Chủ động lắng nghe là một cách tốt để cải thiện giao tiếp của bạn với con. Nó cho con bạn biết rằng bạn có hứng thú với những gì bé nói và muốn nghe bé nói thêm. Khi bạn lắng nghe một cách chủ động, bạn chú ý toàn bộ vào con bạn. Bạn giao tiếp bằng mắt với con, bạn dừng những việc khác bạn đang làm, và bạn hạ thấp người xuống ngang tầm với con bạn. Bạn phản hồi hoặc nhắc lại điều bé đang nói và điều bé có thể đang cảm nhận để chắc chắn bạn hiểu.
Khi bạn lắng nghe con bạn nói một cách chủ động, một mối quan hệ vững chắc sẽ được hình thành. Khi con bạn lớn lên, nếu bạn tiếp tục lắng nghe con nói một cách chủ động, mối quan hệ đó sẽ tiếp tục trở nên vững chắc hơn. Một mối quan hệ vững chắc với con bạn sẽ làm cho con bạn có nhiều khả năng tâm sự với bạn về niềm hi vọng của con, và về các vấn đề của con khi con lớn hơn.
Đôi khi chúng ta cố gắng lờ đi những vấn đề của con trẻ, đặc biệt nếu chúng ta đã trải qua một ngày tồi tệ, nếu chúng ta bận rộn, hoặc nếu con cái trải qua cùng một vấn đề nhiều lần, nhưng con cái chúng ta cần biết rằng chúng ta đang lắng nghe chúng. Dưới đây là một ví dụ.
Ví dụ 1 về việc chủ động lắng nghe
Trận bóng chày của con bạn bắt đầu lúc 6:00. Bạn chỉ có rất ít thời gian để nấu bữa tối, giúp con cái làm bài tập và giúp cho mọi người sẵn sàng cho trận đấu. Bạn không biết làm thế nào để xong tất cả mọi việc đó. Khi con bạn đang chơi, bạn nhanh chóng bắt đầu nấu bữa tối. Ngay sau đó, bạn nghe thấy con trai mình khóc. Bé chạy tới chỗ bạn và nói rằng anh trai đã đánh bé và gọi bé bằng một cái tên xấu. Các con bạn luôn luôn cãi nhau. Bạn cố gắng tiếp tục vừa nấu ăn, vừa gật đầu đồng ý với những gì con bạn nói, nhưng sau đó bạn quyết định cho bé thấy bạn đang lắng nghe bé một cách chủ động. Bạn dừng hẳn những việc bạn đang làm, quay sang chỗ bé, giao tiếp bằng mắt với bé, và kết luận lại những gì bé nói và kết luận về cảm giác của bé lúc đó. Bạn nói, “Dường như anh trai đã làm con buồn khi đánh con và gọi con như thế.” Bằng cách làm như thế, bạn đã cho con trai mình biết rằng bé luôn được mẹ chú ý tới. Bé biết rằng tình cảm và cảm nhận của bé là quan trọng đối với bạn.
Đôi khi một đứa trẻ cảm thấy buồn nhưng bé không thể gọi tên được tình cảm mà bé đang cảm nhận. Lắng nghe con một cách chủ động có thể là cách tốt để giúp bé trong trường hợp này. Dưới đây là một ví dụ khác.
Ví dụ 2 về việc chủ động lắng nghe
Bạn đón con gái bạn ở trường mầm non. Bé đang khóc và kể với bạn rằng một bạn nam của bé đã lấy đồ chơi yêu thích của bé và thè lưỡi trêu bé. Bạn cho bé thấy rằng bạn đang chủ động lắng nghe, bạn nói, “Dường như con buồn về việc bạn con lấy đồ chơi yêu thích của con.” Con gái bạn tiếp tục khóc và gật đầu. Bé nói rằng bé nghĩ bạn của bé sẽ làm hỏng đồ chơi đó. Bạn cho bé thấy rằng bạn vẫn đang lắng nghe bé một cách chăm chú bằng cách nói rằng, “Như thế là con sợ bạn con có thể làm hỏng đồ chơi của con đúng không.” Lúc này, bé bình tĩnh hơn một chút. Bạn và con gái tiếp tục nói chuyện, và bé biết rằng buồn là việc bình thường. Bé bắt đầu học cách gọi tên và cách giải quyết tình cảm của mình bằng cách nói chuyện với ai đó.
Một số thông tin khác về cách lắng nghe chủ động được cung cấp dưới đây.
Phản hồi lại những điều nghe thấy để thể hiện bạn đang lắng nghe trẻ
Phản hồi là một cách để bạn cho bé thấy bạn đang lắng nghe bé một cách chủ động. Bạn có thể làm bằng cách bạn nhắc lại những gì bé nói, hoặc bằng cách gọi tên và tóm tắt lại cảm giác của bé.
Phản hồi các từ trẻ nói
Khi bạn phản hồi các từ của bé, bạn nhắc lại điều bé vừa nói. Việc làm này cho bé biết rằng bạn đang lắng nghe bé một cách chủ động. Khi bạn phản hồi các từ của bé, bạn chú ý đến bé trong việc bé sử dụng từ. Điều này làm tăng cơ hội bé sẽ nói nhiều hơn bởi vì bé muốn bạn chú ý đến. Bạn không phải nhắc lại một cách chính xác điều bé nói, nhưng những gì bạn nói luôn phải tương tự, giống với điều bé nói. Bạn có thể thêm thông tin, cắt ngắn thông tin, hoặc sửa lại những gì con bạn nói. Đây là một ví dụ:
Con: “Con đã vẽ - drawed – vài sợi mì Ý.”
Bố mẹ trả lời 1: “Con đã vẽ - drew – vài sợi mì Ý.”
Trong ví dụ này, bố mẹ nhắc lại những gì con nói nhưng đã sửa lỗi ngữ pháp cho con và nói từ “drew” thay vì từ “drawed”. Bố mẹ cũng sửa lỗi phát âm của từ “mì Ý - spaghetti” cho bé.
Bố mẹ trả lời 2: “Con đã vẽ - drew – vài sợi mì Ý dài.”
Trong ví dụ này, bố mẹ nhắc lại những gì con nói nhưng đã sửa lỗi ngữ pháp cho con và nói từ “drew” thay vì từ “drawed”. Bố mẹ cũng sử lỗi phát âm của từ “mì Ý - spaghetti” cho bé và thêm chi tiết bằng việc mô tả sợi mì “dài”.
Mô tả tình cảm
Khi bạn mô tả tình cảm của trẻ, bạn theo dõi hành vi của trẻ và mô tả tình cảm mà dường như bé đang trải qua. Điều này sẽ tạo cơ hội cho bé biết tình cảm đó được gọi với từ ngữ nào, và giúp bé thấy rằng việc nói về tình cảm là chuyện bình thường. Mô tả tình cảm không phải lúc nào cũng dễ dàng. Dưới đây là một số lời khuyên để việc mô tả tình cảm trở nên dễ dàng hơn.
- Hãy đoán thậm chí khi bạn không chắc chắn. Có thể có vài lần bạn không chắc chắn con bạn đang có cảm giác gì. Ví dụ, con bạn có thể đang khóc, nhưng bạn không biết liệu là bé đang tức giận, sợ hãi hay buồn phiền. Bạn có thể cho bé biết rằng bạn đang chú ý tới bé và đang cố gắng hiểu cảm giác của bé bằng cách nói, “Dường như con đang buồn” hay là “Dường như điều gì đó đang làm con khó chịu”. Con bạn có thể không thể tự biết bé đang có cảm giác gì và bằng cách nói chuyện với bé, bạn và bé có thể tìm ra được cảm giác đó.
- Không phải lúc nào cũng cần dùng từ ngữ. Bạn có thể cho con bạn biết bạn đang chú ý tới cảm giác của bé bằng những việc bạn làm ngay cả khi bạn không nói từ nào cả. Có thể, bạn chỉ cần ngồi với con khi con buồn hoặc ngồi sát với con, ôm hoặc vỗ về con.
- Bạn không phải luôn luôn đồng ý. Đôi khi rất khó để tóm lại hay gọi tên cảm giác của con bởi vì bạn thấy bé phản ứng theo một cách khác. Việc yêu cầu con dừng cảm nhận theo một cách cụ thể và việc yêu cầu bé không phải lo lắng không cho bé thấy bạn đang cố gắng hiểu cảm giác của bé. Bằng việc nói chuyện với con về cảm giác của bé, bạn có thể giúp bé giải quyết và giúp bé hiểu được các cảm giác của chính mình.
- Nói về những cảm giác khác. Con bạn có thể có vài cảm xúc khác nhau cùng một lúc. Ví dụ, con bạn có thể thấy buồn và sợ cùng lúc. Bằng cách nói về tất cả các cảm giác, bạn cho bé thấy bạn quan tâm tới những gì bé thể hiện ra bên ngoài và những gì bé cảm nhận bên trong. Bạn cũng có thể giúp bé tìm ra cách giải quyết các cảm giác khác nhau.
- Đừng lo lắng nếu làm sai. Khi bố mẹ đang học các kĩ năng lắng nghe chủ động, đôi khi, họ lo lắng rằng họ sẽ sai khi tóm tắt lại hay gọi sai tên cảm giác của con mình. Bạn không nên lo lắng về điều đó. Trẻ luôn sửa lại cho bố mẹ nếu cảm giác của chúng được mô tả sai. Nếu con bạn sửa lại cho bạn, hãy thử làm lại lần nữa. Mô tả lại những gì trẻ nói với bạn, và mở rộng ra để cho trẻ thêm nhiều từ hơn và học các cách mô tả cảm giác của trẻ.