Đôi khi con trẻ làm những điều bạn không thích. Chúng có thể làm những điều nguy hiểm hay những hành động bạn không muốn trẻ lặp lại, và cũng có khi trẻ sẽ làm rất nhiều chuyện khiến bạn hài lòng. Cho dù những việc trẻ làm có hậu quả tiêu cực hay kết quả tích cực thì vẫn có khả năng trẻ sẽ lặp lại những việc trẻ đã làm .
Kết quả tích cực và hậu quả tiêu cực
Kết quả tích cực chỉ ra cho trẻ thấy chúng đã làm những điều khiến bạn hài lòng. Vì vậy, con trẻ có thể sẽ lặp lại hành vi này nhiều hơn. Kết quả tích cực (sự hài lòng của bạn) cần được thể hiện qua phần thưởng, lời khen tặng, và sự quan tâm chăm sóc. Hãy áp dụng các kết quả tích cực (hành động bày tỏ sự hài lòng) nhiều nhất có thể đối với những hành vi bạn muốn con mình lặp lại.
Hậu quả tiêu cực chỉ ra cho trẻ biết bạn không hài lòng về những điều trẻ đã làm. Con trẻ sẽ có ít khả năng lặp lại những hành vi mà khiến bạn áp dụng những hậu quả tiêu cực. Hậu quả tiêu cực ở đây có thể được xem là kỷ luật. Hậu quả tiêu cực có thể là trẻ không được quan tâm, bị phớt lờ, mất đặc quyền, và phạt làm gì đó một thời gian. Áp dụng hậu quả tiêu cực đối với những hành vi bạn muốn con mình không lặp lại. Một ý tưởng hay để thực hiện cách này, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, là làm ngơ và làm xao lãng,. Có thể áp dụng các cách khác nếu hai cách trên không có hiệu quả hay khó thực hiện. Hậu quả tự nhiên, trì hoãn hoặc tước bỏ đặc quyền, và phạt ngồi một chỗ có thể được áp dụng để chấm dứt những hành vi xấu.
Làm ngơ
Đôi khi trẻ nổi giận, rên rỉ, và quấy rầy chỉ nhằm gây sự chú ý. Khi bạn không để ý đến nó cũng như những hành vi xấu này thì tự khắc nó sẽ chấm dứt hành động đó. Một khi đã làm ngơ, bạn tuyệt đối không nhìn trẻ cũng không được nói chuyện với trẻ. Làm ngơ mọi thứ con bạn đang thực hiện nhằm gây sự chú ý của bạn.
Làm xao lãng
Khi bạn làm xao lãng con mình, bạn khiến cho trẻ tập trung vào một thứ khác. Bằng cách này, trẻ sẽ chấm dứt các hành vi xấu. Bạn có thể thực hiện biện pháp này ở bất cứ đâu. Đều duy nhất bạn cần là phải luôn trong tư thế đã chuẩn bị sẵn sàng. Bạn cần mang theo bên mình tất cả màu sáp và giấy, đồ chơi, và những đồ chơi nhỏ để làm xao lãng trẻ. Bạn cũng có thể tự tạo các trò chơi. Ví dụ, nếu con trẻ mè nheo trong cửa hàng rau, bạn có thể chơi trò “cho bố/mẹ biết”. Yêu cầu con gọi tên hoặc chỉ vào mọi thứ dọc lối đi, ví dụ như mầu xanh hay hình vuông.
Hậu quả tất yếu
Hậu quả tất yếu là những điều xảy ra do việc và cách chúng ta làm. Nếu bạn bảo con trẻ cần phải chơi cẩn thận với một món đồ chơi nhưng trẻ lại cứ quăng quật nó thì món đồ chơi có thể bị vỡ. Trong trường hợp này, con trẻ đã trải nghiệm được hậu quả tất yếu của việc không giữ gìn đồ chơi. Mặc dù đây là một bài học tốt dành cho con từ việc mắc lỗi, song hậu quả tất yếu không bao giờ nên được áp dụng nếu điều đó khiến con trẻ gặp nguy hiểm. Không cho phép con làm bất cứ điều gì có thể khiến trẻ bị đau hoặc những thứ khác như là chơi với diêm hay chạy trên phố.
Trì hoãn đặc quyền và kết quả logic (hay hiển nhiên)
Trì hoãn một đặc quyền có nghĩa là con trẻ phải đợi để có được điều mà nó thực sự muốn. Bạn có thể sẽ nói với con như sau, “Con có thể đi chơi sau khi con thu dọn hết đồ chơi vào”. Hoặc “Chừng nào con ăn hết 3 miếng cơm nữa, con mới có thể được ăn tráng miệng”. Tước bỏ đặc quyền có nghĩa là lấy đi những vật dụng hoặc không cho trẻ làm những điều mà chúng thích nhất. Đối với trẻ nhỏ, việc tước bỏ những đặc quyền thường được gọi là hậu quả tất yếu (hay theo lẽ thường). Những hậu quả kiểu này có liên quan một cách hợp lý với những hành vi xấu. Bạn có thể lấy đi những đồ chơi hoặc sáp màu mà con không dùng cẩn thận. Bạn có thể tắt vô tuyến nếu các con dành nhau xem kênh chúng thích. Nếu con cố tình làm đổ thứ gì, hậu quả tất yếu trong trường hợp này sẽ là trẻ phải lau chùi, dọn dẹp đống bừa bộn mà nó bày ra.
Phạt ngồi một chỗ
Phạt ngồi một chỗ là cách bạn phạt trẻ khi chúng mắc sai lầm. Bạn đưa trẻ vào nơi không có gì hoặc không ai chú ý đến trẻ. Nếu trẻ đánh anh hoặc em mình, bạn có thể phạt trẻ ngồi một chỗ. Nếu áp dụng cách này hợp lýsẽ rất hiệu quả trong việc giảm thiểu hành vi xấu của trẻ.
Lời khuyên về Tính kỷ luật và Hậu quả tiêu cực
Hậu quả tiêu cực được dùng để làm giảm hành vi xấu nên khi có thể cần cho trẻ thấy mối tương quan giữa hành vi xấu với hậu quả nghiêm trọng của hành vi xấu đó . Nếu trẻ không chơi ngoan trong công viên, đơn giản là bạn có thể đưa trẻ về nhà. Trong trường hợp này, hậu quả tiêu cực là về nhà phù hợp với hành vi không ngoan ở công viên. Không bao giờ nên áp dụng hậu quả tiêu cực để tước đi những nhu cầu cơ bản của trẻ như ăn uống, tắm rửa, hoặc học hành.
Sau khi trẻ trải nghiệm hậu quả tiêu cực mà trẻ không thích, hãy quay lại cư xử một cách tích cực với trẻ. Hãy nhớ rằng hậu quả nên nhằm thẳng vào hành vi chứ không nên nhằm vào con người. Tránh nói những điều như, “Con chẳng bao giờ làm điều gì đúng cả”. Những lời nhận xét này có thể làm tổn thương lòng tự trọng của con trẻ và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bố/mẹ và con cái. Vấn đề là ở hành vi chứ không phải bản thân đứa trẻ.