I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở trường mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Nói đến âm nhạc tôi nghĩ ngay đến câu nói của một nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng Robert Schumann đã từng phát ngôn rằng: “Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim mỗi con người”
Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Thông thường khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu, tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư…Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ, trẻ được bộc lộ mình thông qua vận động. Đặc biêt trong kỹ năng sinh hoạt tập thể có rất nhiều loại hình vận động nhằm thu hút trẻ tham gia và cổ vũ một cách nhiệt tình, đầy ấn tượng. Như các trò trơi, hát múa, khiêu vũ, dân vũ…
Trong đó phải kể đến lọai hình nhảy dân vũ, một điệu nhảy mang tính cộng đồng rất cao ai cũng có thể tham gia tạo nên sự gần gũi lan tỏa mạnh mẽ từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ mọi lứa tuổi đến mọi ngành nghề. Từ học đường, câu lạc bộ nhóm đến các công viên đâu đâu cũng thấy những điệu nhảy dân vũ được nhiều tầng lớp tham gia sinh hoạt. Nhưng đối với lứa tuổi mầm non trẻ mới được xem qua tivi hay qua các chương trình văn hóa văn nghệ vì trẻ chưa được làm quen với loại hình này.
Chính vì vậy khi kết hợp âm nhạc với loại hình nhảy dân vũ sẽ cho trẻ những cảm giác vui tươi thoải mái và đầy hứng khởi. Hơn nữa những điệu dân vũ cũng là một dạng hoạt động giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện hơn thông qua các bài nhảy mà trẻ cảm nhận được. Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm cập nhật các hình thức nghệ thuật mới hay các cách sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ mẫu giáo thực sự cần sáng tạo và linh hoạt hơn nữa.
Với mong muốn đưa loại hình sinh hoạt tập thể dân vũ đến gần hơn với trẻ mầm non, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Lồng ghép dân vũ vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” để làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dân vũ là những vũ điệu đơn giản, tươi vui, mô tả những hoạt động sinh hoạt gần gũi hàng ngày, hay phản ánh không khí tươi vui của người dân. Dân vũ là những động tác nhảy dễ học, dễ thuộc trên nền nhạc khi hào hùng, sôi động, khi nhịp nhàng điệu đà, dễ thương thu hút mọi người cùng tham gia tạo không khí vui tươi thoải mái.
Thông qua các vũ điệu âm nhạc dân vũ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được đầy đủ các yếu tố về mọi mặt: văn, thể, mỹ, đức, trí… Từ các em nhỏ cho đến những người lớn tuổi, từ thành phố cho đến nông thôn, từ quốc gia này cho đến quốc gia khác, tất cả được “kết nối” và “đồng điều” một cách tài tình bởi hai tiếng “dân vũ” có thể nói không có phân biệt trình độ hay giới tính. Dân vũ rất dễ lôi cuốn người xem cùng nhập cuộc vào điệu nhảy mang tính tập thể rất cao, chính vì xuất phát từ dân gian mà mọi người đều có thể nhảy được, không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp. Hiệu ứng mà dân vũ đem lại và những vũ điệu rộn ràng, không khí vui tươi và những khoảng thời gian thư giãn cho mọi người. Dân vũ rèn luyện cho người nhảy một cơ thể uyển chuyển, một sức khỏe dẻo dai, kỹ năng cảm thụ âm nhạc và cả tăng tính tương tác giao lưu, đoàn kết của các thành viên.
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình tổ chức các hoạt động giáo dục cần dựa trên những cơ sở sau:
- Các bài tập dân vũ phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ.
- Cùng với việc dạy trẻ các bài tập dân vũ chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
- Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác.
- Các bài tập dân vũ được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
- 2/2 giáo viên đứng lớp đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm, yêu nghề mến trẻ luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy.
- Bản thân thường xuyên học hỏi đồng nhiệp và tự tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch kết hợp các bài nhảy dân vũ vào tổ chức các hoạt động giáo dục theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
- Lựa chọn các bài dân vũ đưa vào các hoạt động chưa phù hợp với chủ đề
- Các hình thức tổ chức, các điệu nhảy dân vũ chưa cụ thể cho từng bài
- Chưa đưa được hết dân vũ vào tất cả các hoạt động trong ngày
- Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích vận động, và lớp có một số cháu rất hiếu động khó bảo thường không chú ý vào các hoạt động trong lớp hay thích làm việc riêng.
- 1 số phụ huynh còn hạn chế trong việc cho các con tiếp xúc với dân vũ
2.3: Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành một số khảo sát theo dõi đánh giá trẻ theo một số tiêu chí đối với 36 trẻ mẫu giáo lớn trong lớp do tôi phụ trách:
Các tiêu chí |
Kết quả khảo sát đầu năm |
Đạt |
Chưa đạt |
Khẳ năng cảm thụ âm nhạc ( tiết tấu, giai điệu ) |
15/36 trẻ =42 % |
21/36 trẻ = 58% |
Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động |
16/36 trẻ = 44% |
20/36 trẻ = 56% |
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học |
14/36 trẻ = 39% |
22/36 trẻ = 61% |
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt |
16/36 trẻ = 44% |
20/36 trẻ = 56% |
Trẻ có các kỹ năng, kỹ xảo vận động theo nhóm và tập thể tốt |
13/36 trẻ = 36 % |
23/36 trẻ = 64% |
3. CÁC BIỆN PHÁP
3.1:Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn, xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép bài dân vũ phù hợp với lứa tuổi vào các hoạt động giáo dục
Việc lựa chọn các bài dân vũ và sắp xếp cho phù hợp theo từng tháng để đưa vào dạy trẻ trong các hoạt động giáo dục là biện pháp vô cùng quan trọng. Nó như kim chỉ nam giúp tôi thực hiện các kế hoạch một cách khoa học, từ đó tôi có thể vận dụng đưa các bài dân vũ vào dạy trẻ phù hợp và có hiệu quả.
Dựa trên bảng khảo sát đầu năm học và dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã mạnh dạn trao đổi và kết hợp với các giáo viên trong khối xây dựng kế hoạch nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ kết hợp với hình thức nhảy dân vũ đan xen từng tuần, từng tháng để gây hứng thú cho trẻ tham gia học tập, và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn.
VD: Một số các bài tập dân vũ tôi đã lựa chọn và sắp xếp theo từng tháng để đưa vào dạy trẻ
Tháng
|
Sự kiện, chủ đề |
Tên bài tập |
Tháng 9 |
Trường mầm non |
- Bài dân vũ “Chicken dance” |
Tháng 10 |
Bé và gia đình
Ngày hội của bà, của mẹ, của các bạn gái |
- Bài dân vũ “Rửa tay”
- Bài dân vũ “Bố ơi! Mình đi đâu thế” |
Tháng 11 |
Nghề nghiệp
Sự kiện “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11” |
- Bài dân vũ “Bông hồng tặng cô”
|
Tháng 12 |
Thế giới động vật
Lễ hội giáng sinh ấm áp |
- Bài dân vũ “Con cào cào”
- Bài dân vũ “Chú ếch con” |
Tháng 1 |
Tết và mùa xuân |
- Bài dân vũ “Ngày tết quê em” |
Tháng 2 |
Thế giới thực vật |
- Bài dân vũ “Trống cơm” |
Tháng 3 |
Phương tiện giao thông
Sự kiện “Chào mừng ngày 8/3” |
- Bài dân vũ “Chúng em với an toàn giao thông” |
Tháng 4 |
Các hiện tượng tự nhiên |
- Bài dân vũ “Trời nắng trời mưa” |
Tháng 5 |
Quê hương - Đất nước - Bác Hồ |
- Bài dân vũ “Hãy đến với con người Việt Nam” |
Kết quả: Khi đã sưu tầm, lựa chọn và sắp xếp các bài dân vũ theo từng chủ đề, sự kiện tôi thấy rất yên tâm khi thực hiện kế hoạch giảng dạy. Kế hoạch hoạt động giáo dục của tôi trở nên phong phú, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động.
3.2: Biện pháp 2: Kết hợp với giáo viên trong lớp xây dựng sáng tạo các động tác nhảy dân vũ cho từng bài cụ thể
Mục đích: Đây là một biện pháp tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế nó lại vô cùng quan trọng, vì chỉ khi có sự thống nhất kết hợp của các giáo viên trong lớp thì khi thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục mới suôn sẻ và có hiệu quả.
Cách làm: Hai giáo viên cùng lớp với tôi đều là những giáo viên đã công tác lâu năm trong nghề, có nhiều kinh nghiệm nhiệt tình, yêu trẻ đã cùng tôi tìm ra các bài dân vũ phù hợp với sự kiện, chủ đề trong năm và sáng tạo ra các động tác phù hợp mô phỏng lại theo lời bài hát cho trẻ tham gia vận động bài nhảy dân vũ trong cũng như ngoài tiết học thu hút sự tham gia nhiệt tình của trẻ.
Tên bài hát |
Cách xây dựng, sáng tạo các động tác nhảy dân vũ |
Lời bài hát |
Cách vận động |
Tháng 9 |
Bài dân vũ “Chicken dane”
|
- Đây là một bài nhạc nước ngoài không có lời bài hát chỉ có giai điệu tiết tấu sôi động nên tôi đã tham khảo qua mạng internet cho trẻ tập các động tác như sau
|
- Đưa hai tay về phía trước khép bàn tay làm mỏ gà nhún theo nhạc.
- Gập cánh tay làm những chú gà đáng yêu, rồi lắc hông và cuối cùng là vỗ tay bốn nhịp.
- Lần hai làm y như lần một riêng động tác đưa tay chéo sang hai bên đổi thành động tác dùng bàn tay làm mỏ gà đưa sang ngang hai bên, tay bên nào đưa về bên đó. |
Tháng 10
|
1. Bài dân vũ “Rửa tay” |
- Bài dân vũ “Rửa tay” là bài dân vũ không có lới bài hát mà chỉ có tiết tấu vui tươi nhộn nhịp, nên tôi đã sử dụng những động tác rửa tay hàng ngày tôi dạy trẻ áp dụng vào bài dân vũ |
- Tay để sau lưng, đứng nhún chân theo nhạc tám nhịp.
- Hai tay đuổi nhau đưa sang hai bên tay cao tay thấp rối đưa tay lên cao bốn mươi năm độ, hai lòng bàn tay xoa vào nhau làm động tác rửa tay rồi đưa xuống hai bên chéo bốn mươi năm độ. |
2. Bài dân vũ “Bố ơi! Mình đi đâu thế” |
- “Bố hay đi linh tinh, bố hay đi một mình”
- “Lên núi hay đi lên rừng, bơi xuống sông hay xuống biển, bố ơi tự nhiên con lo quá” |
- Đứng tại chỗ dậm chân, đánh tay sang hai bên.
- Tay nắm lại đưa trước ngực rồi đưa lên cao vẫy tay sang hai bên. |
Tháng 11 |
Bài dân vũ “Bông hồng tặng cô” |
- Nhạc dạo
- “Em trồng giàn bông trước cửa nhà em, em dành một cây cho cô giáo hiền”
- “Giàn bông lên, đua chen sắc hương, nhưng ngạt ngào thơn là cây bông hồng”
- “Cây bông hồng em dành tặng cô”
- “Cánh hoa hồng tươi như khoe ngày hội”
- “Gọi trang sách theo bên chúng em, vô trường học chăm mùa thu lay động”
- “Cây bông hồng em trồng tặng cô”
|
- Hai tay để sau lưng, chân nhảy tại chỗ, hai tay khoanh trước ngực, chân bước sang bên
- Chân phải bước lên tay phải đưa ngang chéo bốn mươi năm độ, chân trái làm tương tự , đưa hat tay về đặt trước ngực nhảy lên tại chỗ một nhịp rồi vỗ tay.
- Chân bước một bước sang trái, hai tay đưa lên cao sang trái nhún chân. Chân bước một bước sang phải, hai tay đưa lên cao sang phải.
(Động tác này làm hai lần)
- Hai tay để sau lưng, chân nhảy sang hai bên.
- Hai tay đặt trước ngực, chân nhảy sang hai bên chấm gót chân.
- Chân trái bước sang chân phải giơ cao gối vỗ tay theo nhịp, chân phải làm tương tự chân trái, chân nào bước sang nghiêng người sang bên đó.
|
Tháng 12
|
1. Bài dân vũ “Con cào cào” |
- Nhạc dạo
- “Con cào cào cào có cái cánh xanh xanh, nó bay rất nhanh từ bụi cây sang bụi cỏ”
- “Con cào cào rất thích thể thao nên mới bay nhanh mới nhảy rất cao”
|
- Đứng nhún chân tại chỗ
- Chân nhảy bật ra hai tay dang ngang, bật chụm lại hai tay đưa trước.
- Vỗ tay rồi kết hợp cả tay chân đưa chéo lên 45 độ, 2 tay gập lại đưa trước ngực, chân bên nào đưa lên nghiêng người sang bên đó, nhảy tại chỗ hai bước. Đứng tại chỗ lắc hông, quay gười sang hai bên. |
2. Bài dân vũ “Chú ếch con” |
- Nhạc dạo
- “Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn. Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan”
- “Bao nhiêu chú rô ron cùng bao cô cá chê non. Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang ròn”
- “Là la la……”(3 lần)
- “Là la la……”(3 lần)
|
- Đứng tại chỗ lắc hông sang hai bên tay để thẳng bàn tay xòe ra.
- Chân trùng gối, bước rộng sang hai bên, hai tay đan vào nhau chân bước sang tay đan ra, chân bước chụm tay đan vào.
- Chân trái bước sang, chân phải co lên, tay trên tay dưới bàn tay xòe ra. Chân bên nào bước sang thì tay bên đó giơ cao ngang đầu, tay còn lại giơ thấp ngang hông.
- Hai chân chụm lại, hai tay thẳng người, bàn tay xòe ra đi ngang sang bên trái hai bước rồi đánh mông sang trái, đổi bên sang phải làm tương tự
( Làm động tác này hai lần)
- Chân trái co lên chân phải nhảy xoay một vòng, hai tay gập giơ trước ngực bàn tay xòe ra ( xoay hai vòng). Đứng tại chỗ lắc hông.
- Hai chân chụm lại, hai tay thẳng người, bàn tay xòe ra đi ngang sang bên trái hai bước rồi đánh mông sang trái, đổi bên sang phải làm tương tự
( Làm động tác này hai lần) |
Tháng 1 |
Bài dân vũ “Ngày tết quê em ” |
- Nhạc dạo
- “Tết, tết, tết, tết đến rồi.
Tết, tết, tết, tết đến rồi. Tết, tết, tết, tết đến rồi. Tết đến trong tim mọi người”
- “Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi. Ngàn hoa thơm khoa sắc xinh tươi
Đàn em thơ khoe áo mới
Chạy tung tăng vui pháo hoa”
“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi. Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam. Dù đi đâu ai cũng nhớ. Về chung vui bên gia đình” |
- Đứng tại chỗ lắc hông sang hai bên
- Đứng tại chỗ nhún vai, hai tay thẳng bàn tay xòe ra. Dậm chân tại chỗ hai tay đan vào nhau ( Làm hai lần)
- Chân bước sang bên nào hai tay đưa sang bên đó.
|
Tháng 2 |
Bài dân vũ “Trống cơm” |
- Nhạc dạo
- “Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ô mấy bồng mà nền bồng, ô mấy bồng mà nền bồng”
- “Đôi con mắt ô mấy lim dim, đôi con mắt ô mấy lim dim”
- “Một bầy tang tình con nhện, ô ố ô ô mấy giăng tơ, giăng tơ ô mấy đi tìm em nhớ thương ai”
|
- Đứng tại chỗ hai tay chống hông nhún chân lắc người sang hai bên.
- Chân bước sang trái nhún xuống, hai lòng bàn tay hướng vào nhau cúi xuống vỗ nhẹ vào trong làm động tác đánh trống, lên cao vỗ tay.
-Đứng tại chỗ nhún chân chỉ tay từ trái sang phải. Hai ngón trỏ đưa lên đến thái dương xoáy vòng tròn. Hai chân đứng rộng bằng vai, tay trái để sau lưng, tai phải xòe ra đưa lên trán.
- Chân dậm tại chỗ tay trái đưa ra trước, tay phải đưa ra trước, tay trái đưa về ngực, tay phải đưa về ngực. |
Tháng 3 |
Bài dân vũ “Chúng em với an toàn giao thông” |
- Nhạc dạo
- “Trên sân trường, chúng em chơi giao thông”
- “Đèn bật lên màu dỏ thì em dừng lại”
- “Đèn bật lên màu xanh em nhanh qua đường” |
- Đứng tại chỗ nhún chân hai tay để sau lưng.
- Đứng dậm chân tại chỗ, hai tay gập trước ngực đưa sang hai bên.
- Đi vòng quang một vòng tròn đánh tay sang hai bên.
- Đứng tại chỗ hai tay đưa thắng ra trước khép bàn tay, dậm chân tại chỗ đánh tay sang hai bên. |
Tháng 4 |
Bài dân vũ “Trời nắng, trời mưa” |
- Nhạc dạo
- “Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng”
- “Vươn vai vươn vai, thỏ rung đôi tai”
- “Mưa to rồi, mưa to rồi, mau mau mau chạy thôi”
( Hát hai lần) |
- Đứng dậm chân hai tay đưa gập trước ngực hạ xuống, chạy tại chỗ hai tay đưa trước ngực xoay theo chiều kim đồng hồ.
- Đứng chấm gót chân trái lên trước, tay trái gập đấm về phía trước.
- Đứng tại chỗ, hai tay giơ cao vươn sang trái rồi vươn sang phải, đưa hai bàn tai về tai rung tay.
- Đứng tại chỗ chân rộng bằng vai hai tay dang ngang nghieng người sang hai bên. |
Tháng 5 |
Bài dân vũ “Hãy đến với con người Việt Nam” |
- Nhạc dạo
- “Này bạn thân ơi năm châu bốn phương. Việt Nam đát nước chúng tôi xin chào”
- “Hà Nội thủ đô con tim dấu yêu, ngược vui phố xá đã vui thêm nhiều”
- “Tàu vào nam rộn vang tiếng ca, đặt bàn tay vẫy nhau chào tương lai”
- “Từ bàn tay cùng nhau đắp xây, để giờ đây chúng tôi gọi mời”
- Nhạc dạo
- “Hãy đến với những con người Việt Nam tôi, đến với quê hương đất nướ thanh bình”
- “Vang danh non sông trái tim Việt Nam” |
- Tay trái đưa từ dưới lên, tay phải đưa từ dưới lên, hai tay hạ xuống. Đứng dậm chân tại chỗ, đánh tay sang hai bên, vỗ tay, chạy tại chỗ, hai tay đưa lên cao hình chữ V.
- Chân bước sang trái một bước hai tay đưa cao nghiêng sang trái nhún chân, chân phải làm tương tự chân trái ( làm hai lần)
- Chân bước hình quả trám sang trái, tay đánh sang hai bên ( Làm hai lần)
- Tay phải để sau lưng, tay trái đưa tay từ phải sang trái chân bước lùi bốn bước về bên trái, bên phải làm giống bên trái.
- Chân trái bước sang hai bước, tay vỗ theo chân nghiêng người sang trái, bên phải làm ngược lại.
- Nhảy tại chỗ vòng quanh một vòng.
- Nhún chân bước sang phải một bước hai tay giơ cao người nghiêng sang phải, chân trái bước sang làm ngược lại.
- Tay tái đưa lên cao, tay phải đưa lên cao, tay trái đưa về ngực, tay phải đưa về ngực hai tay tạo thành hình trái tim đặt trước ngực đưa ra phía trước, mông đẩy về phía sau. |
Kết quả: Khi các giáo viên trong lớp đã có sự trao đổi thống nhất về cách tổ chức các hoạt động, hình thức lên lớp rồi thì khi tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ giáo viên nào thực hiện bài dạy trẻ cũng có thể truyền thụ kiến thức cũng như kỹ năng vận động những động tác nhảy dân vũ đến trẻ một cách tốt nhất và đồng nhất dẫn đến sự tò mò, hứng thú và ham vận động cho trẻ.
3.3: Biện pháp 3: Lồng ghép kết hợp đưa bài tập dân vũ vào tổ chức hoạt động trong ngày cho trẻ
* Đối với thể dục sáng
Mục đích: Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện thường xuyên như vậy cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy
sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
Cách làm: Ở trường tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10 – 15 phút, trang bị dụng cụ như gậy thể dục, nơ, vòng, hoa tua, cờ …thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Để góp phần làm tăng thêm hứng thú cho trẻ bước vào một ngày mới tràn đầy năng lượng tôi cũng mạnh dạn trao đổi và xin ý kiến Ban giám hiệu đưa bài tập dân vũ “Chicken dance” vào hoạt động thể dục sáng. Bài tập dân vũ sẽ được tập sau bài tập phát triển chung với những động tác dễ thương nhưng cũng không kém phần sôi động. Đầu tiên sẽ là động tác nhún tay, rồi đến động tác đập cánh tay làm những chú gà đáng yêu sau đó lắc mông theo nhạc và vỗ tay bốn nhịp. Tiếp theo sẽ là những động tác xoay tay uyển chuyển vui nhộn sẽ làm tăng thêm sự hứng thú cho trẻ. Sau khi kết thúc bài nhảy dân vũ thì sẽ chuyển sang phần hồi tĩnh để trẻ đi lại nhẹ nhàng.
Kết quả: Khi đưa bài tập dân vũ vào hoạt động thể dục sáng tôi thấy trẻ vui hơn, hào hứng hơn. Đặc biệt chính bài tập dân vũ này đã tạo tâm thế thoải mái, và cân bằng thể lực cho trẻ bước vào hoạt động tiếp theo.
* Đối với hoạt động học
Mục đích: Đây là biện pháp trọng tâm, biện pháp chủ chốt để tôi đưa các bài dân vũ đến gần hơn với trẻ.
Cách làm: Đầu tiên tôi ngiên cứu suy nghĩ có thể đưa dân vũ vào tiết học giáo dục thể chất cho trẻ
. Nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập theo hình thức như cũ như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn xin ý kiến Ban giám hiệu nhà trường đưa các bài nhảy dân vũ phù hợp với bài tập vận động vào trong giờ dạy thể dục.
Ví dụ trong tháng 12 với các bài học về “Thế giới động vật” trong tiết thể dục thì bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài nhảy dân vũ “Con cào cào” có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay - chân - thân - bật có nhịp dầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản.
Phương pháp tổ chức hình thức cũ |
Phương pháp tổ chức hình thức mới |
1. Khởi động
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm theo nhạc. |
1. Khởi động
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm theo nhạc. |
2. Trọng động
Bài tập phát triển chung |
2. Trọng động
Cô cho trẻ tập bài dân vũ “Con cào cào” |
- Động tác tay: Tay đưa trước lên cao
( 3lần x 8 nhịp)
- Động tác chân: Chân đưa trước khụy gối( 3 lần x 8 nhịp)
- Động tác bụng: Cúi gập người, mũi bàn tay chạm mũi bàn chân
( 2 lần x 8 nhịp )
- Động tác bật: Bật tại chỗ( 2 lần x 8 nhịp )
|
Lời bài hát |
Động tác |
“Con cào cào cào có cái cánh xanh xanh, nó bay rất nhanh từ bụi cây sang bụi cỏ”
“Con cào cào rất thích thể thao nên mới bay nhanh mới nhảy rất cao”
“Muốn khỏe đẹp thì hãy tập thể thao ai muốn khỏe đẹp thì hãy tập thể thao”
(Hát hai lần) |
- Động tác tay
Chân nhảy bật ra hai tay dang ngang, Chân bật chụm lại hai tay đưa trước.
- Động tác chân
Vỗ tay rồi kết hợp cả tay chân đưa chéo lên 45 độ, 2 tay gập lại đưa trước ngực, chân bên nào đưa lên nghiêng người sang bên đó, nhảy tại chỗ hai bước.
- Động tác bụng
Đứng tại chỗ lắc hông, quay người sang hai bên
- Động tác bật
Chân chụm lại bật về phía trước một bước hai tay đưa trước, chân bật lùi lại phia sau một bước hai tay đưa vào ngực, chân bật sang trái hai tay đưa sang trái, chân bật về chỗ tay đưa vào ngực, chân bật sang phải tay đưa sang phải, chân bạt về chỗ tay đưa về ngực(tập 2 lần). |
3. Vận động cơ bản “ Ném xa bằng 2 tay” |
3. Vận động cơ bản “ Ném xa bằng 2 tay” |
Kết quả: Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là những bài hát phù hợp với bài tập, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình, kết hợp với tập dân vũ giúp trẻ hào hứng hơn, và quan trọng hơn là nó mang lại hiệu quả cao cho tiết học. Ngoài giờ học giáo dục thể chất ra thì tôi còn đưa dân vũ vào tiết âm nhạc để dạy trẻ.
* Đối với hoạt động ngoài trời
Mục đích: Biện pháp này là một biện pháp rất cần thiết để làm tăng thêm sự tích cực hứng thú của trẻ vào hoạt động. Chính vì lý do trên tôi đã mạnh dạn thay đổi hình thức đưa dân vũ vào hoạt động ngoài trời để cho hoạt động sôi nổi và phong phú hơn, kích thích niềm vui và sự tập trung cho trẻ.
Cách làm: Khi trẻ được ra sân sự tập trung chú ý của trẻ vào cô và vào hoạt động cực kỳ kém vì trẻ còn mải để ý đến những lớp xung quanh hay những đồ chơi ngoài trời. Vào thứ tư hàng tuần chúng tôi thường tổ chức cho trẻ giao lưu thể chất giữa hai lớp với nhau. Trong một buổi giao lưu thể chất giữa hai lớp đầu tiên mỗi lớp sẽ tập một bài aerobic để biểu diễn màn chào hỏi của hai lớp, sau đó trẻ được chơi tự do theo từng khu vực với các trò chơi khác nhau và cứ sau 10 phút trẻ lại đổi góc chơi một lần. Khi kết thúc buổi giao lưu thay vì cô cho trẻ chơi 1 số trò chơi dân gian tập thể hay hát 1 bài hát thì tôi đã mạnh dạn đưa vào đó là một bài nhảy dân vũ theo chủ đề để lôi cuốn sự hứng thú tích cực của trẻ vào hoạt động.
Kết quả: Qua cách tổ chức hoạt động ngoài trời kết hợp với hình thức nhảy dân vũ có thể rèn cho trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm, theo tập thể giúp cho trẻ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động ở lớp ở trường cũng như nơi trẻ ở.
*
Đối với hoạt động chiều
Mục đích: Khi sử dụng biện pháp này tôi thấy tinh thần và niềm vui trong trẻ tăng thêm gấp bội.
Cách làm: Thường ngày sau khi trẻ ngủ trưa dậy, để giúp trẻ có 1 tinh thần thoải mái, tỉnh táo để bước tiếp vào hoạt động tiếp theo thì giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian như “Chi chi chành chành”, “Dềnh dềnh dàng dàng”, “Tập tầm vông”…hay hát múa các bài hát mà các cô vừa dạy. Nhưng tôi nghĩ làm thế nào để không những giúp trẻ thoải mái, tỉnh táo hơn mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ lẫn thể lực hơn thì tôi cũng mạnh dạn đưa các bài nhảy dân vũ vào cho trẻ vận động chiều sau khi ngủ dậy để trẻ .
Kết quả: Sau khi trẻ được vận động nhẹ, ăn quà chiều thì các cô sẽ tổ chức hoạt động chiều cho trẻ. Vào các ngày trong tuần trẻ sẽ được rèn các kỹ năng vệ sinh, kỹ năng sống và làm các bài tập trong vở bé tập tô vẽ, trò chơi học tập. Để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào hoạt động thì cô có thể cho trẻ hát một bài hát, đọc một bài thơ, chơi một số trò chơi hay đặc biệt hơn là tôi có thể cho trẻ biểu diễn một bài nhảy dân vũ để hoạt động được hiệu quả hơn. Tôi thấy đa số trẻ rất thích biểu diễn văn nghệ, rất thích thể hiện mình nhưng còn rụt rè nhút nhát trước đám đông, vậy nên để giúp trẻ tự tin thoải mái hơn thì tôi đã động viên khích lệ tinh thần trẻ bằng cách cho trẻ biểu diễn cùng cô và các bạn. Và để đa dạng hóa các hình thức văn nghệ cho trẻ cô có thể tổ chức cho trẻ biểu diễn theo nhóm, theo tập thể nhảy các bài dân vũ theo tháng đan xen vào các tiết mục hát múa khác của trẻ để nâng cao chất lượng của giờ hoạt động. Khi được các cô tổ chức như vậy tôi thấy được niềm vui trong đôi mắt trẻ, thấy tâm hồn của trẻ hồn nhiên vui tươi hơn giúp trẻ có một buổi thư giãn cuối tuần tràn ngập niềm vui, kích thích sự hứng thú của trẻ khi tới trường.
3.4: Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những động tác cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương lai.
Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi giáo viên cũng cho trẻ tham gia vận động dưới hình thức vui chơi, biểu diễn văn nghệ dựa trên những kỹ năng đã học ở trên tiết học trẻ vừa chơi vừa củng cố lại những kiến thức đã học. Không những ở trường trẻ được tham gia biểu diễn mà khi nhà trường tổ chức cho trẻ tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa cô cũng tạo điều kiện để trẻ tham gia biểu diễn. Môi trường cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ xung một cách nhẹ nhàng trong trí nhớ của trẻ, giúp trẻ có những trải nghiệm, được tìm tòi, khám phá thực tế, cung cấp kiến thức, cung cấp kỹ năng sống cho trẻ và các mối quan hệ xã hội trẻ được làm quen.
Trong hoạt động ngoại khóa thường thì sẽ có những chương trình giao lưu văn nghệ giữa các trường hoặc các lớp với nhau, và khi đó cô cũng tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội giao lưu cùng các bạn để giúp trẻ hình thành những kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể. Ngoài biểu diễn các bài hát, các điệu múa hay các tiết mục aerobic ra thì cô cũng có thể đan xen những bài nhảy dân vũ mà các cô đã dạy trẻ để trẻ biểu diễn. Qua đó những kỹ năng sống của trẻ được rèn rũa nhiều hơn giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về tinh thần cũng như nhân cách sống.
3.5: Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, việc phối hợp với phụ huynh là vấn đề cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này dễ nhớ nhưng chóng quên do đó những gì trẻ được học ở trên lớp thì khi về nhà trẻ cũng cần được ôn lại để trẻ nhớ và khắc sâu hơn. Chính vì thế tôi đã vận động tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ những bài dân vũ và đưa các bài dân vũ đó vào các hoạt động giáo dục trẻ đạt hiệu quả rất cao, nên phụ huynh có thể cho con tập mọi lúc mọi nơi có thể để kỹ năng của trẻ được rèn rũa nhiều hơn.
Đặc biệt khi nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ thì tôi nghĩ rằng đây là cơ hội để trẻ thể hiện tài năng của mình. Do đó tôi đã cố gắng lựa chọn và rèn trẻ tập để biểu diễn những bài dân vũ nhịp nhàng, sôi động phù hợp với không khí của ngày hội, ngày lễ để trẻ được thể hiện mình. Và đây cũng chính là cơ hội để phụ huynh thể hiện được sự quan tâm của mình đối với con, thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ với cô giáo.
Đó là cùng cô chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho trẻ biểu diễn và kết hợp với cô rèn con tập luyện khi ở nhà. Khi các con biểu diễn các bậc phụ huynh xem và thấy được con mình có khả năng và rất tự tin khi đứng trên sân khấu trước sự có mặt của rất đông người. Có những phụ huynh rất vui mừng khuyến khích động viên con mình không chỉ thể hiện ở trường mà ở nhà, ở khu phố hay xung quanh nơi trẻ ở con cũng rất tự tin thể hiện các bài dân vũ mà cô đã dạy.
1. Về bản thân
- Tôi thấy mình đã tự tin hơn trong công tác giáo dục trẻ, và đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân linh hoạt sáng tạo hơn khi dạy trẻ các bài dân vũ vui tươi gần gũi với trẻ và đưa các bài dân vũ vào tổ chức các hoạt động giáo dục.
Hơn nữa qua đó tôi cũng thấy mình mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động văn nghệ của chi đoàn thanh niên trường mình. Ban đầu tôi còn rụt rè nhút nhát nhưng bây giờ tôi đã tự tin hơn khi tham gia các chương trình biểu diễn dân vũ của đoàn thanh niên trường.
2. Về trẻ
- Qua quá trình tổ chức dạy trẻ nhảy dân vũ và đưa các bài tập dân vũ vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong tất cả các hoat động, những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn , không e dè sợ sệt nữa. Đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vận động với những động tác nhảy dân vũ nhịp nhàng sôi động. Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có nhiều trẻ được bố mẹ đón về tự rủ nhau ra góc vận động tạo thành một nhóm để tập những bài nhảy dân vũ mà cô đã dạy. Kết quả khi sử dụng các biện pháp trên như sau:
Bảng tổng hợp so sánh kết quả sau 1 năm thực hiện lồng ghép lồng ghép dân vũ vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ cuối năm học
Các tiêu chí |
Kết quả khảo sát đầu năm |
Kết quả khảo sát cuối năm |
Đạt |
Chưa đạt |
Đạt |
Chưa đạt |
Khả năng cảm thụ âm nhạc ( tiết tấu, giai điệu ) |
15/36 = 42% |
21/36 = 58% |
33/36 = 92%
( Tăng 50% ) |
3/36 = 8% |
Sự tập trung chú ý, hứng thú khi tham gia vận động |
16/36 = 44% |
20/36 = 56% |
35/36 = 97%
( Tăng 53% ) |
1/36 = 3% |
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học |
14/36= 39% |
22/36 = 61% |
34/36 = 94%
( Tăng 55% ) |
2/36 = 6% |
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt |
13/36 = 36% |
23/36 = 64% |
36/36=100%
( Tăng 64% ) |
|
3. Về phụ huynh
Phụ huynh lớp tôi cũng cảm thấy rất vui khi nhìn thấy con em mình đã rất tự tin khi cùng các bạn tham gia văn nghệ và họ cũng quan tâm hơn tới khả năng vận động của con em mình.
Cùng phối kết hợp với giáo viên động viên, khuyến khích trẻ tham gia văn nghệ của trường, lớp nhằm giúp trẻ phát triển ngày một hoàn thiện hơn.
1.
Kết luận
Qua gần một năm dạy trẻ và rèn luyện cho trẻ, thông qua việc áp dụng
‘‘Đưa dân vũ vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non” tôi thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin , khỏe mạnh, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh, cháu tích cực và chủ động hơn trong các hoạt động tập thể cũng như các hoạt động giáo dục hàng ngày. Hơn nữa qua đó khẳ năng cảm thụ âm nhạc, sự tập trung chú ý, tích cực tự giác tham gia vận động của trẻ được tốt hơn tiến bộ hơn. Đặc biệt trẻ còn tích lũy cho mình những kĩ năng kỹ xảo vận động một cách khoa học hơn giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách cho tương lai trẻ sau này. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niền vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục. Và không mong muốn gì hơn đó cũng chính là niềm động viên tinh thần cho các cô giáo để các cô có thể vững tin bước tiếp trên con đường sự ngiệp trồng người của mình.
2. Bài học kinh nghiệm
Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệp ở trường đó là một bài học để mình thử nghiệm phương pháp dạy của mình trên trẻ, qua đó tôi thấy được những kĩ năng vận động nào nên áp dụng và áp dụng vào lúc nào, vào thời điểm nào để lôi cuốn sự chú ý của trẻ và tạo cho trẻ sự mạnh dạn tự tin hứng thú, thoải mái trong khi hoạt động. Trải qua quá trình thực hiện sử dụng một số biện pháp và hình thức đưa dân vũ vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân:
- Trước hết phải lập kế hoạch tổ chức các bài tập vận động , bài tập dân vũ
- Khi có kế hoạch rồi phải thống nhất với các giáo viên trong lớp về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp
- Sau khi thống nhất với các giáo viên ở lớp cùng nhau tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cần có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
- Khi đưa các bài nhảy dân vũ vào tổ chức các hoạt động giáo dục cần có những hình thức phong phú và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ khi tổ chức các hoạt động giáo dục cần khuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ.
- Tổ chức thể dục sáng cho trẻ tổ chức thường xuyên liên tục, đều đăn và đúng giờ kết hợp dụng cụ như: quả bông. Nơ. Vòng ,.. để trẻ tập tích cực hơn.
- Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố âm nhạc, dân vũ vào giảng dạy
- Hoạt động vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
- Vận động mang yếu tố tập thể, tập theo nhóm để từ đó trẻ cố gắng tham gia hòa nhập cùng các bạn vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội tốt hơn.
- Để trẻ thực hiện tốt bài vận động nhảy dân vũ cần xây dựng bài tập nhảy đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. Với đồng nghiệp cùng học hỏi những kinh nghiệm qua những cách tổ chức các giờ hoạt động giáo dục cho trẻ hàng ngày, cách rèn luyện kĩ năng cho trẻ của một số đồng chí giáo viên có kinh nghiệm để mình tự hoàn thiện bản thân, đồng thời tôi cũng tăng cường học hỏi qua sách báo, internet nhiều hơn để tự trau rồi bản thân.
3. Đề xuất, khuyến nghị
Mong nhà trường tổ chức nhiều hơn các chương trình văn nghệ ngày hội ngày lễ cho trẻ tham gia để trẻ có thể có thể phát huy hết được khả năng vận động của trẻ, giúp trẻ tự tin, sáng tạo, mạnh dạn là hành trang cho trẻ bước vào lớp 1.
Tôi xin chân thành cảm ơn
!
D. HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình ảnh trẻ tập bài tập phát triển chung bài “ Con cào cào”
Hình ảnh trẻ vận động sau khi ngủ dậy bài “Head Shoulders Knees And Toes”
Hình ảnh trẻ biểu diễn dân vũ khi chơi góc âm nhạc bài “Bông hồng tặng cô"
Hình ảnh trẻ biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan
Hình ảnh cô dậy trẻ vũ điệu “Rửa tay”
Hình ảnh trẻ tham gia biểu diễn dân vũ chào mừng Tết Nguyên Đán