Hỏi: Chứng trầm cảm là gì?
Trả lời: Chứng bệnh trầm cảm không chỉ đơn giản là cảm thấy “buồn lo” hay “buồn chán cùng cực” một vài ngày mà đây là một bệnh nghiêm trọng liên quan đến não bộ con người. Những người mắc bệnh trầm cảm thường cảm thấy buồn bã, lo âu hay chỉ đơn thuần là chìm ngỉm trong mớ cảm xúc “rỗng tuếch”, hơn nữa những trạng thái cảm xúc này sẽ không biến mất mà còn gây trở ngại cho cuộc sống cũng như thói quen hằng ngày của người bệnh. Chứng trầm cảm có thể ở những mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, tin vui đó là có rất nhiều người mắc bệnh trầm cảm cảm thấy khá hơn sau khi được điều trị.
Hỏi: Bệnh trầm cảm trong và sau thai kỳ phổ biến như thế nào?
Trả lời: Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến diễn ra trong và sau thai kỳ. Khoảng 13% thai phụ và những người vừa mới làm mẹ mắc phải chứng bệnh này.
Hỏi: Bằng cách nào tôi có thể biết mình mắc chứng trầm cảm?
Trả lời: Khi bạn đang mang thai hay sau khi sinh nở, bạn có thể rơi vào trạng thái trầm cảm nhưng lại dửng dưng không nhận thức được vấn đề đó. Một số sự thay đổi thường thấy trong và sau thai kỳ có thể gây ra những triệu chứng tương tự như chứng bệnh trầm cảm. Nhưng nếu bạn có bất cứ triệu chứng trầm cảm nào sau đây kéo dài hơn 2 tuần thì hãy gọi ngay cho bác sĩ:
- Cảm thấy buồn chán, vô vọng và choáng ngợp
- Cạn kiệt năng lượng cũng như động lực
- Ăn uống quá ít hoặc quá nhiều
- Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
- Khó tập trung cũng như đưa ra quyết định
- Cảm thấy vô dụng và tội lỗi
- Hết hứng thú với những hoạt động trước đây rất thích tham gia
- Xa lánh bạn bè và gia đình
- Đau đầu, chịu đau đớn và tổn thương hay đau bụng mãi không khỏi
Bác sĩ sẽ tìm hiểu và chỉ cho bạn biết những triệu chứng này liệu có phải do chứng trầm cảm gây ra không hay là từ một nguyên nhân khác.
Hãy gọi người thân giúp đỡ hoặc gọi cho bác sĩ nếu bạn có ý định tự làm hại chính mình hoặc em bé!
Hỏi: Nguyên nhân nào gây ra chứng trầm cảm và chứng trầm cảm sau sinh?
Trả lời: Chứng trầm cảm xảy ra không phải do một nguyên nhân đơn lẻ mà là kết quả của nhiều yếu tố cộng dồn lại với nhau:
- Chứng trầm cảm là một căn bệnh tinh thần có xu hướng diễn ra trong gia đình. Những người phụ nữ có tiền sử gia đình mắc chứng trầm cảm có nguy cơ cao hơn mắc phải căn bệnh này.
- Người ta tin rằng những thay đổi sinh học trong não bộ hay cấu trúc sinh học là tác nhân quan trọng dẫn đến chứng trầm cảm.
- Trải qua những sự kiện căng thẳng diễn ra trong cuộc sống, chẳng hạn như một ai đó bạn hết mực yêu thương qua đời hay phải chăm sóc ông/bà già, chịu bạo hành và túng thiếu tiền bạc, những vấn đề này có thể gây ra chứng trầm cảm.
- Những loại hooc-môn bất thường tiết ra trong thai kỳ có thể làm cho một số phụ nữ rơi vào trạng thái trầm cảm. Chúng ta đều biết rằng hooc-môn ảnh hưởng trực tiếp lên não bộ điều khiển cảm xúc và tâm trạng của chúng ta. Chúng ta cũng biết rằng, trong cuộc sống hằng ngày phụ nữ thường có nguy cơ cao hơn bị trầm cảm ở những thời điểm nhất định giống như đang trong tuổi dậy thì, trong và sau thai kỳ và đang trong thời kỳ mãn kinh. Một số phụ nữ cũng biểu hiện những triệu chứng trầm cảm ngay trước khi những giai đoạn thay đổi này diễn ra.
Trầm cảm sau khi em bé chào đời còn được gọi là trầm cảm sau sinh nở. Hooc-môn thay đổi có thể gây ra những triệu chứng trầm cảm sau sinh. Khi bạn mang bầu, hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen và proestrogen sẽ tiết ra nhiều hơn. Trong 24 tiếng đồng hồ đầu tiên sau khi sinh nở, hàm lượng hooc-môn tăng cao sẽ điều tiết trở lại trạng thái bình thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi lớn về hàm lượng hooc-môn này có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm. Hiện tượng này rất giống với những thay đổi tâm lý của phụ nữ trước khi chu kỳ kinh nguyệt đến do thay đổi hooc-môn, nhưng lượng hooc-môn thay đổi trong trường hợp này ít hơn.
Sự thay đổi trong hooc-môn tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh. Tuyến giáp là một tuyến hạch nhỏ nằm ở trên cổ có nhiệm vụ điều hòa và tích trữ năng lượng mà cơ thể chúng ta sử dụng từ thức ăn. Hàm lượng hooc-môn tuyến giáp thấp có thể gây ra những triệu chứng trầm cảm. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể chứng minh điều này nếu tình trạng bệnh lý này đang là nguyên nhân gây ra những triệu chứng trầm cảm ở bạn. Nếu đúng là như vậy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tăng lượng hooc-môn tuyến giáp.
Bênh cạnh đó, cũng có những tác nhân quan trọng khác có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Bạn có thể cảm thấy:
- Mệt mỏi sau khi bị thiếu ngủ hoặc mất ngủ
- Choáng ngợp với những công việc và vấn đề liên quan đến em bé mới chào đời
- Hoài nghi bản thân không thể trở thành một người mẹ tốt
- Những căng thẳng từ sự thay đổi trong công việc cũng như thói quen ở nhà
- Hoang tưởng cần phải trở thành một người mẹ hoàn hảo
- Mất đi người luôn bên cạnh bạn trước khi có em bé
- Cảm thấy xấu xí, không còn hấp dẫn
Hỏi: Có phải một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn mắc chứng trầm cảm trong và sau thai kỳ hay không?
Trả lời:Những tác nhân chính có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm trong và sau thai kỳ đó là:
- Người đó có tiền sử mắc chứng trầm cảm hoặc một bệnh tâm thần khác
- Gia đình có tiền sử mắc chứng trầm cảm hoặc một bệnh tâm thần khác
- Gia đình và bạn bè không hỗ trợ đầy đủ
- Lo âu và có những cảm xúc tiêu cực về thai kỳ
- Gặp phải những vấn đề về thai kỳ lần trước hoặc lần sinh nở trước
- Sẩy thai hoặc túng thiếu tiền bạc
- Những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống
Những người phụ nữ bị mắc chứng trầm cảm trong thai kỳ thì sau sinh sẽ có nguy cơ mắc lại cao hơn so với bình thường.
Nếu bạn dùng thuốc điều trị chứng trầm cảm, khi bạn ngưng dùng loại thuốc này trong thai kỳ có thể chứng trầm cảm lại tiếp tục tái diễn. Trước khi bạn ngưng dùng bất cứ loại thuốc nào được bác sĩ kê đơn trước hết hãy bàn bạc với bác sĩ. Bạn không được sử dụng những loại thuốc cần thiết có thể sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn và em bé.
Hỏi: Sự khác nhau giữa chứng “buồn lo sau sinh”, trầm cảm sau sinh và rối loạn trầm cảm là gì?
Trả lời: Nhiều phụ nữ mắc hội chứng buồn lo sau sinh sau vài ngày em bé chào đời. Nếu bạn mắc hội chứng này, bạn có thể biểu hiện những triệu chứng sau:
- Cảm thấy buồn bã, lo âu hay choáng ngợp
Chứng buồn lo sau sinh hầu hết sẽ biến mất chỉ trong một vài ngày hoặc một tuần. Những triệu chứng biểu hiện không quá nghiêm trọng và không cần thiết phải điều trị.
Những triệu chứng của chứng bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài lâu hơn và nghiêm trọng hơn. Chứng trầm cảm sau sinh có thể xảy đến ở bất cứ thời điểm nào trong năm đầu tiên bạn sinh em bé. Nếu bạn mắc phải chứng bệnh này, bạn có thể biểu hiện ra những triệu chứng được liệt kê bên trên. Những triệu chứng khác cũng có thể là:
- Có ý định làm tổn thương em bé
- Có ý định làm tổn thương bản thân mình
- Không hứng thú với con mình
Chứng trầm cảm sau sinh cần được bác sĩ điều trị.
Nguy cơ mắc chứng rối loạn trầm cảm sau sinh vô cùng hiếm hoi. Cứ 1000 ca sinh nở thì chỉ có khoảng 1 dến 4 ca thai phụ mắc chứng rối loạn trầm cảm sau sinh. Chứng bệnh này sẽ bắt đầu biểu hiện vào hai tuần đầu tiên sau khi sinh em bé. Những phụ nữ mắc chứng rối loạn lưỡng cực hay vấn đề sức khỏe tinh thần khác hay còn được gọi là chứng rối loạn tâm thần phân liệt có nguy cơ cao hơn mắc phải chứng rối loạn trầm cảm sau sinh. Những triệu chứng có thể là:
- Thay đổi tâm trạng một cách chóng mặt
- Cố làm tổn thương bản thân cũng như em bé
Hỏi: Tôi nên làm gì nếu mình có biểu hiện những triệu chứng trầm cảm trong hoặc sau thai kỳ?
Trả lời: Hãy gọi cho bác sĩ nếu:
- Sau 2 tuần mà chứng buồn lo sau sinh vẫn không khỏi
- Xuất hiện nhiều triệu chứng trầm cảm hơn
- Triệu chứng trầm cảm bắt đầu ở bất cứ thời điểm nào sau khi sinh nở, thậm chí nhiều tháng sau đó.
- Gặp khó khăn khi làm công việc ở cơ quan cũng như ở nhà
- Không thể tự chăm sóc bản thân hoặc con mình
- Có ý định làm hại bản thân hoặc em bé
Bác sĩ của bạn có thể sẽ đặt một số câu hỏi để kiểm tra xem liệu bạn có mắc chứng trầm cảm hay không. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia sức khỏe tinh thần, người này được đào tạo chuyên sâu chữa trị chứng trầm cảm.
Một số người phụ nữ không tiết lộ cho bất kỳ ai biết về những triệu chứng mà mình đang mắc phải. Họ cảm thấy xấu hổ, thẹn thùng cũng như tội lỗi vì trong khi nhận được hỗ trợ chu đáo từ phía mọi người để có được cuộc sống viên mãn nhất thì họ lại bị trầm cảm. Họ sợ sẽ bị dèm pha, nhìn nhận họ không đủ tư cách làm cha mẹ.
Bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể mắc chứng trầm cảm trong thai kỳ hoặc sau khi sinh nở. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn là một người mẹ dở hay “cô độc”. Bạn và bé không việc gì phải chịu tổn thương như vậy hết. Luôn có những pháo cứu sinh hiện hữu ngay xung quanh bạn.
Sau đây là một vài mẹo hữu ích:
- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Đi ngủ lúc em bé đang ngủ
- Đừng cố làm việc quá sức hoặc cố trở thành một người mẹ hoàn hảo
- Hỏi xin tư vấn giúp đỡ của bạn đời, gia đình và bạn bè
- Dành thời gian ra ngoài thay đổi không khí, gặp bạn bè hoặc dành thời gian riêng tư với chồng mình
- Bàn bạc với chồng, các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè về những cảm xúc bạn đang có
- Trò chuyện với những người mẹ khác để bạn có thể học hỏi từ những kinh nghiệm quý báu của họ
- Tham gia vào một nhóm hỗ trợ. Hãy hỏi tư vấn của bác sĩ về những nhóm hỗ trợ gần nơi bạn sinh sống
- Đừng tạo ra bất cứ sự thay đổi lớn nào trong cuộc sống khi mang thai cũng như ngay khi mới sinh em bé.
- Những thay đổi lớn có thể gây ra những căng thẳng không cần thiết. Đôi khi không thể né tránh được những sự thay đổi lớn trong cuộc sống. Khi tình trạng này diễn ra, trước hết hãy cố gắng dàn xếp những hỗ trợ và giúp đỡ.
Hỏi: Điều trị chứng trầm cảm bằng cách nào?
Trả lời: Có hai biện pháp để điều trị chứng trầm cảm, đó là:
- Chia sẻ về liệu pháp chữa trị. Bạn có thể chia sẻ với bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học hay những nhân viên công tác xã hội để thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, hành động của bạn về chứng bệnh trầm cảm.
- Dùng thuốc. Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này sẽ giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm.
Bạn có thể tiến hành những phương án điều trị này riêng lẻ hoặc kết hợp cả hai phương án. Nếu bạn đang bị trầm cảm, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy tốt hơn hết bạn nên tiến hành điều trị sớm để đảm bảo an toàn cho em bé và cả bản thân mình. Hãy thảo luận với bác sĩ về những lợi ích cũng như tác hại khi dùng thuốc điều trị trầm cảm trong giai đoạn bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Hỏi: Vấn đề gì có thể xảy đến nếu không điều trị chứng trầm cảm?
Trả lời: Chứng trầm cảm không được điều trị có thể làm tổn thương bạn và em bé. Một số phụ nữ mắc chứng trầm cảm cảm thấy vô cùng khó nhọc trong thai kỳ. Họ có thể:
- Không dùng thuốc theo hướng dẫn
- Lạm dụng chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia hoặc thuốc phiện
Chứng trầm cảm trong thai kỳ có thể gia tăng nguy cơ gặp phải:
- Những vấn đề trong thai kỳ hoặc khi sinh nở
- Em bé sinh ra thiếu cân nặng
Chứng trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến năng lực làm mẹ của bạn, bạn có thể cảm thấy:
- Không thể đáp ứng được những nhu cầu của con trẻ
Hậu quả là, bạn thấy tội lỗi và mất tự tin về bản thân khi làm mẹ. Những cảm xúc này có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng chứng trầm cảm sau sinh ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến em bé. Chứng bệnh này có thể khiến em bé:
- Những vấn đề về mối liên hệ gắn kết giữa mẹ và con
Nếu chồng bạn hay người chăm sóc khác có thể thay bạn đáp ứng những nhu cầu của em bé khi bạn đang mắc chứng trầm cảm thì những vấn đề này hoàn toàn có thể đẩy lùi.
Tất cả mọi trẻ em đều xứng đáng nhận được cơ hội được yêu thương chăm sóc từ một người mẹ khỏe mạnh. Và tất cả bà mẹ xứng đáng có cơ hội tận hưởng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc bên những đứa con của mình. Nếu bạn đang cảm thấy trầm cảm trong thai kỳ hoặc sau khi sinh nở, không việc gì bạn phải chịu đựng một mình. Làm ơn hãy tâm sự với một người nào đó bạn yêu mến và gọi cho bác sĩ ngay lập tức.