Hỏi: Dường như con trai tôi không phản ứng tốt với những lời khen ngợi. Nếu tôi khen để bé làm một số việc tốt, như đặt đồ chơi của mình vào hộp, bé sẽ bắt đầu ném đồ chơi của mình đi. Tại sao bé lại hành động như thế?
|
Trả lời:
Đúng là một số trẻ sẽ thực sự cư xử tồi sau khi được khen ngợi. Có hai lí do để giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, con bạn có thể đang mong đợi nhiều sự chú ý hơn. Nếu bạn quát tháo hay trách mắng bé vì việc ném đồ chơi của mình đi, bạn sẽ đưa ra cho trẻ một loại chú ý gọi là chú ý tiêu cực. Đôi khi trẻ nhận thấy sự quan tâm tiêu cực như quát tháo và trách mắng tốt hơn là không được quan tâm. Cũng có thể, con bạn gây phiền nhiễu sau khi được khen ngợi bởi vì bé không biết cách phản ứng nào khác. Bé cần thời gian để làm quen với việc khen ngợi. Điều quan trọng là bạn cần tiếp tục khen ngợi con cho những hành vi mà bạn muốn con làm thường xuyên hơn. Bỏ qua những hành vi thách đố của bé khi có thể. Không đặt con vào những tình huống nguy hiểm khi bị phớt lờ đi. Luôn dừng ngay lập tức những hành vi phá phách hay nguy hiểm và sử dụng phương pháp kỉ luật theo sự lựa chọn của bạn.
Hỏi: Tại sao lại cần phải khen ngợi? Tôi không nghĩ tôi nên khen ngợi con gái của mình với những việc dù sao bé cũng nên làm như cất đồ chơi của mình sau khi chơi xong. Liệu khen ngợi vì mọi việc nhỏ nhặt bé làm được có thật sự cần thiết không?
|
Trả lời:
Hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng trẻ em không cần phải được khen ngợi mọi việc. Tuy nhiên, bé không thể hiểu được suy nghĩ của người lớn. Khen ngợi giúp con biết được những hành vi nào bạn muốn và trông đợi bé sẽ tiếp tục thực hiện. Khi dạy trẻ cách cư xử mới, đầu tiên, phải khen ngợi trẻ thật nhiều, sau đó, giảm dần tần suất khen ngợi theo thời gian. Rất hữu ích khi coi lời khen ngợi như một sự nhắc nhở. Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo cần được nhắc nhở thường xuyên về những hành vi bạn mong muốn ở thời điểm ban đầu, nhưng giảm dần theo thời gian. Bạn có thể khen một việc gì đó một lần một ngày, sau đó một lần một tuần, và có thể không cần khen ngợi khi hành vi đó đã trở thành thói quen của trẻ. Nếu con bạn “quên” và không còn bỏ đồ chơi của mình vào hộp, bạn có thể khen ngợi lại để khích lệ bé làm những việc đó. Bạn nên lưu ý rằng, các hành vi sẽ trở lại khi trẻ được bạn khen ngợi.
Hỏi: Tôi đang cố gắng để thường xuyên khen ngợi con mình hơn. Bây giờ tôi đang dành thêm nhiều quan tâm cho bé, và tôi thấy bé có rất nhiều hành vi tốt. Vậy nên thật khó để biết mình nên khen ngợi điều gì. Tôi có nên khen ngợi tất cả hành vi của trẻ hay chỉ nên chọn ra một hành vi tại một thời điểm?
|
Trả lời:
Các bậc phụ huynh thường mắc một trong hai vấn đề sau: con mình có QUÁ NHIỀU những hành vi để khen ngợi, hoặc, cảm thấy dường như con mình KHÔNG có hành vi nào để khen ngợi. Dù thế nào, mục đích ở đây là chọn ra những hành vi bạn muốn thấy nhiều hơn và khen ngợi chúng. Nếu con ban đang làm rất nhiều việc tốt, chọn hành vi mà bạn muốn con làm nhiều hơn nữa và khen ngợi việc đó thường xuyên hơn. Nếu con bạn không làm những việc đáng để được khen ngợi, thì trước tiên, bạn cần phải dạy trẻ về các hành vi. Ví dụ, nếu bạn muốn con mình ngồi vào ghế riêng ở bữa tối, bạn có thể đặt bé ngồi vào ghế rồi sau đó khen ngợi việc ngồi ở đó của trẻ. Sau cùng, bạn chỉ nên khen ngợi khi bé tự mình ngồi vào ghế.
Hỏi: Rất khó để có thể kiểm soát những hành vi của con tôi. Bé không làm bất cứ điều gì để tôi có thể khen ngợi. Tôi nên làm gì? |
Trả lời:
Nếu con bạn có nhiều hành vi thách thức hoặc dường như hành động chỉ để gây chú ý, rất khó tìm ra được những hành vi để khen ngợi. Những lúc thế này, việc hữu dụng là khen ngợi những hành vi đơn giản, như việc đi bên cạnh bạn tại cửa hàng tạp hóa hoặc ngoan ngoãn tự chơi một mình.
Cách khác để tìm ra những hành vi đáng khen ngợi là nghĩ đến cách hành xử đối lập với những hành vi có tính thách thức của con bạn. Để làm việc đó, bạn hãy liệt kê một danh sách những hành vi tiêu cựccủa con bạn, sau đó nghĩ đến cách hành xử đối lập của mỗi hành vi đó hoặc những gì bạn muốn bé làm thay vì các hành vi tiêu cực.. Bất cứ lúc nào bạn thấy con mình làm những việc ngược lại với hành vi tiêu cực hoặc bạn thấy con mình hành xử tốt hơn, hãy khen ngợi trẻ. Bằng việc khen ngợi những hành vi tốt, bạn sẽ cho con biết những gì bạn muốn con làm thay vì việc nói những gì KHÔNG được làm. Ví dụ, con bạn thường chạy ở trong nhà. Đã nhiều lần bạn đã nói con không được như thế. Bằng cách đó, bạn đã nói với con những gì không được làm. Bây giờ, nghĩ đến việc ngược lại. Nói với con những gì bạn muốn bé làm. Thay vì chạy là đi bộ, khen ngợi con bất cứ lúc nào bạn thấy bé đi lại trong nhà. Cuối cùng, bé sẽ học được rằng, bé sẽ được khen ngợi vì đi chứ không phải chạy và hành vi tích cực này sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Khi bạn thấy con hành xử tốt hơn, hay làm những gì bạn muốn, hãy tích cực khen ngợi những hành vi đó. Khi các hành vi bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn, ban có thể giảm dần những lần khen ngợi.
Hỏi: Với những việc hiện tại tôi đang làm, thực sự khó để dành ra một khoảng thời gian đặc biệt cho con trai mình. Chúng tôi thường chơi với nhau vào cuối tuần, nhưng những ngày trong tuần thường quá bận. Tôi cảm thấy có lỗi về điều này, nhưng tôi không biết mình nên làm gì. Làm thế nào để tôi có thể dành thêm nhiều thời gian để chơi với con mình?
|
Trả lời:
Làm cha mẹ là một trong những việc khó khăn nhất nhưng cũng quan trọng nhất với chúng ta. Đôi khi, có vẻ như nuôi dưỡng con cái là việc đảm bảo tất cả mọi thứ cho trẻ về ăn uống, vệ sinh, quần áo và những quyền lợi khác. Dành khoảng thời gian riêng với con mình thực sự khó khăn nếu bạn không có sự hỗ trợ từ gia đình, vợ hay chồng mình, hoặc nếu bạn không chỉ có một đứa con. Đôi lúc, chúng ta phải tự tạo ra những việc này. Có thể bạn không thể chơi với con 30 phút mỗi ngày, nhưng 5 phút hay 10 phút thì sao? Làm những việc như đọc sách cùng nhau sẽ tạo ra cơ hội cho bạn và con mình dành thời gian gần gũi nhau, đồng thời tăng cường vốn từ vựng, kiến thức và sự hiểu biết về thế giới của trẻ. Nếu có nhiều con, bạn có thể xây dựng “thời gian đọc sách của gia đình”, nơi các bé sẽ lần lượt đọc sách cho nhau nghe.
Hỏi: Các vấn đề của trẻ em không phải là việc lớn. Chúng chỉ cần học cách cho đi mọi thứ và chúng sẽ hạnh phúc hơn. Tại sao tích cực lắng nghe lại quan trọng đối với những việc nhỏ nhặt của trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo? |
Trả lời:
Thỉnh thoảng chúng ta rất muốn bỏ qua các vấn đề của trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi chúng ta đã có một ngày tồi tệ, bận rộn hoặc liên tiếp gặp những vấn đề giống nhau. Nhưng trẻ nhỏ cần biết chúng ta luôn lắng nghe chúng. Việc chúng ta lắng nghe trẻ cho trẻ thấy chúng ta quan tâm đến cảm giác của trẻ, hiểu những gì trẻ cần, và chấp nhận những cảm xúc của trẻ. Nếu chúng ta thường xuyên bỏ mặc các vấn đề của trẻ, trẻ sẽ không tìm đến chúng ta khi trẻ lớn hơn khi chúng cần đưa ra những lựa chọn quan trọng về uống rượu, sử dụng ma túy và hành vi tình dục. Việc chúng ta lắng nghe khi trẻ còn nhỏ giúp xây dựng mối quan hệ tích cực trong suốt cuộc đời con em chúng ta và tạo nền tảng cho các cuộc nói chuyện, chia sẻ quan trọng sau này.
Hỏi: Tôi cảm thấy khó khăn với việc chủ động lắng nghe con mình vì bé thực sự rất nhạy cảm. Tôi không nghĩ rằng bé sẽ khóc hay có phản ứng lại . Làm thế nào để tôi có thể lắng nghe tốt hơn và biết cách để trò chuyện với bé?
|
Trả lời:
Bạn không cần phải luôn đồng tình với cảm xúc của bé. Khi bạn tích cực lắng nghe, vai trò của bạn là phản ánh hoặc nhắc lại cho bé biết suy nghĩ của bạn về những điều bé đang cảm thấy. Việc này giúp bé hiểu rằng bạn quan tâm và thích thú với việc lắng nghe cảm giác của bé. Nếu bạn không đồng ý với những gì bé cảm thấy, bạn có thể nói những điều như “Bố biết”, “Bố nghe rồi”, “Ừ ừ”. Khi chúng ta yêu cầu trẻ dừng cảm xúc theo một cách nào đó hoặc dừng lo lắng, chúng ta đang không giúp bé học cách giải quyết với những cảm xúc của mình. Thỉnh thoảng, trẻ em khóc chỉ bởi đó là cách duy nhất bé biết để thể hiện việc mình không vui. Khi bạn giúp bé hiểu được những gì bé cảm thấy, bạn cũng đã cung cấp cho bé cách làm chủ những cảm xúc của bản thân. Nếu con bạn cảm thấy bị tổn thương, bạn có thể cho trẻ biết rằng bạn biết trẻ đang buồn và có cảm giác bị tổn thương. Bạn cũng cần cho trẻ bé biết rằng thỉnh thoảng sẽ thật có ích khi nói cho người khác biết họ làm bé tổn thương.