I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghê thông tin – thời đại 4.0 giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Việc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu. Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trọng. Ở lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào! biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao! biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm. Thông qua các hoạt động học cũng như hoạt động chơi, giao lưu của trẻ hàng ngày ở trường …Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói riêng, việc dạy trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nhưng dạy trẻ kỹ năng gì? Dạy như thế nào? Thì người giáo viển phải biết lựa chọn nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễ hư hỏng, gây nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước…bị người lớn cấm đoán dẫn đến ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ, với sự cấm đoán bảo vệ của người lớn.
Ngày nay, trong mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được gia đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càng ích kỷ, không biết yêu quý, nhường nhịn ai khác. Các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũng có một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
Là một giáo viên nhiều năm dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh?
Giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng chia sẻ trên thực tế lớp của tôi trẻ chưa được mạnh dạn tự tin, khả năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa đoàn kết, hợp tác trong khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống- kỹ năng chia sẻ cho trẻ 3 – 4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống – kỹ năng chia sẻ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.Cơ sở lí luận:
Chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượng nào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như trẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi ai đó khen mình xinh, đẹp, học giỏi và cảm thấy buồn, chán khi không có ai chịu chơi hay quát mắng mình.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độ phát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứ giai đoạn phát triển nào sau này. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi tư duy gắn với cảm xúc và ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúc cảm - tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi người xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm người lớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi – bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hài lòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốt nhất. Cuối tuổi mẫu giáo bé tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát triển. Hoạt động với đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triến song song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng thuận lợi hoạt động học tập của trẻ.
Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với bạn bè,gia đình và với những người xung quanh.Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.
2. Thực trạng vấn đề
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng chia sẻ cho trẻ. Là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề bản thân tôi luôn ý thức việc dạy kỹ năng sống – Kỹ năng chia sẻ cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi là vô cùng cần thiết và quan trọng hàng đầu. Trong quá trình triển khai tôi đã gặp một số thuận lợi cũng như khó khăn sau:
2.1.Thuận lợi:
– Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ
– Hai giáo viên của lớp đều nhiệt tình năng động, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
– 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc gáo dục trẻ.
2.2. Khó khăn:
– 2/3 số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, thói quen trong mọi hoạt động của lớp.
– Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cho nên việc dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh còn gặp nhiều khó khăn.
– Bố mẹ trẻ còn mải lo kiếm tiền, một số phụ huynh cho rằng lo cho con ăn ngon, mặc đẹp là đủ nên bố mẹ vẫn giao việc dạy dỗ trẻ cho ông bà, anh chị, người giúp việc. Trẻ thường chơi tự do không có sự giám sát của người lớn.
– 90% phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa chưa hiểu tầm quan trọng việc nuôi dạy con theo khoa học.
– Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nên trẻ có lối sống ích kỷ chỉ biết “nhận” mà không biết “mình phải làm gì”.
– Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ quan tâm đến mọi người xung quanh.
Xuất phát từ thực trạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh là rất cần thiết.
3. Một số biện pháp
3.1.Khảo sát trẻ tại nhà thông qua phiếu điều tra
– Đây là cách làm rất nhanh gọn và mang lại kết quả cao vì như chúng ta đều biết thời gian trẻ ở nhà bằng 2/3 thời gian trẻ ở lớp.
– Môi trường sống ở nhà là nơi trẻ dễ bộc lộ những tính cách, tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ của mình, trẻ bộc lộ những tình cảm đó một cách tự nhiên, trung thực nhất như: Khi chơi trẻ có nhanh dành đồ chơi vơi các anh chị em không?. Trẻ đã biết làm gì để giúp đỡ bố mẹ?. Trẻ có biết quan tâm đến mọi người xung quanh không?.
– Để biết trẻ có quan tâm chia sẻ với người thân hay không, tôi đã xây dựng phiếu điều tra với những nội dung như sau:
- .Khảo sát trẻ trên lớp học:
- Để nắm được khả năng, mức độ, ý thức của trẻ khi chơi đồ chơi hoặc làm một công việc cô giao vừa sức với trẻ hay sự thể hiện tình cảm của trẻ với người thân trong gia đình, ban bè và mọi người xung quanh. Từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau:
-Tôi cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh các trẻ đang chơi có đoạn hai bạn đang tranh giành đồ chơi và đặt ra câu hỏi đàm thoại với trẻ:
+ Con thấy các bạn trong đoạn băng đang làm gì?
+ Điều gì xảy ra khi hai bạn tranh giành đồ chơi?
+ Nếu là con con sẽ làm gì?
- Thông qua hoạt động vui chơi chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận xem trong khi chơi trẻ tranh giành, không biết nhường bạn hay trẻ đã biết chơi đoàn kết chưa, trẻ có biết phối hợp cùng bạn trong lúc chơi không.
- Thông qua giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn, tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô giáo và các bạn.
- Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:
* Hàng ngày con giúp bố mẹ những công việc gì?
* Con có thích làm những công việc đó không?
* Vì sao con thích?
* Khi làm những công việc đó con thấy bố mẹ có vui không?
* Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?
- Ngoài ra tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như: Chia thìa, đĩa, xếp ghế về bàn hay phơi khăn cùng cô…. Qua quá trình trẻ làm tôi quan sát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ.
- Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
Nội dung khảo sát |
|
|
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn |
6/20 |
40% |
Trẻ biết chia sẻ đồ ăn với bạn |
7/20 |
35% |
Trẻ biết giúp cô 1 số việc ở lớp |
6/20 |
30% |
Trẻ không phải làm việc gì ở nhà |
16/20 |
80% |
Trẻ không biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ |
15/20 |
75% |
Trẻ biết giúp mẹ việc nhà |
4/20 |
20% |
Trẻ biết chia sẻ đồ ăn với chị em ở nhà |
9/20 |
45% |
Trẻ biết cất gọn đồ chơi sau khi chơi |
7/20 |
35% |
Trẻ nhút nhát, rụt rè |
9/20 |
45% |
- Là một giáo viên tôi rất băn khoăn khi thấy đa số trẻ lớp mình không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi phải làm thế nào để trẻ lớp mình đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội trong chương trình của bộ giáo dục đề ra . Bên cạnh đó tôi mong muốn trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về các mặt để sau này trở thành con người con ngoan, trò giỏi. Một người có đức, trí, thể, mỹ, một người có ích cho xã hội.
3.3.Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để trẻ được chia sẻ.
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về những nội quy, qui định trong lớp học và nội quy giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp như không nói to, không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhau, chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn khi cần. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ. Cô cho trẻ cùng cô tham gia xây dựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn và ngoan ngoãn chấp hành . Cô có thể để trẻ thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơn giản trong lúc chơi.
Với quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
Tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn.
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻ vào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường đồ chơi cho trẻ để trẻ nín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp , bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ về sớm đón con
Tôi cũng trao đổi với phụ huynh thể hiện tình cảm của mình theo hướng tích cực: Như khi đến lớp trẻ khóc thì mẹ bế trẻ vào lớp, mẹ trò chuyện cùng trẻ xem trong lớp có những gì, các bạn đang chơi trò chơi gì? Các bạn chơi như thế nào?. Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ dễ gần gũi với cô.
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
3.4. Sưu tầm các trò chơi, các bài thơ mầm non có nội dung dạy trẻ biết chia sẻ.
Như chúng ta đã biết thơ ca có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn trẻ, ngay từ khi sinh ra trẻ đã được bà, mẹ hát ru cho nghe. Lớn thêm một chút khi đến lớp trẻ được các cô kể truyện, đọc thơ và chơi các trò chơi trẻ càng hiểu thêm về những vấn đề xung quanh trẻ hơn. Hiểu được điều đó tôi và các cô giáo trong lớp đã sưu tầm thêm các bài thơ, trò chơi để trẻ có cơ hội được chia sẻ với những người xung quanh.
Thông qua các trò chơi, bài thơ, câu truyện hay phù hợp với tâm sinh lý trẻ làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. Vì thế tôi sưu tầm các trò chơi, bài thơ có nội dung dễ hiểu giúp trẻ dễ tiếp thu về vấn đề giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người xung quanh.
3.5. Phối hợp với phụ huynh
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch để tuyên truyền tới phụ huynh học sinh với các nội dung về giáo dục kỹ năng chia sẻ cho trẻ. Tuyên truyền tới phụ huynh qua trao đổi trực tiếp và qua các kênh như: qua cổng thông tin điện tử của trường, qua mạng xã hội: zalo. facebook. Đặc biệt là zalo nhóm lớp và tin nhắn riêng qua zalo và messenger.. Phụ huynh thường xuyên vào truy cập để nắm bắt thông tin. Tôi thường xuyên chia sẻ các nội dung giáo dục kỹ năng chia sẻ cho trẻ bằng các hình ảnh, video tự quay của bản thân và các đồng nghiệp trong trường để gửi cho phụ huynh lớp qua zalo nhóm lớp (hình ảnh ở phần phụ lục) cùng xem video và hướng dẫn cho con sau khi con làm được sẽ quay lại video, chụp ảnh gửi riêng cho 2 cô giáo ở lớp hoặc gửi lên zalo nhóm lớp để cô giáo và các bé cũng như các phụ huynh cùng xem. Đến buổi sinh hoạt giao lưu kết nối cô giáo, học sinh và phụ huynh sẽ cùng xem và trò chuyện trao đổi góp ý thêm về những kỹ năng cho trẻ và cũng nhau tuyên dương, động viên, khen ngợi trẻ.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non các kỹ năng chia sẻ cơ bản thể hiện ở các kết quả sau:
* Đối với trẻ:
Trẻ có thói quen chia sẻ, biết giúp đỡ bố mẹ và cô giáo những việc vừa sức như: biết chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với em, chia sẻ đồ ăn đồ chơi với bạn, biết giúp đỡ chia sẻ việc nhà, biết giúp cô giúp bạn một số việc nhỏ vừa sức cuản con như: phơi khăn, chia thìa, chia bát … thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ
Kết quả khảo sát cuối năm về vốn kỹ năng chia sẻ của trẻ được thể hiện trên bảng sau:
Bảng: Kết quả khảo sát học sinh về vốn kỹ năng chia sẻ của bản thân sau khi thực hiện đề tài (Số học sinh được khảo sát 20 trẻ)
Nội dung khảo sát |
Kết quả đầu năm |
Kết quả cuối năm |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn |
6/20 |
40% |
20/20 |
100% |
Trẻ biết chia sẻ đồ ăn với bạn |
7/20 |
35% |
20/20 |
100% |
Trẻ biết giúp cô 1 số việc ở lớp |
6/20 |
30% |
19/20 |
95% |
Trẻ biết giúp mẹ việc nhà |
4/20 |
20% |
19/20 |
95% |
Trẻ biết chia sẻ đồ ăn với chị em ở nhà |
9/20 |
45% |
20/20 |
100% |
Trẻ biết cất gọn đồ chơi sau khi chơi |
7/20 |
35% |
19/20 |
95% |
* Đối với giáo viên:
Giáo viên đã nắm vững các nội dung giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng chia sẻ đối với trẻ mầm non và biết vận dụng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách phù hợp.
Giáo viên đã mạnh dạn, tự tin hơn khi tổ chức họp phụ huynh, mạnh dạn trao đổi những ý tưởng của cá nhân khi sinh hoạt chuyên môn hoặc khi góp ý về chuyên môn
Chất lượng và nội dung tuyên truyền các bậc cha mẹ được nâng lên rõ rệt, hình thức tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề một cách phù hợp.
Hướng dẫn, trao đổi, tư vấn, phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ qua nhiều hình thức
Có được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh
* Đối với các bậc phụ huynh:
Hiểu được ý nghĩa, lợi ích, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng chia sẻ cho trẻ
Cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được, tin tưởng, ủng hộ nhiệt tình, tích cực dành thời gian cùng giáo viên tham gia vào các hoạt động kết nối giữa giáo viên, trẻ và gia đình trẻ
Phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm lo cho con cái, thường xuyên phối hợp với giáo viên và nhà trường để giáo dục trẻ một cách khoa học, không còn xem nhẹ về việc dạy kỹ năng sống – kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Phụ huynh đã có những trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình con em mình, cùng bàn bạc tìm giải pháp để khắc phục đối với trẻ cá tính.
Phụ huynh rất tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, luôn chia sẻ những khó khăn với cô giáo
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết Luận
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là quá trình giáo dục lâu dài ở mọi lúc mọi nơi.
Việc Giáo dục kĩ năng sống – kỹ năng chia sẻ cho trẻ 3- 4 tuổi giúp trẻ có ý thức, có hành vi sống tốt, biết sống thân thiện, biết chia sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Với vai trò là người làm công tác giáo dục qua việc áp dụng những biện pháp mới tôi thấy trẻ linh động hơn, nhanh nhẹn hơn
Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ mà chúng ta truyền cho trẻ những kinh nghiệm của người lớn, giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách ứng phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột ... Trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ. Từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ ... đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống. Tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
2. Bài học kinh nghiệm:
Sau khi mạnh dạn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng chia sẻ cho trẻ trong trường mầm non, bản thân tôi đã trải nghiệm, thực hành, nghiên cứu và đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Trước hết, Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể về nội dung giáo dục kỹ năng chia sẻ cho trẻ một cách chi tiết, cụ thể để xác định mục tiêu của lớp mình, kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ và xây dựng kế hoạch năm học cho độ tuổi, nhóm lớp phù hợp với đặc điểm của chương trình.
Giáo viên tuyên truyền, tư vấn, phối hợp với cha mẹ trẻ, tạo cơ hội, tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy trẻ kỹ năng chia sẻ đạt hiệu quả.
Giáo viên cần tổ chức thêm nhiều hoạt động giao lưu kết nối, thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huyng những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
3. Kiến nghị:
- Phòng giáo dục và đào tạo tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng chia sẻ cho trẻ mầm non cho đối tượng là giáo viên mầm non
Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự chia sẻ cho trẻ trong trường mầm non mà bản thân tôi đã tiến hành thử nghiệm và mang lại một số kết quả khả quan.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên để bản kinh nghiệm được hoàn thiện hơn và có thể được áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non.