Dị ứng là căn bệnh phổ biến mà nhiều người thường xuyên mắc phải đặc biệt trong những ngày thời tiết thay đổi. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều sự phiền toái trong sinh hoạt thường ngày của mỗi người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và phòng tránh dị ứng để bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh dị ứng
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể. Dị ứng thứ phát có thể bắt nguồn từ việc cơ thể tiếp xúc với một số hóa chất gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, nọc độc và lông của động vật. Do ăn một số loại thực phẩm như cá, hải sản, trứng, đậu phộng và sữa…
Một số trường hợp di ứng lại bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc có hoạt chất kích thích gây phản ứng phụ của cơ thể. Ngoài ra, dị ứng cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền khi gia đình có người bị hen suyễn, cơ địa dị ứng, mẫn cảm. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng rất dễ mắc căn bệnh này.
Biểu hiện đầu tiên của dị ứng có thể là hoa mắt, chóng mặt, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi, phát ban nổi mề đay trên da, ngứa ngáy… Tùy theo mức độ dị ứng mà cơ thể sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên nếu thấy các dấu hiệu của dị ứng bạn cần tìm cách khắc phục ngay vì rất có thể nếu để lâu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cách điều trị và phòng chống dị ứng hiệu quả
Khi bạn đã bị dị ứng thì tùy theo mức độ dị ứng sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu dị ứng ở mức nhẹ, bạn chỉ cần sử dụng thuốc chống dị ứng như chlorpheniramin, phenergan… sẽ giúp làm giảm nhanh triệu chứng dị ứng. Nếu bị dị ứng nặng trong trường hợp khẩn cấp các bác sĩ sẽ tiêm một mũi Epinephrine để có thể dừng ngay các triệu chứng dị ứng bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân.
Dị ứng gây ra rất nhiều phiền toái cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế bạn và cả gia đình cần có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này từ trước, bằng cách:
- Luôn giữ ngôi nhà của bạn sạch sẽ và khô thoáng, bụi bặm và ẩm mốc chính là nguyên nhân gây ra dị ứng.
- Không nên nuôi thú cưng có nhiều lông như chó, mèo trong gia đình có tiền sử mắc bệnh dị ứng hay hen suyễn.
- Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như: cam, chanh, dứa, táo, nghệ và hạt hướng dương…vào bữa ăn hàng ngày vì chúng giúp cơ thể chống lại dứng rất hiệu quả.
- Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ hay thiết bị lọc khí cần đảm bảo vệ sinh máy móc thường xuyên đảm bảo không khí trong lành.
- Trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường cần trang bị cho mình đầy đủ các vật dụng bảo vệ như: ô, mũ, găng tay, quần áo ấm…giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng.
- Đối với những người có tiền sử dị ứng phấn hóa tránh đi ra khỏi nhà trong khoảng thời gian từ 10h đến 4 giờ chiều vì thời điểm này hoa nở nhiều. Nếu có việc cần đi ra ngoài phải đeo khẩu trang để bảo vệ mũi chống sự xâm nhập của bụi và phấn hoa.
- Bạn và gia đình cũng có thể đến bệnh viện để xét nghiệm máu, kiểm tra xem ai bị dị ứng những đồ ăn gì để có thể phòng tránh. Điều này càng cần thiết với trẻ nhỏ.
Dị ứng là căn bệnh phổ biến nhưng không phải là không có cách điều trị và phòng tránh thích hợp. Hy vọng với những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình thật tốt.
Minh An