Hoạt động làm quen với toán là một hoạt động đặc biệt quan trọng gắn liền với sự phát triển toàn diện ở trẻ. Các hoạt động phát triển nhận thức nói chung và hoạt động cho trẻ làm quen với toán nói riêng là những hoạt động mang tính cứng nhắc, khô khan. Toán học góp phần phát triển toàn diện cho trẻ: Phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, góp phần hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh trẻ, rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển, thúc đẩy các quá trình tâm lý và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Quá trình hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, kích thước, hình dạng của các vật, khả năng định hướng không gian, thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo. Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ còn có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát, thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non đòi hỏi phải có biện pháp đổi mới, sáng tạo, linh hoạt hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không bị gò ép, phù hợp với nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi là vấn đề vô cùng quan trọng.
Giờ học diễn ra với sự hăng say, hào hứng của bạn nhỏ. Với sự giải thích cụ thể hướng dẫn chi tiết tận tình của cô giáo, các con đã nhận biết được số 9 và chơi các trò chơi một cách rất nhanh và chính xác.
Để lôi cuốn trẻ vào tiết học đầu tiên tôi tổ chức gây hứng thú bằng bài hát “Bé tập đếm” và trò chuyện về nội dung bài hát
Một số hình ảnh trong giờ học:
Hình ảnh : Cô và trẻ hát bài hát : Bé tập đếm
Hình ảnh : Cô và trẻ tìm và đếm các đồ vật xung quanh lớp có số lượng là 8
Hình ảnh : Trẻ đếm số lượng trong phạm vi 9
Hình ảnh : Trẻ chơi trò chơi " Ai Nhanh Nhất"