Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non;
Căn cứ Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐ ngày 08/10/2019 của Bộ GDĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN.
Thực hiện Kế hoạch số 1102/KH-SGD&ĐT ngày 29/3/2019 của Sở GD&ĐT Hà Nội về đánh giá xếp loại chuẩn Hiệu trưởng, giáo viên MN, TH, THCS;
Thực hiện Kế hoạch số15 /KH-PGDĐT ngày 21/4/2019 của Phòng GDĐT Quận Long Biên về đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng và đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngành GDĐT quận Long Biên.
Cô Đặng Thị Thanh Xuân- Báo cáo viên của buổi tập huấn
Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng và đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là căn cứ để hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị, lãnh đạo nhà trường, năng lực chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đó cũng là căn cứđể các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viêntrong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý(CBQL) là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên cơ sở giáo dục mầm non. Việc đánh giá này giúp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo vàCBQL giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ CBQL và giáo viên cơ sở giáo dục mầm non; Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường.
Trong buổi tập huấn, chân dung người hiệu trưởng và giáo viên mầm non được cô giáo Đặng Thị Thanh Xuân phác họa rõ nét qua các tiêu chuẩn, tiêu chí. Cô phân tích rất rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá xếp loạitheo Chuẩn hiệu trưởng và theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Yêu cầu của việc đánh giá đòi hỏi tính khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ. Việc đánh giá này dựa trên phẩm chất, năng lực, quá trình làm việc, phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Đánh giá phải căn cứ vào mức đạt được của các tiêu chí, dựa trên minh chứng xác thực và phù hợp. Từ đó, cô giáo Đặng Thị Thanh Xuân giới thiện quy trình và chu kỳ đánh giá để CBGVNV nắm rõ. Cô hướng dẫn các giáo viên trong trường hết sức cụ thể, chi tiết và dễ hiểu để giáo viên có thể tự đánh giá, lấy minh chứng.
Các giáo viên trong trường thảo luận và tự tìm minh chứng cho đánh giá của mình hết sức sôi nổi. Cô giáo Nguyễn Thị Thủy- giáo viên lớp mẫu giáo bé C3, sau buổi tập huấn, cũng mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp về bản tự đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của mình.
Qua buổi tập huấn, 100% các CBGVNV nhà trường đã nắm vững được mục đích, yêu cầu, quy trình của việc đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và GVMN theo thông tư mới bắt đầu từ năm học 2018-2019.