Trong khi sinh
- Đáy chậu sẽ dãn ra và thưa dần ở vùng phía trên đầu thai nhi khi trẻ chào đời
- Nếu đáy chậu không dãn vừa đủ để đầu trẻ có thể lọt qua được khi đó cần phải xé rách hoặc cắt đáy chậu ra (đây gọi là phương pháp rạch âm hộ).
- Phần bị xé bao gồm vùng da thuộc đáy chậu hoặc vùng xung quanh phía bên ngoài của âm đạo (gọi là môi âm hộ).
- Đôi khi những vết rách trong âm đạo sẽ kéo theo việc rách các lớp cơ nhưng việc vết rách mở rộng đến tận hậu môn lại là trường hợp hiếm gặp.
Phương pháp Cắt tầng sinh môn (rạch âm hộ) sẽ do các bác sĩ hoặc các hộ lý tiến hành bằng cách rạch một vết qua da, vào trong âm đạo và đi đến các lớp cơ.
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp này sẽ làm tăng nguy cơ gây rách vùng hậu môn.
- Các chuyên gia khuyến cáo rằng phương pháp rạch hậu môn chỉ thực sự nên tiến hành trong trường hợp nhịp tim của trẻ thấp, bạn cần sử dụng đến phương pháp sinh hút hay vì một lý do nào đó mà trẻ cần phải sinh ngay.
- Một số nghiên cứu cũng tìm ra rằng rạch âm hộ cũng không thể giúp ngăn ngừa khỏi chứng mất kiểm soát hệ bài tiết, hạn chế các vết rách trở nên lớn hơn hay giúp bạn lành lặn nhanh hơn. Không hề có sự chênh lệch nào trong tỷ lệ kiểm soát hệ bài tiết giữa hai phương pháp sinh thường và mổ sinh.
Sau khi sinh
- Có thể bạn sẽ cảm thấy đau và bị sưng tấy ở vùng đáy chậu sau khi sinh.
- Ngay cả những trường hợp không xuất hiện các dấu hiệu tổn thương vùng đáy chậu khi nhìn bằng mắt thường cũng vẫn cảm thấy đau
- Thời gian đau đỉnh điểm thường là vào ngày thứ hai và sau khoảng 7 đến 10 ngày cơn đau sẽ dịu đi.
- Trong khoảng 4 đến 6 tuần đáy chậu sẽ có biểu hiện lành lại và tạo cảm giác thoải mái hơn cho bạn
- Đôi khi phải đến khoảng 6 tháng sau bạn mới thực sự cảm thấy hoàn toàn thoải mái trở lại.
Trong lần đại tiện đầu tiên sau khi sinh, bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng lạ lẫm và có thể là theo hướng rất khó chịu. Thường thì bạn sẽ cảm thấy lo âu nhưng việc này cũng không gây ra những tổn thương nghiêm trọng nào khác và thậm chỉ đây là vấn đề khá an toàn cho bạn.
Mũi khâu
Thông thường, nếu phải rạch âm hộ thì bạn sẽ phải khâu vết rạch đó lại do
- Vết rách đã lan đến lớp cơ của đáy chậu
- Vết rách trông không lởm chởm, không ngay ngắn
Các vết khâu sẽ cầm máu và nối các mô lại với nhau.
Bác sĩ hoặc hộ lý sẽ khâu lại thường là ngay sau khi sinh con. Thời gian khâu kéo dài trong khoảng 45 phút. Các mũi khâu có khả năng phân hủy do đó chúng ta không cần phải đi rút chỉ.
Theo khuyến nghị thì trẻ nên bú sữa mẹ ngay giờ đầu tiên sau khi sinh, nên nếu bạn không cảm thấy quá đau bạn có thể cho bé bú trước khi khâu cũng được.
Một số trường hợp sẽ cảm thấy đau đớn trong quá trình khâu. Bạn có thể cần phải sử dụng phương pháp gây tê cục bộ trong trường hợp này.
Hãy báo cho các bác sĩ hoặc hộ lý biết nếu bạn vẫn cảm thấy đau đớn trong quá trình khâu để được tiêm thêm thuốc tê.
Những bất tiện do việc khâu mang lại
- Những phụ nữ sau khi khâu vùng đáy chậu lại thường cảm thấy đau đớn và căng chặt
- Vì một lí do nào đấy mà mũi khâu không thể tự phân hủy, bạn cần phải đi tháo chỉ
Bạn có thể lựa chọn khi nào thì nên khâu
- Nếu bạn chỉ bị rách một vết rất nhỏ thì bạn có thể lựa chọn không khâu lại. Một số nghiên cứu cho rằng những vết rách nhỏ như vậy có thể hồi phụ lại như bình thường, tuy nhiên những tác động về lâu dài của vết rách tạo cảm giác khó chịu trong quá trình sinh hoạt tình dục hay trong việc nhịn tiểu thì vẫn chưa qua kiểm chứng.
- Một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng nếu bạn cảm thấy lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy đến do không khâu lại đáy chậu thì việc khâu lại vết rách sẽ trở thành lựa chọn tốt nhất
- Một số trường hợp không khâu lại vết rách xuất hiện những dấu hiệu bỏng rát ở vùng đáy chậu và họ cũng cảm thấy đau đớn giống như những người đã khâu.
Hỗ trợ chữa lành vùng đáy chậu
- Hãy làm lạnh vùng đáy chậu bằng cách chườm đá trong khoảng từ 24 đến 72 giờ đầu sau sinh. Chườm đá có thể làm giảm cơn đau và các vết sưng, đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho việc chữa trị và tạo thoải mái. Giữ túi chườm đá trong khoảng thời gian tối đa là từ 10 đến 20 phút
- Hãy thay bằng vệ sinh thường xuyên để tạo cảm giác khô ráo cho đáy chậu
- Hãy nằm trên giường càng lâu càng tốt. Bạn có thể dùng gối chèn giữa hông để nâng vùng đáy chậu hay nâng chân cao hẳn so với giường
- Luôn vệ sinh hoặc tắm giặt tối thiểu là một lần trong ngày để làm cho đáy chậu luôn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Dùng khăn mềm thấm khô vùng đáy chậu nhẹ nhàng.
- Bình thường bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi thấy ruột mở ra sau khi sinh - nhưng việc này cũng gây thêm bất cứ thiệt hại nào thậm chí đây là việc khá an toàn.
- Tập luyên các bài tập cơ sàn chậu giúp cải thiện và tăng độ khỏe mạnh cho các bắp thịt vùng đáy chậu
- Đừng để bị táo bón. Hãy tăng cường các chất xơ trong bữa ăn thường ngày (hãy ăn các loại ngũ cốc cám bởi trong thành phần của chúng có chứa nhiều các chất xơ). Hãy uống thêm nhiều nước khoảng 6 đến 8 cốc một ngày hoặc cũng có thể uống nhiều hơn.
- Khi đi vệ sinh, hãy lau chùi bằng giấy vệ sinh hoặc một miếng dán gấp vì việc này có thể phần nào hỗ trợ cho cơ sàn chậu.
Những điều cần tránh
- Tắm sử dụng muối và các chất khử trùng
- Bột Talcum, nước lotion (một loại mỹ phẩm lỏng dùng cho da) hoặc kem dưỡng cho đến khi da bạn lành lặn trở lại
- Những vật nóng (những chiếc hộp nóng, chai nước nóng, đèn pha)
- Ngồi xổm hay những tư thế ngồi phải mở rộng cẳng chân (ví dụ như ngồi bắt chéo chân, lên xuống hai bậc một khi leo cầu thang, đây là những điều tối kỵ trong trường hợp đáy chậu của bạn bị rách hoặc bạn không muốn khâu lại các vết rách).
Kiểm tra vùng đáy chậu
Việc kiểm tra đáy chậu chỉ thực sự cần thiết trong trường hợp:
- Cơn đau của bạn ngày một tăng hoặc không có dấu hiệu giảm bớt
- Nếu bạn bị nhiễm trùng (cơ thể trở nên nhạy cảm, hay bị sưng tấy ở một số chỗ và cảm thấy trong người không khỏe).
- Việc thường xuyên khiến đáy chậu bị xé có thể làm chậm quá trình chữa lành vùng đáy chậu.
Tìm đến sự tư vấn
Nếu cơn đau vẫn kéo dài hoặc có dấu hiệu gia tăng, bạn gặp các vấn đề trong khi sinh hoạt tình dục hoặc bạn khó có thể kiểm soát bàng quang và ruột của mình, bạn có thể hẹn gặp hộ lý, các bác sĩ hoặc một chuyên gia trị liệu.