Việc trẻ nhỏ muốn thử các giới hạn là điều bình thường. Đây là cách trẻ tìm hiểu xem điều gì là đúng và sai. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho các bậc cha mẹ bực bội và thực sự thách thức tính kiên nhẫn của họ. Một cách để giúp cha mẹ giữ kiểm soát và trợ giúp trẻ nhỏ học hỏi là tạo ra quy tắc gia đình. Quy tắc gia đình được tạo ra bởi các quy tắc và các hoạt động thường quy phù hợp và nhất quán. Các quy tắc sẽ dạy cho trẻ thấy những hành vi nào được chấp nhận và những hành vi nào không được chấp nhận. Các thói quen sẽ khiến trẻ biết việc gì sẽ xảy ra trong ngày. Quy tắc gia đình giúp trẻ nhỏ học cách chịu trách nhiệm và tự chủ.
Có ba thành tố chính trong việc xây dựng quy tắc gia đình:
Tính nhất quán – thực hiện những điều giống nhau mọi lần
Tính có thể dự đoán – mong đợi hoặc biết những gì sẽ xảy ra
Tính tuân thủ xuyên suốt (đến cùng) – Thực thi các hậu quả
Những thành tố này cụ thể là gì? Bạn có thể sử dụng các thành tố này trong gia đình bạn như thế nào?
Tính nhất quán – thực hiện những điều giống nhau mọi lần
Tính nhất quán nghĩa là bạn phản ứng với hành vi của con bạn mọi lần theo cùng một cách. Bạn phản ứng như nhau bất kể điều gì đang diễn ra hoặc bất kể bạn cảm thấy như thế nào. Các hành vi sai trái sẽ ít xảy ra hơn nếu bạn luôn sử dụng cùng một hậu quả (cùng một cách phạt), như phớt lờ hoặc phạt cách ly trẻ (time-out). Những hành vi tốt có thể sẽ lặp lại nếu bạn để trẻ biết bạn thích các hành vi đó. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải chú ý liên tục đến TẤT CẢ các hành vi của trẻ. Bạn hãy suy nghĩ về những điều mà bạn muốn con bạn thực hiện thường xuyên, ví dụ như chia sẻ, dọn dẹp, hoặc làm theo lời bạn. Để tăng cường việc thực hiện những hành vi đó, bạn cần khen ngợi trẻ mỗi lần bạn thấy trẻ thực hiện được điều bạn yêu cầu. Phản ứng một cách nhất quán của bạn sẽ giúp những hành vi đó xảy ra thường xuyên hơn.
Ví dụ
Ví dụ 1: Bạn sử dụng phạt cách ly (time-out) tại nhà và tại cửa hàng tạp hóa mỗi khi con bạn đánh chị/em gái. Bạn thực hiện điều này ngay cả khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng.
Ví dụ 2: Bạn khen ngợi con bạn mỗi lần bé biết chia sẻ với một người bạn mới khi chơi cùng. Bạn làm điều này ngay cả khi bạn đang bận rộn với các việc khác và bạn cần nỗ lực đặc biệt để khen ngợi bé.
Tính có thể dự đoán – mong đợi hoặc biết những gì sẽ xảy ra
Tính có thể dự đoán nghĩa là con bạn biết những gì sẽ xảy ra và cách bạn sẽ phản ứng. Khi thói quen hàng ngày của bạn có thể dự đoán được thì con bạn sẽ biết những gì sẽ xảy ra trong ngày. Khi các quy tắc của bạn có thể dự đoán được thì con bạn sẽ biết bạn sẽ phản ứng như thế nào với các hành vi của chúng.
Ví dụ
Ví dụ 1: Trẻ biết rằng nếu trẻ đánh bạn khi đang chơi cùng thì lần nào trẻ cũng sẽ bị phạt cách ly.
Ví dụ 2: Trẻ biết các bước cần phải thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đi tắm, đánh răng, đọc truyện, lên giường và tắt đèn.
Ví dụ 3: Trẻ biết rằng nếu trẻ nghe theo lời bạn khi làm các việc vặt cùng bạn thì trẻ sẽ được một phần thưởng đặc biệt. Phần thưởng có thể là một hoạt động chung với bạn hoặc đi chơi công viên.
Ví dụ 4: Trẻ biết rằng nếu trẻ chơi im lặng mỗi khi bạn nói chuyện điện thoại thì bạn sẽ để trẻ thấy bạn rất vui với hành động đó của trẻ khi bạn kết thúc cuộc trò chuyện.
Tính tuân thủ xuyên suốt (đến cùng) – Thực thi các hậu quả
Tính tuân thủ xuyên suốt nghĩa là bạn làm những điều mà bạn nói nếu trẻ thực hiện hành vi nào đó. Điều này thường được gọi là "nói đúng ý mình muốn và làm đúng những điều mình nói”. Nếu bạn bảo với trẻ là bạn sẽ phạt nếu trẻ làm điều gì đó thì bạn cần phạt trẻ mỗi lần trẻ thực hiện điều đó. Nếu bạn nói rằng trẻ sẽ được thưởng nếu thực hiện điều gì đó thì bạn cần thưởng cho trẻ sau khi trẻ hoàn thành việc bạn yêu cầu. Để nhất quán và có thể dự đoán được, chúng ta cần phải tuân thủ lời chúng ta nói xuyên suốt đến cùng. Tính tuân thủ xuyên suốt là điều quan trọng trong việc thực hiện TẤT CẢ các hành vi, kể cả những hành vi chúng ta thích và không thích.
Ví dụ
Ví dụ 1: Có một quy tắc trong gia đình bạn là đánh nhau sẽ bị phạt cách ly (time-out). Khi bạn thấy trẻ đánh anh, chị hoặc em chúng, việc đánh nhau sẽ dừng lại. Trẻ đó sẽ thực hiện phạt cách ly ngay lập tức.
Ví dụ 2: Trẻ không làm theo lời của bạn, và bạn cảnh báo trẻ rằng trẻ sẽ bị mất thời gian chơi nếu trẻ không nghe theo lời bạn. Trẻ vẫn không làm theo những gì bạn yêu cầu. Trẻ mất thời gian chơi.
Ví dụ 3: Nếu bạn hứa là sẽ thưởng cho trẻ nếu trẻ ngồi trong xe đẩy hàng mua sắm tại cửa hàng tạp hóa, trẻ biết trẻ sẽ được thưởng kẹo hoặc đồ chơi trên đường đi ra khỏi cửa hàng.
Tính nhất quán, tính có thể dự đoán và tính tuân thủ xuyên suốt giúp tạo ra quy tắc gia đình như thế nào?
Quy tắc gia đình giúp trẻ học được cách cư xử sẽ bao gồm các thói quen và quy tắc mang tính nhất quán, có thể dự đoán, và được tuân thủ xuyên suốt. Bạn làm theo một thói quen cơ bản và sống với các quy tắc trong hầu hết các ngày trong tuần. Bạn đặt các kỳ vọng và giới hạn phù hợp đối với các hành vi của trẻ. Trẻ sẽ học được cách bạn phản ứng với các hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận.
Quy tắc có thể giúp cha mẹ và trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ cảm thấy an toàn vì chúng biết những gì sẽ xảy ra. Các bậc cha mẹ cảm thấy tự tin vì họ biết cách phản ứng và họ phản ứng mọi lần theo cùng một cách. Các thói quen và quy định giúp tạo nên quy tắc trong gia đình và làm cho cuộc sống dễ dự đoán hơn.
Khi nào bạn có thể bắt đầu tạo ra quy tắc gia đình với các thói quen và quy định?
Tạo ra quy tắc gia đình ở bất cứ lứa tuổi nào đều có thể giúp bạn và con bạn. Trẻ em có thể bắt đầu học các thói quen và quy tắc ở độ tuổi rất nhỏ. Bạn có thể bắt đầu với các thói quen cho các hoạt động quan trọng trong ngày, ví dụ như bữa ăn, đi ngủ, hoặc vào buổi sáng. Hoặc bạn có thể sử dụng thói quen để giúp con bạn học các hành vi quan trọng, chẳng hạn như mặc quần áo.