Sự chú ý của cha mẹ có giá trị rất lớn đối với trẻ. Sự chú ý có thể vừa tích cực lại vừa tiêu cực. Sự chú ý tích cực là những việc bạn làm nhằm cho trẻ biết bạn thích điều gì đó trẻ đã làm. Nó bao gồm những việc như khen ngợi, ôm, vỗ nhẹ vào lưng hay đập tay. Nếu trẻ tự buộc dây giày của chúng, bạn có thể khen ngợi trẻ vì trẻ đã tự làm một việc tốt. Sự chú ý được thể hiện một cách tiêu cực khi trẻ làm những việc bạn không hài lòng. Nó bao gồm những hành động như quở trách và la mắng. Nếu trẻ vẫn tiếp tục bám lấy áo và gọi tên bạn, bạn có thể nói với trẻ “Dừng lại!”.Trong trường hợp này, bạn đã dành sự chú ý tới trẻ. Có thể bạn nhận thấy mình chú ý hơn tới những hành vi tiêu cực của trẻ hơn là tích cực bởi bạn đang vội hay bận bịu . Việc này xảy ra ở rất nhiều gia đình. Nhưng, với trẻ nhỏ, sự chú ý được thể hiện theo cách tiêu cực từ bạn vẫn được coi là sự chú ý.Sự phớt lờ hiệu quả bởi nó làm giảm sự chú ý đối với những hành vi bạn muốn giảm thiểu ở trẻ. Đứa trẻ sẽ học được rằng chúng sẽ không nhận được sự chú ý khi làm sai.
Vậy sự phớt lờ là gì?
Đừng vội hiểu nhầm cụm từ “phớt lờ”. Đây là một chu trình tích cực đối với cha mẹ. Hãy nghĩ “sự phớt lờ” như hành vi đối lập với việc dành sự chú ý. Khi bạn phớt lờ trẻ, không phải bạn sẽ lờ đi hoặc đứng im với những hành vi sai của trẻ. Thay vào đó, bạn giảm sự chú ý của bạn dành cho trẻ cũng như những hành vi của chúng. Sự phớt lờ sẽ khiến trẻ không thực hiện hành vi mà trẻ làm để gây sự chú ý của bạn như tức giận, rên rỉ và ngắt lời bạn. Khi phớt lờ, bạn không nhìn trẻ hoặc không nói chuyện với chúng. Mục đích là để giảm những hành vi bạn không hài lòng hoặc muốn trẻ dừng hành vi đó lại.
Tại sao Tôi nên phớt lờ hành vi sai lệch của con?
Việc phớt lờ có thể giúp giảm đi những hành vi sai lệch ở trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ rất muốn nhận được sự chú ý của bạn. Sự chú ý được thể hiện qua việc bạn la hét hay mắng mỏ rất có ý nghĩa với trẻ. Điều này đặc biệt đúng khi bạn không dành sự chú ý cho trẻ trước khi trẻ thực hiện hành vi sai trái. Việc dành sự chú ý cho trẻ khi chúng đang tức giận, có thể vô tình khuyến khích những hành vi đó và tăng cơ hội lặp lại cho hành vi đó. Khi bạn phớt lờ một vài hành vi sai lệch, bạn sẽ giảm khả năng trẻ tái diễn lại hành vi đó.
Những hành vi sai lệch nào Tôi nên phớt lờ?
Sự phớt lờ thường tỏ ra hiệu quả nhất đối với những hành vi gây bực mình của trẻ như rên rỉ, khóc lóc và cáu kỉnh kể cả khi không bị ngã hay bị thương. Những hành vi sai lệch này thường được dùng để gây sự chú ý. Nếu cha mẹ, bạn bè, gia đình hoặc những người chăm sóc khác kiên quyết phớt lờ những hành vi này, trẻ sẽ dừng lại.
Đôi khi con bạn hành động sai không vì mục đích gây sự chú ý mà khiến chúng gặp nguy hiểm. Bạn không nên phớt lờ những hành vi phá phách và gây nguy hiểm. Ví dụ, nếu con bạn làm đau bản thân, làm đau người khác, hay phá phách đồ đạc, chúng không nên bị phớt lờ. Những hành vi này cần được chấm dứt ngay lập tức. Các quy tắc hay hình phạt kỷ luật như cách ly và để trẻ ở một mình nên được áp dụng.
Làm sao để Tôi thực hiện biện pháp phớt lờ?
- Chọn một hành vi cụ thể bạn muốn phớt lờ. Hành vi nào đang gây ra vấn đề nghiêm trọng nhất? Bắt đầu phớt lờ hành vi đó thay vì phản ứng lại như bạn vẫn thường làm.
- Khi trẻ thực hiện hành vi đó, hay ngừng mọi sự chú ý tới trẻ. Hãy im lặng. Làm cho trẻ nghĩ rằng bạn không thể nhìn hay nghe chúng. Bạn có thể quay lưng lại để đứa trẻ không thấy bạn đang nhìn chúng. Cho dù vậy, bạn vẫn thấy được các hành vi tốt của trẻ. Kể cả khi áp dụng phương pháp phớt lờ, sự an toàn của trẻ vẫn là trên hết. Đừng để trẻ một mình trừ khi bạn chắc chắn chúng được an toàn
- Khi áp dụng phương pháp phớt lờ:
- Không đụng chạm hoặc bế bồng trẻ
- Không nói chuyện với trẻ
- Không nhìn trẻ
- Phớt lờ hành vi đó đến cùngPhớt lờ bất cứ khi nào hành vi đó diễn ra. Kiên quyết và phớt lờ mỗi khi hành vi diễn ra là rất quan trọng trong việc giảm hoặc dừng hẳn hành vi sai lệch.
- Phớt lờ hành vi trong toàn bộ thời gian nó diễn ra. Một khi bạn bắt đầu phớt lờ một hành vi, hãy cố gắng giữ sự phớt lờ đó và không từ bỏ.
Phớt lờ một cách hời hợt không khiến trẻ hiểu điều bạn muốn trẻ làm là gì. Đợi đến khi hành vi sai lệch được dừng hẳn và nhanh chóng dành cho trẻ sự chú ý. Sử dụng sự chú ý tích cực để khen ngợi chúng và nói với trẻ điều bạn hài lòng với việc trẻ làm, thậm chí cả khi trẻ chỉ ngồi im lặng. Khi khen ngợi một hành vi đúng, hãy khen nhiệt thành và cụ thể. Nói cách khác, nói với trẻ về hành vi nào của chúng mà bạn thích. Ví dụ, có thể nói “Mẹ thực sự thích cách con nhờ mẹ buộc dây giày với giọng nói to và dõng dạc như thế!”