I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi câu hát cất lên "Tổ quốc Việt Nam xanh thắm ,có sạch đẹp mãi được không, Điều đó tùy thuộc hành động của bạn ,tùy thuộc vào bạn và tôi " . Với những câu hát thật nhẹ nhàng nhưng đi vào suy nghĩ của mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Vậy chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ , giữ gìn cho môi trường sống của chúng ta ngày một xanh - sạch- đẹp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay môi trường của chúng ta đang đứng trước một thực tràng đáng lo ngại: Quá trình khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên bức bãi thiếu khoa học đã dẫn đến sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên ,gây tác động xấu tới nhiều mặt của đới sống kinh tế xã hội . Một trong những tác hại của sự vô thức ấy là làm hủy hoại đời sống con người, ảnh hưởng tới tương lai và hạnh phúc của các thế hệ mai sau trên phạm vi toàn cầu : Trên thực tế mỗi chúng ta cũng đã có lần quên mất rằng chỉ một hành động nhỏ bé của mình cũng làm tổn hại đến môi trường rất nhiều. Chỉ trên địa bàn nhỏ bé từ nhà tôi đến trường chỉ chưa đầy một cây số tôi cũng đã thấy rác bay đầy đường. Tại sao lại như vậy ? Và bụi thì bay mù mịt. Con đường qua trường tôi lµ nh÷ng l« ®Êt x©y c¸c khu biÖt thù vµ chung c cao cÊp đang trong giai đoạn thì công nên lúc nào cũng bụi bẩn, g¹ch, ®¸ c¸t sái,... rất nhiều. Còn các bé thì sao việc đó lại còn xẩy ra nhiều hơn, các bé chưa được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường , hoặc việc giáo dục còn hời hợt, chưa đi vào hành động thực tế nên trẻ chưa cảm nhận được. Chính vì vậy, ý thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế. Việc sử dụng năng lượng của mọi người thì sao? Rất nhiều người trong số chúng ta không hề có ý thức sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng: điện ,nước . Nhất là năng lượng công cộng. Đi đến những nơi công cộng chúng ta thường thấy nước được chảy tự do mà ai đó quên không xoáy vòi, còn điện và quạt thì cứ sáng , cứ chạy mà người thì không thấy. Điều hòa nhiệt độ thì cứ bật cả ngày cho mát vì có tốn tiền của mình đâu. Vậy ý thức của mọi người ở đâu ?.. Qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thế nhưng để dạy một đứa trẻ nhỏ nhất là lại đang ở lứa tuổi mầm non, khi mà khả năng chú ý còn hạn chế, mau nhớ chóng quên thì lại là một vấn đề không nhỏ. Bởi đối với trẻ mầm non, tiết kiệm còn là một phạm trù “mới ”. Đa số trẻ được sống trong tình thương yêu của gia đình, được đáp ứng đầy đủ thậm chí là dư thừa về vật chất và tình cảm. Vì thế tiết kiệm với trẻ mầm non còn mông lung và chưa sát thực. Cho nên còn nhiều tình trạng trẻ mầm non chưa có ý thức và hành động. Là một giáo viên mầm non tôi cũng muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường . Nhưng sự lựa chọn phương pháp với đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn. Sự lý thuyết giáo điều, hô hào khẩu hiệu sẽ không mấy phát huy tác động với lứa tuổi này. Chính vì vậy, tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều không biết làm thế nào để việc giáo dục bảo vệ môi trường đến với trẻ một cách đơn giản nhất, nhẹ nhàng nhất, mà vẫn giúp trẻ khắc sâu được những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường . Với đề tài :"Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ” . Tôi hy vọng nó sẽ góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, để nguồn năng lượng của chúng ta không bị cạn kiệt và môi trường sống của chúng ta ngày một tươi đÑp hơn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận - Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho trẻ cũng là một khoa học. Việc khám phá khoa học của trẻ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với sự vật hiện tượng xung quanh. Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích của giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực tế . - Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho trẻ là một vấn đề vô cùng cần thiết nhất là trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn . Trẻ đã có sự nhận thức một cách toàn diện trên các lĩnh vực phát triển. Chính vì vậy, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường đến với trẻ mẫu giáo lớn chính là đặt một nền tảng cho tương lai sau này. Một tương lai với những con người luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Luôn nghiên cứu sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có tác dụng bảo tồn nguồn tài nguyên. - Giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường không chỉ hạn chế ở trẻ mầm non mà thông qua trẻ và thông qua các hành động thực tế chúng ta hãy đưa ý thức đó tới từng phụ huynh và tới mọi người xung quanh, tới các cấp lãnh đạo để ai ai trong mỗi chúng ta đều có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay nhà trường có tổng số CBGVNV là 40 người: Trong đó có Ban giám hiệu: 03 người, 25 giáo viên, 13 nhân viên. CBGVNV đều đã qua các lớp đào tạo bồi dưỡng và được phân công công việc theo đúng chuyên môn và năng lực. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trong đó có 54% đạt trình độ trên chuẩn 2.1Thuận lợi: - Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo đặc biệt là phòng GD &ĐT quận Long Biên. - Trường có đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy - Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. - Bản thân nhiệt tình, yêu nghề, mếm trẻ, ham học hỏi tìm tòi sáng tạo. Nắm vững được phương pháp giảng dạy. Bản thân là giáo viên, chúng tôi cũng được học tập và nghiên cứu các biện pháp, sưu tầm các trò chơi , bài hát, câu chuyện, hướng dẫn trải nghiệm thao tác thực hành về việc sử dụng các thiết bị điện và nước, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, thường xuyên thay đổi các hình thức dạy linh hoạt, hấp dẫn, mới lạ đối với trẻ. - Lứa tuổi lớn 5-6 tuổi là lứa tuổi ham học hỏi, khám phá, hay đặt các câu hỏi , thông minh nhanh nhẹn, tiếp thu kiến thức rất nhanh và luôn luôn nghe theo lời dạy của cô giáo, người lớn - Hiện nay, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình học sinh đã khá giả, nhiều phụ huynh quan tâm cho các con tham gia các lớp học, câu lạc bộ, khóa học về “ thử thách bản thân, trải nghiệm cùng bé,..” 2.2 Khó khăn: - Mặc dù có những thuận lợi trên, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khó khăn: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động có liên quan còn khó khăn. Tài liệu hướng dẫn về việc sủ dụng tiết kiệm các thiết bị dùng năng lượng còn ít. - Một số trẻ chưa mạnh dạn tham gia nêu ý kiến của bản thân trong các hoạt động liên quan đến việc trải nghiệm, thực hành. - Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm các công việc kinh doanh, nội trợ, làm việc ở các khu công nghiệp... với tính chất công việc là bận rộn, nên bố mẹ trẻ cũng không có thời gian để cùng trải nghiệm với trẻ. 3. Các biện pháp thực hiện 3.1 Biện pháp 1: Kết hợp với phụ huynh Sở dĩ tôi đưa biện pháp này đầu tiên bởi việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lương và bảo vệ môi trường phải được đến với trẻ ngay từ khi còn nhỏ và môi trường gia đình là nôi có nhiều điều kiện để giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi . Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ về việc dạy trẻ tiết kiệm năng lượng tại lớp như thế nào để thống nhất cách giáo dục trẻ như: dạy trẻ sau khi rửa tay tại nhà cũng nhớ xoáy vòi nước vừa đủ và nhớ khóa vòi nước sau khi sử dụng. Đặc biệt việc sử dụng năng lượng điện tại gia đình trẻ thường được tự do mở tivi , đầu đĩa xem và sau đó lại không tắt bỏ đi chơi . Vậy phụ huynh sẽ giáo dục con như thế nào ... Tôi cũng không ngần ngại nhắc nhở phụ huynh hãy để rác đúng nơi quy định khi bắt gặp một phụ huynh nào đó vứt rác ở sân trường hoặc ở trên đường. Chúng tôi cũng kết hợp với phụ huynh tổ chức những buổi vệ sinh môi trường phạm vi quanh trường học để môi trường học của các con được sạch đẹp hơn và cũng là tạo thêm mối quan hệ cho giữa gia đình và nhà trường . Ngoài ra tôi cũng đã sử dụng một số tranh ảnh tuyên truyền về những hành động bảo vệ môi trường, nguồn nước và không khí …. Treo ở góc cha mẹ cần biết để hằng ngày phụ huynh nắm được và cùng giáo dục con . 3.2 Biện pháp 2. Giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong các giờ hoạt động a/ Giờ đón trẻ : Đây là thời gian rất thích hợp để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ . Vừa đón trẻ cô vừa có thể tập trung trẻ cùng trò chuyện về một số hành động bảo vệ môi trường: như buổi sáng trẻ thường ăn sáng với các loại bánh ,kẹo ,sữa hút … tôi trò truyện và giáo dục trẻ sau khi ăn thì vứt rác vào đâu? b/ Giờ hoạt động +Víi bài học : “Trân trọng thiên nhiên” với một đoạn lời dẫn và hệ thống câu hỏi về nước đã giúp cho trẻ phải suy nghĩ, phải cảm nhận về sự quan trọng , cần thiết của nước, của thiện nhiên . Chúng ta có thể sử dụng bài học này trong hoạt đéng phát triển nhận thức của chủ điểm nước và một số hiện tượng thiên nhiên. + Trß ch¬i "G¾p r¸c b»ng ch©n" víi môc ®Ých gi¸o dôc ý thøc cho trÎ gi÷ g×n m«i trêng sèng sanh - x¹ch - ®Ñp kh«ng vøt r¸c bõa b•i . RÌn luyện thói quen bá r¸c ®óng n¬i quy ®Þnh . . tuyªn truyÒn trong céng ®ång gi÷ vÖ sinh nơi công cộng + Trò chơi “vết dầu loang ” với mục đích giáo dục các bé về sự ô nhiễm môi trường của các loại dầu khí thải, đổ ra sông hồ biển . Có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và các nguồn tài nguyên khác. + Ở góc chơi xây dựng tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : xây dựng môi trường sinh thái mực đích giúp các bé hiểu được cảm nhận được vể đẹp của môi trường tự nhiên.Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sống . Tạo một môi trường sinh thái . + Giáo dục trẻ về bảo vệ môi trường trong giờ ăn là thực sự cần thiết. Thật vậy, nhất là giờ ăn tại trường mầm non .Với một khối lượng học sinh lớn như vậy . Làm thế nào giáo dục trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, trong khi ăn và sau khi ăn để môi trường lớp luôn được sạch sẽ . Để làm được điều đó hàng ngày chúng tôi phải thường xuyên nhắc nhở trẻ ăn như thế nào, lấy cơm như thế nào, và khi vãi cơm ra thì trẻ có ý thức nhặt ngay vào đĩa, khi ăn thì không nói chuyện, sau khi ăn xong bát thìa để gọn gàng ra xoong và vào cất đồ dùng cá nhân của trẻ rồi lau mồm , xúc miệng tránh làm vải nước …… Tất cả những điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường lớp của trẻ . 3.3 Biện pháp 3: Sưu tầm, sáng tác một số trò chơi, câu đố, bài thơ, bài hát có nội dung về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ ,môi trường. a/ Một số trò chơi về môi trường Trò chơi 1 : Môi trường sống * Mục đích:- Cung cấp thông tin cho trẻ về môi trường sống của các loài sinh vật từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Nâng cao nhận thức về môi trường sống đối với sinh vật, đối với con người. * Nội dung: Tìm đúng môi trường sống của các loài sinh vật. * Địa điểm:Ngoài sân hoặc trong lớp có đủ không gian. * Chuẩn bị dụng cụ:- 3 tấm bìa cứng ghi môi trường không khí, đất, nước. - Giầy màu nhiều loại, ghi rõ tên các loài sinh vật. * Cách chơi + Chọn 3 khu vực, để các tấm bìa có ghi tên môi trường. + Chia tập thể chơi thành 2 đội có số lượng bằng nha, phát cho mỗi bạn một mẩu giấy màu có ghi tên các loài sinh vật. + Khi có lệnh chơi, bạn phải tìm đến môi trường của mình ( theo tấm giấy đã ghi) và đứng ở đó. *Luật chơi: + Khi kết thúc cuộc chơi, đội nào có nhiều người tìm đúng môi trường sống hơn thắng cuộc. * Củng cố, kết luận: - Nêu tầm quan trọng của môi trường sống đối với các loài sinh vật. - Các em tự thảo luận về điều gì sẽ xảy ra khi sinh vật sống khác môi trường đang sống của mình? - Quản trò tổng kết, rút ra kết luận: + Trả các loài vật về đúng môi trường sống khi chúng gặp nhau. + Hãy cùng nhau tham gia bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Trò chơi 2 : Ai khoẻ nhặt được rác * Mục đích : Giáo dục ý thức cho trẻ để rác đúng nơi quy định . Rèn thói quen khi thấy rác rơi vãi, nhặt bỏ đúng nơi quy định . Có thái độ kiên quyết với các hành vi vứt rác bừa bãi * Nội dung: Nhặt được nhiều rác * Địa điểm : Ngoài sân * Chuẩn bị dụng cụ : Một vòng dây đủ rộng cho số lượng người tham gia ,giày ,dép,sách vở …làm tác. * Cách chơi : + Cô giáo chia tập thể thành 2 đội có số lượng bằng nhau, xếp thành vòng tròn, đứng xen kẽ nhau (Cứ 1 người đội 1 rồi đến 1 người đội 2… )đứng phía trong vòng dây , dây để ngang bụng . rác để ngoài vòng dây +Khi có lệnh chơi các bạn dùng sức cố lấy được rác ở ngoài vòng dây. * Luật chơi : Đội nào lấy được nhiều rác đội đó thắng cuộc. Mỗi bạn chỉ được lấy một mẩu rác . * Củng cố, kết luận: Mỗi trẻ chơi nói những suy nghĩ của minh khi thấy các nhân viên công ty môi trường đô thị hang ngày phải cặm cụi, cần mẫn bên những xe rác đầy ắp? Quản trò tổng kết, rút ra kết luận. Trò chơi 3 : Thử tài đoán vật * MĐ : Phát triển ngôn ngữ, rèn luyên sự khéo léo của đôi tay, sự nhạy cảm của các giác quan * CB : Một số đồ chơi trong gia đình như : Điện thoại, ti vị, đài, xe máy, xe đạp, nồi cơm điện, quạt điện, bàn là, bếp ga Hai chiếc hộp kín có lỗ thủng để bé đưa tay vào và sờ lấy được đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu Một bản nhạc ngắn * Luật chơi : Trong thời gian dạo một bản nhạc, đội nào lấy được và gọi đúng tên được nhiều đồ vật sử dụng điện hơn sẽ thắng cuộc. * Cách chơi : Cô cho trẻ quan sát các loại đồ dùng, đồ chơi trong vòng 1-2 phút Chọn hai đội chơi, mỗi đội từ 7-8 trẻ cô cho trẻ chơi lần lượt Cô để đồ dùng trong hộp kín cho trẻ thò tay vào sờ và đoán tên đồ vật sử dụng điện .Trẻ sờ và đoán đúng tên đồ vật sử dụng điện được mang về đội của mình . b/ Một số bài thơ về tiết kiệm điện, năng lượng Bài thơ 1: Nhắc bé Bé này bé ơi Đừng lãng phí nước Hãy cùng nhau nhắc Sử dụng khi cần Và mỗi khi dùng Khóa vòi lại nhé Đừng để nước chảy Tự do phí hoài Bé này bé ơi Bé ơi bé này Bài thơ 3: Bé ngoan Trước khi ra khỏi phòng Phải tắt đèn bạn nhé! Rửa xong tay sạch sẽ Đóng vòi nước lại ngay Cô giáo đã dạy rồi Chúng mình cùng chú ý Nước là tài nguyên quý Chúng mình phải nâng niu Điện còn thiếu rất nhiều Chúng mình cùng tiết kiệm Nhắc nhau cùng thực hiện Thế mới là bé ngoan. Bài thơ 5: Lời của quạt Tôi là chiếc quạt điện Quạt cho mát mọi người Khi bạn ở bên tôi Hãy để tôi quạt mát Nhưng bạn ơi nhớ tắt Lúc bạn rời xa tôi Tôi cũng cần nghỉ ngơi Bạn ơi hãy nhớ nhé ! Đừng đẻ tôi buồn tẻ Dùng thế lãng phí hoài Bạn ơi hãy tiết kiệm Đừng dùng phung phí điện Hãy nhớ nhé bạn ơi ! Bài thơ 6:Điện Điện từ đâu mà có Để chiếu sáng muôn nơi Giống như ông mặt trời Cho con nhìn mọi vật Điện có từ ngồn nước Từ than, gió mà ra Điện thắp sáng muôn nhà Mỗi khi ngày tắt nắng Điện không là vô tận Như mặt trời đâu con Điện giống như trái ngon Con ăn nhiều sẽ hết Vì thế cần tiết kiệm Dùng hợp lí mỗi ngày Không cần là tắt ngay Giữ nguồn tài nguyên quý Bài thơ 2 : Điện và bé Nguồn điện thật nguy hiểm Đối với mỗi bé thơ Vậy bé phải tránh xa Các nơi có hở điện. Nhưng bé cũng thực hiện Việc nhắc nhở mọi người. Chỉ dùng điện khi cần. Và tắt bật đúng lúc. Nguồn điện rất là quí Phải tiết kiệm đi thôi Này các bạn nhỏ ơi Cùng nhau nhắc nhở nhé . Bài thơ 4: Vè tiết kiệm Ve vẻ vè ve Cái vè tiết kiệm Khi không dùng điện Nhở phải tắt đi Dùng nước mỗi khi Em đừng lãng phí Nhắc mẹ chú ý Nấu nướng hàng ngày Khóa bình gas ngay Sau khi ấu chín Thay vì dùng điện Dùng nhiệt nặt trời Sức gió bạn ơi Vô cùng quý giá Nếu như tất cả Góp sức chung tay Tiết kiệm dựng xây Đẹp tươi thế giới Ve vẻ vè ve Bài thơ 9: Cái quạt Tôi là cái quạt Giúp bạn mùa hè Xua tan cái nóng Mỗi khi trời nắng Bạn toát mồ hôi Thì hãy dùng tôi Mát ơi là mát Dùng xong nhớ tắt Bạn chớ vội quên Công tác kề bên Tắt đi bạn nhé ! c/ Một số bài hát về bảo vệ môi trường Bài 1: Tổ Quốc tươi đẹp Tổ quốc Việt Nam xanh thắm Có sạch đẹp mãi được không Điều đó tùy thuộc hành động của bạn Tùy thuộc vào bạn và tôi Bài 2 : Giữ vệ sinh ( Dựa theo làn điệu Lý cây bông ) Đi chơi vui quá bạn ơi đừng quên giữ vệ sinh Hoa thơm cho nhiều trái ngọt ta cùng nhau Cùng chăm sóc cây vun trồng , môi trường lại thêm xanh Cùng cho rác đây vào thùng ,môi trường càng sạch hơn Cùng cho rác đây vào thùng ,môi trường càng sạch hơn Bài hát 3: Bảo vệ nguồn nước(dự theo làn điệu lý cây đa) Bạn ơi hãy nhớ hãy nhớ bảo vệ nguồn nước.hãy nhớ bảo vệ nguồn nước Để cho nguồn nước của chúng ta luôn sạch sẽ không bị ô nhiễm. Bởi rác thải và chất độc ở khắp mọi nơi Bạn ơi hãy nhớ hãy nhớ tiết kiệm nguồn nước.hãy nhớ tiết kiệm nguồn nước Để cho nguồn nước của chúng ta không bị lãng phí . Bạn nhớ khóa vời nước lại mỗi khi sử dụng xong d/ Một số câu đố về bảo vệ môi trường- tiết kiệm năng lượng Thứ gì trong mát Bé uống hàng ngày Tắm mát, rửa tay Sạch ơi là sạch ? ( Nước) Tôi giúp ti vi chạy Tôi giúp chiếc quạt quay Có tôi đèn sáng ngay Tôi là ai, đố bạn? ( Điện ) Thân tôi bằng sắt Chân mắc trần nhà Tôi có ba tay Thay trời làm gió Là cái gì ? ( Quật trần ) Cô đố bé biết Xem xong ti vi Bé phải làm gì Để tiết kiệm điện ? ( Ti vi) Ca nô, tàu thuyền Muốn chạy trên sông Xe máy, ô tô Đi trên đường bộ May bay, tàu hỏa Muốn đi muôn ngả Đều cần đến tôi Là gì ? ( xăng, dầu) Bóng tròn nho nhỏ Soi tỏ mọi nơi Giúp cho mọi người Ban đêm làm việc Là cái gì ? ( Bóng điện) Dàn gì to, nhỏ Đặt trên mái nàh Giúp cho chúng ta Được dùng nước nóng ? ( Dàn năng lượng mặt trời) Bóng gì tiết kiệm điện năng Mà vẫn sáng tỏ như trăng trong nhà ? ( Bóng đèn Compact) 4. Kết quả 4.1: Đối với giáo viên - Qua một năm học thực hiện chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ của lớp mình tôi thu được một số kết quả như sau : - Tôi thấy mình gần gũi hơn với trẻ, thân thiện hơn với trẻ. Tôi thấy được ý thức bảo vệ môi trường của mỗi trẻ ngày một tốt hơn . - Thấy được vai trò quan trọng của mình đối với trẻ trong mọi hoạt động. Tuy chỉ là một phần rất nhỏ trong mọi hoạt động của trẻ nhưng là một phần không thể thiếu. - Qua việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn giúp cho tôi hiểu sâu hơn nữa về tác dụng môi trường sống đó với mỗi chúng ta , và tôi cũng thấy mình cần phải ý thức hơn nữa về việc trau đồi kiến thức bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ nhiều hơn nữa cũng như tuyên truyền cho cộng đồng xung quanh về ý thức bảo bệ môi trường . 4.2. Đối với trẻ - Trẻ rất hứng thú đến lớp và rất hứng thú khi được nghe trò chuyện về môi trường và được tham gia các trò chơi bài hát về bảo vệ môi trường - Trẻ rất có ý thức bảo vệ môi trường và thể hiện qua các hành động cụ thể : nhặt rác khi nhìn thấy rác ở bất kỳ chỗ nào và bỏ vào thùng rác, tưới cây khi thấy đất khô, nhặt cỏ, nhặt lá rụng quanh rân trường bỏ vào thùng rác. Luôn xoáy vòi nước sau khi sử dụng…. - Có những khi tôi còn thấy trẻ nhắc nhở nhau cùng giữ vệ sinh lớp . Cùng cô lau giá góc 4.3 Đối với phụ huynh: Các phụ huynh cũng tâm sự với tôi sau khi sử dụng bài học bảo vệ môi trường cho con họ cũng cảm thấy được sự thay đổi của con rất rõ rệt . Họ không còn phải quát mắng con nhiều về việc côn luôn vứt rác bừa bãi và mở nước chảy tự do … như ngày trước nữa, họ thấy chúng tự giác hơn trong mọi việc, biết tự học, biết giúp đỡ bố mẹ một số công việc nhà vừa sức như dọn dẹp nhà cửa, lau bàn …… III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận. Giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho trẻ mÇm non là vô cùng quan trọng . Thông qua hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường có thể phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh . Giúp trẻ có một ý thức nền tảng về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường từ đó phát triển ở trẻ những suy nghĩ những hành động cho tương lại ,trẻ có thể có những mơ ước những hoài bão để sau này trở thành những người chủ nhân của môi trường sống của trẻ . Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thực tÕ ở lớp mình . Kinh nghiệm đó đã giúp tôi vượt qua khã khăn và tổ chức tốt hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho trẻ . Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường , của chị em đồng nghiệp để việc thực hiện các bài học giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho trẻ được tốt hơn . 2.Tính ứng dụng của SKKN Sáng kiến " Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường " tôi áp dụng vào trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ rệt. Trẻ có ý thức, biết chia sẻ,biết tiết kiệm khi sử dụng không chỉ ở trường mà còn ở nhà và những nơi công cộng. Biết nhắc nhở mọi người cùng ý thức tiết kiệm. Và sáng kiến này của tôi đã được nhân rộng trong toàn khối. 3. Bài học kinh nghiệm - Qua một năm thực hiện giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường: Muốn có được những hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường một cách tốt nhất thì chúng ta cần: - Giáo viên là người phải có được sự hiểu biết sâu rộng về tiết kiện năng lượng và môi trường thiên nhiên và cách làm thế nào để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là phải tích cực tìm tòi tài liệu tham khảo để có thể đưa ra những bài học giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho trẻ một cách tốt nhất. - Giáo viên phải thực sự sáng tạo trong các hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường thì trẻ mới húng thú tham gia hoạt động . - Giáo viên cần phải tích cực tìm tòi các các trò chơi, bài hát, câu truyện có tính chất giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho trẻ thì bài học mới phong phú . - Cần có sự kết hợp giữa các bậc phụ huynh với giáo viện thì giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất . 4. Kiến nghị - đề xuất - Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về kiến thức môi trường xung quanh và bảo vệ môi trường để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới. - Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp.Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới. Trên đây là một vài biện pháp giúp trẻ mầm non sử dụng tiết kiện năng lượng và bảo vệ môi trườngmà tôi đã thực hiện tại lớp mình. Để việc áp dụng đề tài đạt kết quả tốt hơn, tôi kính mong sự góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!