Phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non với mục tiêu bước đầu hình thành và phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên trong cuộc sống giúp trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật. Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động sáng tạo nghệ thuật một các tích cực đòi hỏi giáo viên không chỉ nắm vững được phương pháp mà bên cạnh đó giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng, mới lạ về nguyên liệu để hấp dẫn thu hút trẻ. Bên cạnh các nguyên vật liệu truyền thống như: bút sáp, hồ dán, giấy màu...thì việc đưa các nguyên vật liệu rời vào hoạt động tạo hình mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc đưa nguyên vật liệu rời vào các hoạt động tạo hình nhằm phát huy khả năng sáng tạo và tích cực hoạt động để trẻ được phát triển các kỹ năng tạo hình một cách mới lạ hơn , không gò bó và dập khuôn. Các nguyên vật liệu rời lại rất đa dạng và phong phú, sẵn có, dễ tìm ở địa phương, rẻ tiền và gần gũi với trẻ như: cành cây, len, vải vụn, hột hạt khô, vỏ chai, lọ, lá khô, ống hút, nắp chai, nút áo….
Các bé lớp mẫu giáo bé C1 đã có giờ hoạt động tạo hình vui vẻ, sáng tạo khi được sử dụng các nguyên vật liệu rời sẵn có dễ tìm để làm tranh. Được cô hướng dẫn cụ thể cách làm, bé nào cũng hứng thú, say sưa sáng tạo những bức tranh thật đẹp. Sau đó, các bé cùng nhau chia sẻ với bạn về bức tranh mình làm được với niềm vui và sự thích thú.
Tiết học khép lại với nhiều niềm vui. Và mỗi hoạt động trên lớp là một trải nghiệm tuyệt vời mà các cô dành cho các bé, để “mỗi ngày đến lớp của bé là một ngày vui”.
( Cô và trẻ cùng chơi trò chơi Hoá đá)
( Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu)
( Trẻ làm tranh)
( Trẻ chia sẻ về bức tranh mà trẻ thích)