Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo là độ tuổi tìm hiểu và khám phá thế giới. Trẻ ở độ tuổi này cũng đang tìm hiểu xem những gì là đúng và sai. Các lời chỉ dẫn tốt với độ tuổi này là rất hữu ích trong nhiều tình huống.
Những lời chỉ dẫn tốt đặt ra các giới hạn cho hành vi của trẻ và để trẻ biết mình được mong đợi cư xử như thế nào và nên làm gì.
Công việc của chúng ta – những bậc làm cha mẹ là dạy cho con cái chúng ta cách cư xử. Đôi khi bạn cảm thấy bạn dành nhiều thời gian cho việc sửa các hành vi sai hơn là dành thời gian để dạy các hành vi tốt. Tuy nhiên, khi bạn đưa ra các chỉ dẫn tốt thì bạn nói cho con bạn biết chính xác những hành vi nào bạn mong đợi. Điều này có nghĩa là thay vì nói, “Ngừng lại!”, “Dừng lại!”, hoặc "Đừng làm thế!", bạn nói với con bạn chính xác những gì bạn muốn trẻ làm. Ví dụ, bạn có thể nói “Con hãy đi bộ chứ không chạy trong nhà” hay “Con hãy ngồi xuống để bố/mẹ đi giầy cho con.”
Khi bạn đưa ra các lựa chọn kèm chỉ dẫn cho trẻ, bạn cũng khuyến khích tính độc lập của trẻ. Ví dụ, nếu bạn muốn con mình mặc quần áo nhưng không quan trọng mặc cái gì, bạn có thể cho trẻ hai lựa chọn. Bạn có thể nói, “Con hãy mặc quần màu xám hoặc màu xanh.” Tất nhiên, lời chỉ dẫn của bạn cần ở mức trẻ có thể hiểu được, nếu không nó sẽ không hiệu quả. Nếu con bạn chưa biết phân biệt màu sắc thì đó không phải là một lời chỉ dẫn tốt.
Lời chỉ dẫn tốt rất hữu ích khi bạn muốn trẻ làm điều gì đó cụ thể hoặc ngăn con bạn làm điều gì đó có hại hoặc nguy hiểm.
Nếu trẻ đang làm điều gì đó có hại hoặc nguy hiểm, một lời chỉ dẫn tốt có thể ngăn hành vi đó lại. Ví dụ, nếu con bạn đang đứng trên ghế, bạn có thể nói là “Con hãy ngồi xuống để mông của con ở trên ghế”. Nếu con bạn đang lật ghế lại phía sau rất nguy hiểm thì bạn có thể nói “Con hãy giữ ghế ở trên sàn nhà.”
Lời chỉ dẫn tốt sẽ giúp ngăn trẻ thực hiện các hành vi sai trái. Nếu trẻ đang thực hiện những điều mà bạn bảo trẻ làm thì trẻ sẽ không thể thực hiện hành vi sai cùng lúc đó.
Lời chỉ dẫn tốt có thể ngăn trẻ thực hiện các hành vi sai trái. Ví dụ như nếu bạn thấy trẻ đang định ném đồ chơi, bạn có thể hướng dẫn lại hành vi cho trẻ bằng cách nói “Con hãy đặt đồ chơi trên sàn nhà một cách nhẹ nhàng”. Lời chỉ dẫn giúp trẻ biết bạn mong đợi trẻ thực hiện hành vi nào.
Sử dụng hậu quả cho việc không làm theo chỉ dẫn
Bất cứ lúc nào bạn đưa ra chỉ dẫn, bạn hãy sử dụng hậu quả nếu con bạn không nghe lời. Ở lần đầu tiên bạn học cách đưa ra lời chỉ dẫn tốt, bạn cần tự hỏi xem bạn có đủ thời gian và năng lượng để thực hiện tuân thủ hậu quả đến cùng không. Để các hậu quả này hiệu quả, bạn cần thực hiện tuân thủ hậu quả đến cùng mọi lần. Nếu bạn không có thời gian, có lẽ tốt nhất là bạn không nên đưa ra chỉ dẫn với trẻ. Thay vào đó, bạn có thể giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ, nếu bạn đang bị muộn giờ vào buổi sáng và con bạn vẫn chưa mặc quần áo, bạn có thể quyết định mặc quần áo giúp con thay vì đưa ra yêu cầu cho con.
Thực hành, thực hành, thực hành
Đưa ra lời chỉ dẫn tốt là một kỹ năng không phải lúc nào cũng dễ dàng vì thế việc thực hành sẽ rất có ích. Thực hành và tuân thủ xuyên suốt đến cùng cho việc không nghe lời cũng sẽ giúp trẻ học được rằng trẻ cần nghe theo lời của bạn. Thực hành khi bạn có thời gian thực hiện tuân thủ hậu quả nếu trẻ không nghe lời. Theo thời gian, con bạn sẽ học được rằng khi bạn đưa ra yêu cầu, bạn mong trẻ nghe lời bạn. Tuy nhiên, sẽ mất một chút thời gian để con bạn học được rằng bạn làm đúng điều bạn nói. Việc trẻ thỉnh thoảng không nghe theo yêu cầu là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị cho điều đó và có kế hoạch sử dụng hậu quả cho việc không nghe lời ngay lập tức.
Đôi khi trẻ có thể thử xem trẻ có khả năng thoát được trước khi bạn sử dụng hậu quả hay không. Bạn hãy nhớ rằng không có lý do gì giúp trẻ thoát được hình phạt nếu trẻ đã có đủ thời gian để làm theo yêu cầu. Khi trẻ làm xong những điều bạn bảo trẻ làm, bạn hãy khen ngợi trẻ vì đã nghe lời và làm theo yêu cầu của bạn.