi mặt.
- Để truyền thụ được kiến thức cho trẻ, trước hết giáo viên phải yêu thích văn học, có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, có khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm thơ, truyện, hiểu và biết thể hiện bằng chính cảm xúc của mình, xác định được giọng đọc của từng bài thơ, từng câu chuyện.
- Luyện giọng đọc, kể diễn cảm phối hợp với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh họa phù hợp với nội dung tác phẩm nhằm thu hút sự chú ý tập trung của trẻ.
- Ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Sử dụng tốt mô hình, rối dẹt, rối tay.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, hấp dẫn, phù hợp với nội dung của từng bài thơ, câu chuyện và sử dụng khoa học, gọn gàng, đúng lúc.
b. Đối với trẻ:
- Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động cùng với cô giáo. Trẻ vui vẻ, hạnh phúc, tự tin.
- Trẻ ngoan hơn, hứng thú vào giờ học, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, có thái độ đúng mực với cái thiện, cái ác, biết yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo, bạn bè.
Kết quả của mục tiêu giúp trẻ làm quen với văn học. Sau đây là một số kết quả đã đạt được:
STT |
NỘI DUNG |
Đầu năm |
Cuối năm |
ĐẠT |
CĐ |
ĐẠT |
CĐ |
1 |
Trẻ quan sát, lắng nghe, ghi nhớ tác phẩm, tác giả. |
13/34=38% |
21/34=62% |
29/34=85%
|
5/34=15%
|
2 |
Trẻ hứng thú tham gia họat động, đọc thơ diễn cảm, rõ
ràng, mạch lạc. |
12/34=35% |
22/34=65% |
30/34=88% |
4/34=12% |
3 |
Trẻ hiều nội dung bài thơ, trả lời được các câu hỏi đàm thoại. |
11/34=32% |
23/34=68% |
29/34=85% |
5/34=15% |
4 |
Trẻ thể hiện được sắc thái, tình cảm của tác phẩm. |
10/34=29% |
24/34=71% |
27/34=79% |
7/34=21% |
c. Đối với phụ huynh
Phụ huynh rất tin tưởng giáo viên, sẵn sàng trao đổi với giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
Phụ huynh có sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động về việc giúp trẻ làm quen với văn học. Tỉ lệ phụ huynh tham gia vào công tác phối hợp giáo dục với giáo viên tăng đáng kể (34/34 phụ huynh).
Phụ huynh đã quan tâm đến cảm xúc của trẻ hơn, đã kịp thời thỏa mãn các nhu cầu cho trẻ làm quen văn học của trẻ.
Phụ huynh không chỉ gắn kết với trẻ, khám phá tâm tư tình cảm của trẻ
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
+ Cô giáo phải nâng cao nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
theo hướng đổi mới, nắm vững phương pháp của từng tiết học, các góc để có sự
chuẩn bị về đồ dùng cho cô và trẻ một cách chu đáo và đầy đủ, trong giờ kể
chuyện luôn luôn thay đổi hình thức khi mở đầu bài dạy, gây hứng thú cho trẻ ngay từ những phút đầu để thu hút sự chú ý của trẻ.
+ Luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo và làm tốt công tác hóa giáo dục
để nâng cao chuyên môn và được mọi người quan tâm hơn.Thông qua hoạt động nêu gương cuối tuần cuối ngày giúp trẻ yêu thích
trong giờ kể chuyện, từ đó trẻ mạnh dạn hơn, hồn nhiên ham mê khi kể chuyện.
+ Luôn tận dụng mọi lúc mọi nơi để dạy trẻ có thói quen về vận dụng các
kỹ năng, cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện, giáo viên phải suy nghĩ sáng tạo tiến hành mọi lúc mọi nơi, đồng thời lồng ghép tích hợp vào các môn học, các hoạt động của trẻ mầm non.
2. Việc áp dụng và khả năng phát triển Sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm “
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với văn học ”, áp dụng rất tốt trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Sáng kiến này rất gần gũi, thiết thực, dễ thực hiện, chú trọng tới khả năng của từng trẻ, có thể áp dụng vào tất cả các trường mầm non
3. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi sách vở, dự giờ ở trường bạn, bản thân tôi đã tìm cho mình một sô biện pháp để giúp trẻ học tốt các môn làm quen văn học và từ những biện pháp đó và sự tìm tòi, học hỏi tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau. Là giáo viên mầm non thì rất vất vả điều đầu tiên ở bản thân phải thật sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Thực hiện theo đúng chương trình chăm sóc trẻ ở độ tuổi ( 4-5 tuổi) soạn giảng nghiên cứu có sự sáng tạo theo hình thức đổi mới. Lấy trẻ làm trung tâm. Lời nói, cử chỉ của cô phải chuẩn xác, lượng kiến thức đưa ra phù hợp vừa sức trẻ. Sưu tầm và sáng tạo các câu đố, trò chơi, thăm quan hội thi đặc biệt là áp dụng đưa công nghệ thông vào tiết dạy một cách phù hợp, linh hoạt ngộ nghỉnh để gây tình huống bất ngời. Trong giờ học tôi luôn quan sát từng trẻ, uốn nắn sửa sai từng câu, từng lời và động viên khuyến khích trẻ tham gia để trẻ mạnh dạn, tổ chức đóng kịch theo nội dung tác phẩm để trẻ hóa thân vào các nhân vật để trẻ nắm bắt được nội dung và thuộc truyện, thuộc thơ. Bên cạnh đó việc kết hợp với phụ huynh là rất quan trong và cần thiết. Như vậy với kết quả trên chưa phải là kết quả cao nhưng đó là sự động viên cho tôi tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong công việc chăm sóc giáo dục trẻ sau này đối với bản thân tôi.
4. Kiến nghị- đề xuất:
Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức nhiều đợt kiến tập, tập huấn về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và làm quen với văn học
Trên đây là
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen với văn học”. Để áp dụng đề tài đạt kết quả tốt hơn kính mong sự giúp đỡ của cấp trên và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.!
IV. PHỤ LỤC
HÌNH ẢNH MINH HỌA
( Ảnh cô và trẻ hoạt động )
( Ảnh cô và trẻ cùng trò chuyện vào tiết dạy)
( Ảnh cô và trẻ cùng vận động vào tiết dạy)
( Ảnh cô sử dụng rối tay để dạy trẻ)