Lời chào hỏi từ lâu đã trở thành nét văn hóa đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, ông cha ta đúc kết những câu tục ngữ, thành ngữ về lời chào hỏi như: "Lời chào cao hơn mâm cỗ", "Đi hỏi về chào". Chào hỏi lễ phép, tôn trọng người lớn là những điều cơ bản mà trẻ mầm non cần được học. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong cuộc sống giúp trẻ có thể hình thành thói quen và tính cách tốt, được người khác tôn trọng. Vây từ khi còn lứa tuổi mầm non, cha mẹ, giáo viên cần có trách nhiệm cũng như dành thời gian để giải thích cho con để con có thể hiểu được tầm quan trọng của việc chào hỏi khi gặp người lớn.
Đúng vậy ở độ tuổi mầm non có thể trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc làm này. Là giáo viên tôi luôn giải thích cho các bạn nhỏ biết vì sao cần phải chào hỏi,đó là quy tắc ửng xử tối thiểu mỗi con người, đây là việc nên làm, điều này sẽ khiến con được mọi người yêu mến và mối quan hệ giữa mọi người sẽ được gắn kết, gần gũi hơn.
Để làm được việc này tôi không chỉ trò chuyện với các bạn nhỏ mà còn lồng ghép vào các hoạt động khác dạy trẻ mọi lúc mọi nơi để trẻ có thể hình thành một thói quen tốt. hướng dẫn các con cách thực hiện. chào hỏi một cách đúng mực và văn minh. Tôi đã hướng dẫn học sinh khi gặp cô giáo, các bác lao công, bảo vệ, hay khách đến trường các con sẽ mỉm cười, khoanh tay, cúi nhẹ và cất lời chào, hay khi gặp bất khì ai lớn tuối gặp bất kì nơi đâu chúng ta vẫn luôn mỉm cười và cúi chào. Về phía tôi và các đồng nghiệp trong trường chúng tôi luôn là tấm guơng để trẻ noi theo, đó là khi nhận được lời chào của học sinh mọi người cũng đáp lại các con bằng cử chỉ và lời chào tương tự. Nhằm lan tỏa nét đẹp văn hóa ứng xử này, tôi còn triển khai tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, để đạt được hiệu quả cao hơn
Sau đây là một số hình ảnh về văn hoá chào hỏi tại nhà trường:
Hình ảnh cô và trẻ chào nhau khi đến lớp
Hình ảnh trẻ chào nhau khi đến lớp
Hình ảnh các bé và bác lao công chào nhau
Hình ảnh bé vào lớp chào mẹ