Hoạt động vui chơi là hoạt động mà các bé luôn hào hứng tham gia bởi nó thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ muốn tổ chức tốt ngay từ đầu tháng giáo viên phải xây dựng kế hoạch các nội dung vui chơi cho trẻ phù hợp với sự kiện chủ đề tháng, kích thích các bé tò mò, mong muốn được tìm tòi, khám phá. Nội dung hoạt động vui chơi được thay đổi theo tuần, theo ngày để gây hứng thú cho trẻ. Qua mỗi buổi chơi các bé học được những kiến thức, kỹ năng khác nhau, được thể hiện mình, biết phối hợp, đoàn kết với các bạn khi tham gia hoạt động. Kĩ năng giao tiếp ứng xử, tự phục vụ của bé được rèn luyện, bồi dưỡng giúp bé mạnh dạn, tự tin hơn, khéo léo, linh hoạt và sáng tạo hơn khi tham gia hoạt động tại các góc và trong các hoạt động hàng ngày. Trong khi tổ chức hoạt động vui chơi giáo viên luôn quan tâm, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra một cách khéo léo.
Ví dụ: Chủ đề thực vật tuần 1: Góc xây dựng: Trẻ đóng các bác nông dân, những việc làm của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công việc của người nông dân đồng thời trẻ biết hợp tác với nhau để thực hiện một công việc được giao.
Bé đang chơi góc xây dựng
Góc học tập: Trẻ tái tạo lại những gì đã được cô dạy trẻ trên tiết học nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn. Và tư duy trừu tượng phát triển kèm theo tư duy logic, tư duy ngôn ngữ cũng phát triển
Bé đang chơi góc học tập
Góc gia đình: trẻ đóng vai làm mẹ trẻ thể hiện là một người mẹ tốt hết lòng chăm sóc cho con của mình, nhưng hoạt động của trẻ không nhằm đến mục đích cuối cùng là chỉ để thỏa mãn nhu cầu của trẻ tham gia vào xã hội người lớn
Bé đang chơi góc gia đình
Bé đang chơi bán hàng
Bé đang chăm chú đọc sách
Bé đang xâu vòng từ vỏ cam
Như vậy giờ hoạt động góc được phát triển và mở rộng theo sự phong phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh, phản ánh sáng tạo độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực tự nguyện và tự tin.
Hoạt động góc có giá trị lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.