Hỏi: Con trai tôi chỉ làm khoảng một phần ba những gì tôi yêu cầu. Tôi bảo bé dọn giường, thu dọn đồ chơi, và đi giày trước khi xuống nhà. Bé sẽ dọn giường, nhưng lại đi chân không xuống nhà và vẫn để phòng bừa bộn. Làm thể nào để bé lắng nghe và làm những gì tôi yêu cầu?
|
Trả lời:
Rất nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt với thách thức này. Hãy nhớ rằng trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo tập trung chú ý được rất ít. Khi bạn nói với trẻ nhiều việc một lúc, trẻ thường không thể nhớ được tất cả. Thường thì trẻ chỉ nhớ được việc đầu tiên bạn nói. Trong trường hợp này, việc đầu tiên bạn nói với bé là dọn giường, đó là việc bé đã làm. Và có thể bé quên mất những việc còn lại. Nếu bạn hướng dẫn từng việc một, có thể bé sẽ nghe và làm theo tất cả những chỉ dẫn của bạn.
Hỏi: Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy mình như một sĩ quan huấn luyện. Tôi luôn nói với con những gì phải làm và những gì không nên làm. Tôi cảm thấy mình không nên điều chỉnh hành vi của con mọi lúc như thế và nên nhìn nhận rằng bé chỉ là một đứa trẻ. Đó có phải là cảm giác chung của mọi bậc phụ huynh không?
|
Trả lời:
Thường các bậc cha mẹ đều thấy như vậy. Khi trẻ mới biết đi hoặc đang ở lứa tuổi mẫu giáo, cha mẹ phải dành rất nhiều thời gian để uốn nắn hành vi của con em mình. Mọi người thường cảm thấy bị choáng ngợp bởi có quá nhiều điều cần phải dạy. Một phần công việc của chúng ta là thiết lập giới hạn cho các hành vi của trẻ từ sớm, như thế, trẻ sẽ học được cách lắng nghe và tôn trọng các yêu cầu và quy tắc. Đây là cách chúng ta bắt đầu chia sẻ các giá trị và dạy trẻ phân biệt và hành xử đúng đắn từ những sai lầm, khuyết điểm của chúng. Đôi khi, phụ huynh cũng nên chiều theo những lựa chọn của trẻ. Hãy để cho trẻ có quyền quyết định nếu có thể. Trẻ có thể mắc sai lầm nhưng điều đó không quá quan trọng. Trẻ học từ những sai lầm cũng giống như việc học từ những điều chúng ta dạy vậy.
Hỏi: Bất cứ khi nào tôi bảo con gái mình lau dọn sau khi chơi hoặc ăn, bé luôn cười, nói “Không!”, rồi chạy đi. Tôi không thể khiến bé nghe lời mình. Làm thế nào để tôi dạy bé dọn dẹp sau khi chính bé bày bừa ra?
|
Trả lời:
Trẻ em vẫn thường tò mò và không lắng nghe các yêu cầu. Điều này có thể gây khó chịu cho cha mẹ. Một trong những điều đầu tiên cần nhớ để khiến trẻ làm theo những gì bạn muốn là đưa ra yêu cầu hợp lý. Một yêu cầu hợp lý là một lời tuyên bố, không phải là một câu hỏi. Câu hỏi dạng như, “Con có muốn dọn đồ chơi của mình không?” hay “Dọn đồ chơi của con nhé, được không”, sẽ tạo cho trẻ cơ hội trả lời “Không”. Yêu cầu hợp lý là những tuyên bố rõ ràng với trẻ những gì bạn muốn bé làm. Ví dụ, bạn có thể nói, “Hãy đặt búp bê vào hộp đồ chơi”. Đây là một yêu cầu rất rõ ràng về điều bạn muốn con mình làm. Nếu bé trả lời “Không”, và không làm theo yêu cầu, bạn nên đưa kèm theo sau đó một hậu quả. Nếu bạn áp dụng yêu cầu hợp lý kèm theo hậu quả thích hợp khi trẻ không thực hiện yêu cầu đó, con bạn sẽ học được rằng, bé sẽ phải làm những gì bạn yêu cầu.
Hỏi: Dường như chỉ có một cách để khiến con trai tôi làm bất cứ điều gì tôi yêu cầu là la mắng và đe dọa sẽ phạt bé. Tôi đã cố gắng để nói với bé một cách nhẹ nhàng, nhưng bé luôn luôn từ chối và cư xử tồi tệ cho đến lúc tôi quát to lên. Tôi nên làm điều gì đó để thay đổi hay đây là điều bình thường?
|
Trả lời:
Nghe có vẻ như bạn đang rơi vào cái được gọi là “bẫy la hét”. Con của bạn đã quen rằng bé sẽ chỉ phải làm khi bạn bắt đầu la hét. Qua thời gian, bạn có thể sẽ phải la hét lớn hơn và đe dọa mạnh hơn để bắt bé làm những điều bạn muốn. Việc này sẽ gây mệt mỏi và bực bội cho cha mẹ. Thay đổi cách bạn đưa ra yêu cầu có thể giúp ích cho vấn đề này. Bạn hãy hướng dẫn từng việc một bằng giọng nói rõ ràng, cương quyết, không có la hét hay nài nỉ. Nếu bé vẫn không làm theo các chỉ dẫn, lập tức đưa ra các hậu quả . Nếu bạn đưa ra các yêu cầu với giọng nói rõ ràng, cương quyết và luôn luôn cho thấy những hậu quả nếu bé không thực hiện, bé sẽ học được cách phải nghe lời, dù khi bạn không quát mắng.
Hỏi: Con gái tôi là một cô bé 4 tuổi thông minh xinh xắn. Bé chắc chắn biết cách làm tôi phát cáu. Khi tôi bảo bé làm gì đó, bé có vẻ như không bao giờ thực sự làm việc đó một cách chính xác những gì tôi yêu cầu. Ví dụ như, tôi bảo bé bỏ đồ vào hộp, bé luôn cầm lên một số chứ không phải tất cả, hoặc bé sẽ chỉ ném chúng theo hướng của hộp đựng đồ chứ không phải vào trong hộp. Bé thực sự không hiểu những gì tôi yêu cầu hay bé làm thế là có nguyên do?
|
Trả lời:
Một trong những điều cần phải xem xét là liệu rằng yêu cầu của bạn có phù hợp với lứa tuổi của bé không. Bạn cũng có thể xem xét việc con gái bạn có hiểu ý nghĩa của việc thu dọn đồ chơi. Có thể bé nghĩ rằng bé thực hiện bằng cách chỉ cần làm một phần hoặc làm một số việc tương tự yêu cầu của bạn. Bạn cần phải dạy bé chính xác những gì bạn muốn. Sau đó, bạn để bé nhắc lại các yêu cầu để chắc chắn bé hiểu được ý nghĩa của các yêu cầu đó. Nếu các yêu cầu phù hợp với lứa tuổi của con gái bạn và bé hiểu ý nghĩa của chúng, bé cũng có thể sẽ kiểm tra giới hạn việc làm theo hướng dẫn của cha mẹ. Bé sẽ thử mức giới hạn để xem điều gì có thể làm sai mà không bị phạt. Nếu bé hiểu được những điều bạn yêu cầu bé làm mà vẫn không làm theo, bạn nên đưa ra một hậu quả. Khi bạn duy trì việc đưa ra hậu quả cho mỗi lần bé không nghe lời, bé sẽ học được cách không được bỏ qua bằng cách chỉ làm một phần công việc hoặc làm khác đi một chút. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng với cách giải quyết nhất quán, mọi việc sẽ được cải thiện.
Hỏi: Con của tôi thường nói “chờ một phút” hoặc giả vờ không nghe thấy khi tôi nói bé làm gì đó. Tôi rất khó chịu khi phải la hét hoặc lặp lại yêu cầu nhiều lần. Tôi đã làm điều gì đó sai chăng?
|
Trả lời:
Trẻ em phản ứng theo rất nhiều cách khác nhau đối với các yêu cầu của người lớn. Thông thường trẻ sẽ nói người lớn đợi một lúc hoặc giả vờ không nghe thấy. Trẻ cũng có thể làm một số việc như chậm chạp hoặc làm mất thời gian, làm những gì được yêu cầu nhưng với một thái độ khó chịu, hoặc làm theo những yêu cầu sau đó lại không làm nữa và hủy bỏ nó. Cha mẹ thường phải lặp lại các yêu cầu và cảm thấy bực tức. Khi đưa ra các yêu cầu, điều quan trọng là bình tĩnh sử dụng giọng điệu cương quyết. Tốt nhất là chỉ yêu cầu một lần. Nếu con bạn không nghe theo, bạn sẽ đưa ra một cảnh báo. Nếu trẻ vẫn không làm theo yêu cầu, đưa ra một hậu quả gì đó ngay lập tức. Khi các yêu cầu đưa ra tốt hơn và con bạn học được cách làm theo, bạn dần sử dụng ít cảnh báo hơn. Luôn luôn đưa ra hậu quả sau khi đã cảnh báo mỗi khi con bạn không làm theo những yêu cầu.
Hỏi: Có cách gì để tôi có thể khiến con mình lắng nghe và làm theo những yêu cầu của tôi tốt hơn không?
|
Trả lời:
Khi đưa ra một yêu cầu, bạn phải bắt đầu bằng việc chắc rằng con bạn có để ý đến. Bạn có thể thực hiện bằng cách cúi người xuống, ngồi xổm hay ngồi bên cạnh trẻ để có thể đối diện trực tiếp. Chắc rằng phải giao tiếp cả bằng mắt với nhau. Nếu bạn muốn chắc trẻ hiểu những gì bạn yêu cầu, hãy để trẻ lặp lại chính yêu cầu đó với bạn. Bạn cũng phải chắc rằng những yêu cầu đó phù hợp với lứa tuổi và khả năng của con mình. Bạn hay đưa ra yêu cầu rõ ràng và cụ thể nhất có thể để nói với con bạn chính xác những gì bạn muốn. Việc đưa ra từng yêu cầu một cũng rất quan trọng. Trẻ mới tập đi và trẻ mẫu giáo có khoảng tập trung chú ý rất ngắn. Nếu bạn nói nhiều hơn một việc cùng lúc, trẻ sẽ không thể nhớ được tất cả những điều ấy.