Hệ quả xảy ra ngay sau hành vi và hệ quả có thể tích cực hoặc tiêu cực. Hệ quả tích cực mà trẻ có thể nhận được khi có hành vi tốt bao gồm nhiều thứ như phần thưởng. Khi nhận được những hệ quả tích cực, trẻ sẽ hiểu được rằng trẻ đã làm những việc khiến bạn hài lòng, thích thú. Hệ quả tiêu cực mà trẻ nhận được khi có hành vi không tốt bao gồm những thứ như bị phớt lờ hoặc phạt cách ly. Điều này giúp trẻ dừng và không lặp lại các hành vi sai nữa. Làm xao lãng trẻ khỏi hành vi mà chúng đang hoặc đang sắp thực hiện và hướng trẻ sang một hoạt động khác tích cực hơn là một phương pháp hay có thể sử dụng để ngăn chặn các hành vi sai.
Thế nào là làm xao lãng?
Khi một đứa trẻ bị làm xao lãng, sự tập trung chú ý của chúng được chuyển hướng vào một thứ khác, và do vậy, chúng không có cơ hội để thực hiện hành vi sai.
Ví dụ: nếu con bạn đang rên rỉ trong cửa hàng tạp hóa, bạn có thể khuyến khích bé chơi trò “chỉ cho mẹ biết”. Bạn chỉ vào, nói tên hoặc mô tả hình dáng, màu sắc mọi thứ dọc lối đi mà bạn và bé có thể nhìn thấy và nói bé tìm kiếm.
Hệ quả tích cực:
Các loại phần thưởng:
1. Phần thưởng xã hội:
- Tình cảm : Ôm, hôn, cười với trẻ, đập tay tán thưởng
- Khen ngợi: nói với trẻ điều bạn thích: “Con thật tuyệt khi giúp mẹ rất nhiều trong buổi dọn dẹp hôm nay”
- Dành sự chú ý, quan tâm tới trẻ và tham gia các hoạt động cùng với trẻ hoặc để trẻ tham gia các hoạt động yêu thích.
2. Phần thưởng vật chất:
- Đồ chơi, kẹo hoặc những thứ trẻ thích hoặc thật sự đam mê
- Phần thưởng vật chất nên được tặng kết hợp với phần thưởng xã hội.
Các bước để xây dựng và sử dụng hệ thống phần thưởng:
1. Xác định rõ và phân định hành vi hoặc những điều bạn muốn trẻ thực hiện
2. Quyết định phần thưởng trẻ sẽ nhận được
3. Lập một biểu đồ và đặt nó ở nơi trẻ nhìn thấy.
- Biểu đồ nhãn dán thường được sử dụng nhất
4. Giải thích về hệ thống phần thưởng với trẻ
5. Sử dụng hệ thống phần thưởng
6. Các hành vi được lựa chọn để tặng thưởng dần được thay đổi hoặc loại bỏ cho phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ.
Nếu hệ thống khen thưởng không có hiệu quả, hãy thử những cách sau:
- Đảm bảo các hành vi mà bạn mong đợi trẻ thực hiện là thực tế và phù hợp
- Đảm bảo trẻ biết rõ ràng và chính xác các hành vi mà bạn mong muốn trẻ thực hiện
- Chắc chắn rằng phần thưởng phù hợp và đáp ứng chính xác sự mong muốn của trẻ
Hệ quả tiêu cực/ Kỷ luật
Thế nào là phớt lờ trẻ?
- Phớt lờ trẻ là khi cha mẹ biểu hiện cho trẻ thấy họ không chú ý tới trẻ nữa. Khi đó, cha mẹ sẽ không có sự tiếp xúc về cơ thể, ngôn ngữ, hay cả ánh mắt với trẻ.
- Việc phớt lờ trẻ nên được áp dụng khi trẻ có hành vi sai nhằm nhận được sự chú ý của cha mẹ.
- Kiên định phớt lờ hành vi sai trái của trẻ ngay cả khi trẻ làm những điều tồi tệ hơn bởi vì điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Nên phớt lờ tất cả các hành vi sai trái của trẻ.
- Ví dụ: Con bạn đòi mua một thứ tại cửa hàng, và bạn nói: “không”. Trẻ tiếp tục rên rỉ và đòi có món đồ đó. Bạn phớt lờ trẻ rên rỉ và không chú ý tới trẻ nữa. Nên nhớ, bạn kiên định không đưa hoặc mua cho trẻ món đồ đó.
Trì hoãn đặc quyền là gì?
- Trì hoãn đặc quyền có nghĩa là trẻ phải đợi để nhận những gì trẻ muốn. Thường là trẻ sẽ cần làm một công việc khác trước khi được phép làm hoặc nhận cái mà trẻ muốn
- Ví dụ: Bạn có thể kể với trẻ: “ Sau khi dọn giường con có thể ra ngoài và chơi”
Thế nào là hậu quả tự nhiên:
Hậu quả tự nhiên là hậu quả xảy ra bởi những gì chúng ta làm. Bạn để hậu quả tự nhiên xảy ra và trẻ thường xuyên không thích kết quả.
- Ví dụ: Trẻ cứ đập phá đồ chơi trên bàn sau khi bạn nói trẻ dừng lại. Đồ chơi của trẻ bị hỏng.
Hậu quả thông thường là gì?
- Hậu quả thông thường còn được là hậu quả logic. Chúng có liên quan trực tiếp và là kết quả đương nhiên của những hành vi sai
- Ví dụ: Trẻ tiếp tục ném đồ chơi. Bạn mang đồ chơi đi.
Các bước sử dụng hậu quả:
1. Xác định hành vi sai. Bạn muốn trẻ dừng lại cái gì?
2. Đưa ra cảnh báo
3. Đưa ra hậu quả
4. Giải thích tại sao
5. Quay trở lại giao tiếp tích cực
Ghi nhớ:
- Hậu quả không nên quá mức. Trẻ nhỏ có khoảng thời gian chú ý ngắn hạn, vì vậy lấy đi đồ chơi trong vòng 1 tuần không có hiệu quả như bạn muốn. Đối với trẻ nhỏ hơn, lấy đi đồ chơi hoặc tạm hoãn/hủy bỏ các hoạt động của trẻ trong khoảng thời gian ngắn hơn thì hiệu quả hơn.
- Chuẩn bị cho mình sự gia tăng hành vi sai khi bạn bắt đầu phớt lờ. Nếu bạn nhất quán với việc phớt lờ, bạn sẽ nhận thấy các hành vi sai giảm theo thời gian.
- Hệ thống phần thưởng không hoạt động ngay lập tức để thay đổi hành vi của trẻ. Nó cần có thời gian để phát huy tác dụng