Công dụng của vitamin C
Vitamin C rất cần thiết cho sự phát triển và phục hồi các mô trong tất cả các bộ phận trên cơ thể bạn. Vitamin C thường có tác dụng:
- Hình thành một loại protein quan trọng thường giúp tái tạo da, gân, dây chằng và các mạch máu
- Làm lành vết thương và hình thành các mô sẹo
- Phục hồi và duy trì sụn, xương và răng
Vitamin C là một trong nhiều chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa chính là các dưỡng chất giúp ngăn ngừa một số tổn thương do gốc tự do gây ra.
- Các gốc tự do được tạo ra khi cơ thể bạn phá hủy thực phẩm hoặc khi bạn bị phơi nhiễm khói thuốc lá hoặc phóng xạ.
- Sự hình thành các gốc tự do theo thời gian chính là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình lão hóa xảy ra.
- Gốc tự do có thể châm ngòi cho các bệnh ung thư, bệnh tim và các tình trạng bệnh lý khác như chứng viêm khớp.
Cơ thể người không thể tự sản sinh ra vitamin C, và đồng thời cũng không dự trữ vitamin C. Do đó, bổ sung thật nhiều vitamin C có trong các loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày là việc làm hết sức quan trọng.
Nhiều năm qua, vitamin C đã trở thành phương thuốc phổ biến để điều trị chứng cảm lạnh thông thường.
- Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với hầu hết mọi người, việc dùng các loại thuốc bổ sung vitamin C cũng như các loại thực phẩm giàu vitamin C không làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh thông thường.
- Tuy nhiên, nhiều người dùng thuốc bổ sung vitamin C đều đặn có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh và tình trạng bệnh nhẹ hơn cũng như biểu hiện các triệu chứng nhẹ hơn.
- Khi bắt đầu bị cảm lạnh mới dùng thuốc bổ sung vitamin C thì cũng không có tác dụng.
Nguồn thực phẩm chứa vitamin C
Tất cả các loại trái cây, rau củ quả đều chứa một hàm lượng vitamin C nhất định. Các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao nhất bao gồm:
- Trái cây có múi và nước ép từ các loại trái cây này, chẳng hạn như cam và bưởi
- Dâu tây, mâm xôi, việt quất
Các loại rau củ quả có chứa hàm lượng vitamin C cao nhất bao gồm:
- Bông cải xanh, bắp cải, súp-lơ
- Cải bó xôi, cải bắp, củ cải xanh và các loại rau lá xanh khác
- Cà chua và nước ép cà chua
Một số loại ngũ cốc, thực phẩm và nước giải khát khác được thêm vào một loại vitamin hay khoáng chất nhất định giúp bổ sung thêm vitamin C. Do đó, hãy kiểm tra nhãn hiệu sản phẩm để biết hàm lượng vitamin chứa trong sản phẩm đó là bao nhiêu.
Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào khi được nấu chín hay dự trữ một thời gian dài có thể làm giảm lượng vitamin C chứa trong đó. Làm nóng thức ăn bằng lò vi sóng hoặc hấp các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể làm giảm tỷ lệ mất nước chế biến. Nguồn thực phẩm có hàm lượng vitamin C dồi dào nhất đó là các loại trái cây và rau củ quả tươi hoặc chưa qua chế biến.
Các tác dụng phụ
Những tác dụng phụ nghiêm trọng nảy sinh do cung cấp quá nhiều vitamin C là rất hiếm hoi, bởi cơ thể chúng ta không thể dự trữ loại vitamin này. Tuy nhiên, không nên để hàm lượng vitamin C vượt quá ngưỡng 2000 mg/ngày bởi với hàm lượng cao như vậy có thể dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.
Bổ sung quá ít vitamin C vào cơ thể có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt, bao gồm:
- Giảm khả năng chống nhiễm trùng
- Giảm tốc độ lành vết thương
- Có thể tăng cân do chuyển hóa chậm
Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vitamin C gây ra bệnh còi, chủ yếu ảnh hưởng đến các cụ già và người lớn bị suy dinh dưỡng.
Các khuyến nghị
Khẩu phần Dinh dưỡng Khuyến nghị (RDA) về các loại vitamin gợi ý hàm lượng từng vitamin mà mọi người nên bổ sung mỗi ngày. Khẩu phần Dinh dưỡng Khuyến nghị đối với các loại vitamin có thể sử dụng theo mục đích của từng cá nhân.
Lượng vitamin bạn cần bổ sung phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Ngoài ra, các nhân tố khác cũng quan trọng không kém, chẳng hạn như mang thai và ốm đau.
Cách tốt nhất để nạp đủ vitamin thiết yếu, bao gồm cả vitamin C để đáp ứng nhu cầu hằng ngày đó là một chế độ ăn có chứa các loại thực phẩm đa dạng.
Khẩu phần ăn khuyến nghị giúp bổ sung vitamin C như sau:
Đối với trẻ sơ sinh
- 0 - 6 tháng tuổi: 40* milligrams/ngày (mg/ngày)
- 7 - 12 tháng tuổi: 50* mg/ngày
*Nạp đủ (AI)
Trẻ em
Thanh thiếu niên
- Nữ giới từ 14 - 18 tuổi: 65 mg/ngày
- Thanh thiếu niên đang mang thai: 80 mg/ngày
- Thanh thiếu niên đang cho con bú: 115 mg/ngày
- Nam giới từ 14 - 18 tuổi: 75 mg/ngày
Người lớn
- Đàn ông từ 19 tuổi trở lên: 90 mg/ngày
- Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên: 75 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 85 mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú: 120 mg/ngày
Những người hút thuốc hay những ai bị ảnh hưởng khói thuốc ở bất cứ độ tuổi nào đều nên bổ sung lượng vitamin C thêm 35mg/ngày.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và những người hút thuốc lá cần bổ sung hàm lượng vitamin C cao hơn. Hãy hỏi tư vấn của bác sĩ về hàm lượng vitamin C tốt nhất dành cho bạn.