1. Khái niệm
Rối loạn ăn uống là một loại rối loạn do bất tương xứng giữa quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và hình thể, thường gây nên các bệnh lý về y khoa sau này. Mặc dù chứng rối loạn ăn uống thường gặp ở đối tượng là các thanh thiếu niên và vị thành niên, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ và những trẻ ở giai đoạn tiền dậy hiện đang tăng lên. Rối loạn ăn uống là một loại bệnh mãn tính thường gặp ở thanh thiếu niên và được xếp thứ 3 trong danh sách các loại bệnh rối loạn phổ thông chỉ sau chứng béo phì và bệnh hen suyễn.
2. Hậu quả
Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê thuộc Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ số 5 (The Diagnostic and Statistical Manual of the American Psychiatric Association – DSM V) đã phân ra 3 dạng biểu hiện cụ thể của chứng rối loạn ăn uống, đó là: chứng nhịn ăn (anorexia nervosa- gồm cả dạng ăn hạn chế và ăn vô độ), chứng ăn-ói (bulimia nervosa) và chứng rối loạn ăn uống dạng khác (eating disorder not otherwise specificed). Những biến chứng y học do rối loạn ăn uống mang lại có thể khiến người mắc bệnh phải nhập viện.
Các biến chứng cùng những biểu hiện cụ thể của rối loạn ăn uống lên cơ thể người bệnh theo nghiên cứu về ‘Chứng rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên’ của Fischer M. Gloden N. Katzman D, xuất bản năm 1995. Theo đó:
Những biến chứng về tim mạch của người bệnh có thể gây ra những biểu hiện ở da
- Những bệnh nhân có nhịp tim chậm hơn bình thường có thể sẽ bị chứng xanh tím đầu chi
- Người mắc bệnh “huyết áp thấp thế đứng” biểu hiện ra bên ngoài là da có màu vàng và thường khô hơn bình thường (còn được gọi là bệnh tăng carotene huyết).
- Nếu có điện tâm đồ bất thường thì tóc và móng tay móng chân của bệnh nhi thường dễ gãy hơn bình thường, bên cạnh đó,
- Đối với biến chứng suy tim xung huyết, người bệnh có thể bị triệu chứng Russel (hiện tượng các khớp ngón tay xuất hiện các vết chai) và phù ấn lõm.
Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng các chất điện giải và chất lỏng trong cơ thể người bệnh. Cụ thể:
- Việc giảm các chất điện giải trong máu của các bệnh nhi có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn nội tiết:
- Những bệnh nhân bị mắc chững phù thũng (hiện tượng thiếu Kali trong máu) sẽ chậm phát triển hơn bình thường và do đó những người này sẽ có vóc dáng nhỏ bé hơn bình thường;
- Hiện tượng giảm Natri huyết (thiếu Natri trong máu) có thể làm chậm tiến trình dậy thì ở các bệnh nhi;
- Những bé gái bị nhiễm kiềm giảm Clo huyết có thể bị mất kinh trong giai đoạn dậy thì;
- Đối với những bệnh nhi có hàm lượng Urê-Nitơ trong máu tăng cao thì có thể sẽ xuất hiện hội chứng T3 thấp (T3- Triiodothyronine- một loại nội tiết tố chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển các tuyế giáp lên các cơ quan đích khác nhau).
- Những trẻ không có khả năng cô đặc nước tiểu và bị xeton niệu có thể sẽ mắc phải Hội chứng Cushing- một dạng rối loạn nội tiết gây ra do sự tiếp xúc kéo dài ở mức độ cao với các hormone cortisol của các mô trong cơ thể.
- Những bệnh nhi mắc các biến chứng về dạ dày- ruột lại xuất hiện những bệnh lý liên quan đến huyết học cao.
- Những bệnh nhi bị chướng bụng kéo dài sau mổ hay viêm thực quản(*) hoặc có vết rách Mallory- Weiss(*) thường có hệ miễn dịch qua trung gian tế bào kém.
- Ngoài ra, những bệnh nhi có các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh lại xuất hiện các tình trạng về xương tương đối nghiêm trọng.
- Những trẻ bị mắc các biến chứng về cơ thường bị loãng xương
- Trẻ có biến chứng về thần kinh ngoại biên lại rất dễ bị gãy xương.
- Bên cạnh đó, những trẻ rối loạn ăn uống cho biến chứng là teo vỏ não thì răng của trẻ sẽ xuất hiện các lỗ hổng (có thể giải thích là do hiện tượng viêm loét răng và men răng tạo thành).
(*) Biến chứng xuất hiện đặc biệt ở trường hợp các bệnh nhân có hành vi móc họng sau khi ăn
Như vậy, từ các dẫn chứng nêu trên, ta có thể thấy di chứng do các biến chứng tâm lý gây nên có thể gây ức chế cho các hệ thống chính trong cơ thể và bao gồm sự bất ổn trong hoạt động tim mạch, sự mất cân bằng các ion có trong tế bào, rối loạn chức năng nội tiết và làm suy yếu hệ thống xương trong cơ thể.
Đối với các ca nghiêm trọng, hiện tượng đột tử do ngưng tim và hội chứng tái cho ăn cũng được phát hiện ở một số trường hợp bệnh nhi. Hội chứng tái cho ăn là hiện tượng giảm phốt phát huyết ngoại bào nghiêm trọng do cơ thể chuyển từ quá trình dị hóa cơ và chất béo sang việc tái cho ăn. Cuối cùng thì quá trình này có thể dẫn đến việc giảm số lượng phân tử ATP (Adenosine Trophosphate- một dạng phân tử mang năng lượng, có nhiệm vụ chuyển những năng lượng đó đến các vị trí cần thiết để tế bào có thể sử dụng) và vì thế người sẽ bị suy tim và suy phổi.
3. Dinh dưỡng điều trị: Chúng ta cần phải làm gì
Biểu đổ tăng trưởng được Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia sử dụng là công cụ để theo dõi mức độ tăng trưởng lý tưởng ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
Việc điều trị thành công cho các bệnh nhân bị chứng rối loạn ăn uống sẽ cần đến sự tham gia của y bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng (có giấy phép hành nghề), đối tượng trị liệu (là đối tượng mắc bệnh và gia đình) và trong một số ca bệnh là các chuyên gia tâm lý hoặc dược sỹ về tâm lý.
Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú, việc điều trị sẽ bao gồm quá trình hấp thụ calorie có sự giám sát về mặt y khoa cùng với những giới hạn về vận động thể chất. Việc lập kế hoạch cho các bữa ăn thường dựa trên lượng calorie cơ sở. Cụ thể, đối với nữ giới là 1.500 và đối với nam giới là 1.750. Mỗi ngày bệnh nhân sẽ được hấp thụ tăng thêm 250 calorie. Mặc dù cần có tiến trình điều trị nhất quán song, việc chăm sóc cần tùy thuộc vào từng cá nhân; phải đáp ứng được với tình trạng và nhu cầu của họ.
Sau đây là phác đồ điều trị mẫu dành cho bệnh nhi nội trú bị chứng nhịn ăn tại Bệnh viện Nhi thuộc bang Boston, Mỹ. Theo đó:
- Mục tiêu cao nhất của quá trình điều trị là nhằm ổn định nhịp tim, huyết áp, các chất điện giải và nhiệt độ cơ thể thông qua việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
- Tiến trình trị liệu dinh dưỡng:
- Lượng hấp thụ trong các bữa ăn ban đầu đối với trẻ gái là 1.500 calorie và 1.750 calorie đối với trẻ trai. Sở dĩ cần tạo cơ sở cao như vậy là bởi việc xây dựng khẩu phần ăn ít calorie có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.
- Lên kế hoạch tăng 250 calorie mỗi ngày cho đến khi đáp ứng đủ lượng calorie phù hợp với mức cân nặng mục tiêu của bệnh nhi.
- Bên cạnh đó, gia đình bệnh nhi cũng cần thêm các thông tin tư vấn dinh dưỡng từ phía các chuyên gia dinh dưỡng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện để có thể lên kế hoạch thực đơn cho từng cá nhân.
- Nên tôn trọng một số dạng chế độ ăn đặc biệt của trẻ như trẻ đang ăn chay hay phải thực hiện chế độ ăn theo tín ngưỡng tôn giáo.
- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm không chứa chất béo, có chứa chất khoáng và những loại thực phẩm dành cho người ăn kiêng.
- Không được phép ăn những loại thực phẩm do gia đình chế biến.
- Người bệnh có thể lựa chọn các món ăn có trong hệ thống tham khảo
- Đối với các loại chất lỏng:
- Người bệnh cần duy trì việc cung cấp lượng chất lỏng cần thiết hàng ngày
- Bệnh nhân nên bổ sung một lượng chất lỏng có chứa ít nhất là 227g calorie mỗi bữa ăn.
- Các loại thực phẩm bổ sung:
- Nếu một bữa ăn trong vòng 30 phút không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng thì bệnh nhi cần phải uống thêm thực phẩm bổ sung với lượng calorie tương đương với lượng calorie còn thiếu.
- Nếu bệnh nhân không thể uống các loại thực phẩm bổ sung trong vòng 10 phút thì cần uống thực phẩm bổ sung thông qua đường ống thông mũi-dạ dày
- Cung cấp lượng vitamin tổng hợp tiêu chuẩn có chứa khoáng chất hàng ngày.
- Phốt pho: nên cung cấp cho người bệnh 500mg phốt pho tự nhiên. Liều lượng phốt pho sau đó có thể được điều chỉnh theo liều lượng trong phòng thí nghiệm.
- Đối với mức tăng cân kỳ vọng
- Cân nặng ban đầu được xác định vào buổi sáng đầu tiên khi bệnh nhân nhập viện và đã được truyền nước đầy đủ.
- Bệnh nhân sẽ được kiểm tra cân nặng hàng ngày vào buổi sáng, khi đã mặc quần áo của bệnh viện và sau khi đã bài tiết hết nước tiểu (nước tiểu của người bệnh sau đó sẽ được mang đi để xét nghiệm tỉ trọng).
- Việc tăng lên 0,2 kg mỗi ngày là mức kỳ vọng đối với những bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện. Nếu mức cân nặng tăng lên của bệnh nhân không đạt được kỳ vọng thì cần cho bệnh nhân uống các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định sau đây:
-
- Bổ sung cho bệnh nhân 250 calorie vào ngày đầu tiên
-
- Vào ngày thứ 2 cần bổ sung 500 calorie cho người bệnh
-
- Vào ngày thứ 3 bệnh nhi cần được bổ sung 750 calorie
- Ngoài ra bệnh nhân không được phép tập luyện trong suốt thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện
Khuyến nghị điều trị cho các bệnh nhân bị chứng rối loạn ăn uống bao gồm chẩn đoán nhanh đối với các hành vi ăn uống bất thường của bệnh nhi kết hợp cùng với quá trình điều trị nhất quán trong đó có sự phối hợp và can thiệp từ nhiều phía. Điều trị ngoại trú bệnh nhân bị bệnh rối loạn ăn uống cần áp dụng phương pháp lồng ghép, tiến hành một cách dần dần để cải thiện cân nặng và điều chỉnh các thói quen ăn uống. Các phụ huynh nên nhớ rằng việc giáo dục trẻ duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, hình thể khỏe mạnh và biết quý trọng sức khỏe chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ.
Mời bạn tham khảo:
Imom.vn lựa chọn và khuyến cáo một số sản phẩm hỗ trợ điều trị trên thị trường
Những thông tin do chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế được những tư vấn từ phía các bác sĩ và nhân viên y tế. Ngoài ra, những lời khuyên của chúng tôi cung cấp có giá trị bổ sung, không đảm bảo hết các công dụng, hỗ trợ, phòng ngừa hay phản ứng phụ cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng. Những tư vấn của chúng tôi không thể bao quát hết được tình trạng sức khỏe của bất cứ đối tượng cụ thể nào. Không nên trì hoãn hay bỏ qua việc đi khám bác sĩ do bất cứ thông tin nào mà imom.vncung cấp. Độc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, ngừng lại hay thay đổi bất cứ một phương pháp nào trong tiến trình điều trị để xác định giai đoạn trị liệu nào phù hợp với bản thân bạn.