Khi cho trẻ ăn sẽ gặp phải vấn đề gì? Vấn đề xảy ra khi cho ăn là khi trẻ không thể ăn hoặc uống đủ thực phẩm dẫn tới tình trạng rối loạn thần kinh, rối loạn hành vi hoặc cả hai. Những tình trạng bệnh lý bao gồm sinh non; bị tổn thương tim phổi; mắc khiếm khuyết vùng khoang miệng và hầu họng; khiếm khuyết ở thanh quản, khí quản và thực quản các khiếm khuyết về thần kinh; và bệnh thần kinh cơ là nguyên do khiến trẻ ăn kém. Những vấn đề xảy ra khi cho ăn liên quan đến những tình trạng bệnh lý được nói ở trên thường bắt đầu từ thuở lọt lòng.
Những vấn đề cho ăn thường được phân thành các nhóm khác nhau như vấn đề vận động cơ miệng, sai tư thế ăn, không thể tự ăn hoặc về hành vi khi ăn. Những vấn đề về vận động cơ miệng gồm có bú (ngậm), nuốt và nhai. Vấn đề về tư thế có thể bao gồm tình trạng không thể ngồi trên một chiếc ghế bình thường, không có khả năng giữ vững đầu, và phần thân không ổn định. Những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tự ăn của trẻ thường là đứa trẻ không có khả năng giữ thìa, dĩađể tự ăn hoặc cầm một chiếc cốc. Những vấn đề về hành vi đó là từ chối ăn, sao lãng trong giờ ăn, khóc lóc, ném thức ăn ra sàn nhà, và chọn lọc các loại thực phẩm riêng biệt.
Các vấn đề vận động cơ miệng
Đối với những đứa trẻ gặp phải bất cứ vấn đề gì vềvận động cơ miệng (bú nuốt hay nhai) thì thường cần phải thay đổi cấu trúc thức ăn cho chúng. Chương trình dinh dưỡng trường học là nơi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất được điều chỉnh theo cấu trúc. Đặc biệt, vấn đề an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng trong tất cả các mảng của dịch vụ thực phẩm, tuy nhiên những bước để đảm bảo an toàn vệ sinh có thể không thích hợp khi thực hiện ở lớp học.
Cấu trúc thức ăn được biến đổi để đảm bảo an toàn ăn uống cho trẻ và để kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Vì vậy, quan trọng nhất hãy trò chuyện gần gũi, thân mật với giáo viên hoặc bác sĩ đang điều trị những vấn đề khi cho ăn bởi trẻ có thể đòi hỏi những cấu trúc thức ăn đa dạng khác nhau. Một số trẻ bị nhạy cảm với một loại cấu trúc thức ăn nhất định, cho nên tốt hơn hết hãy chuẩn bị nhất quán những loại thực phẩm xay hoặc trộn.
Một số loại thực phẩm chẳng hạn như khoai tây nghiền, cháo yến mạch, bánh pudding và một số loại súp không cần phải chuẩn bị đặc biệt dành cho một đứa trẻ gặp khó khăn khi nhai. Các chuyên viên trị liệu ngôn ngữ, chuyên viên trị liệu cơ năng, chuyên gia dinh dưỡng hoặc cha mẹ sẽ hướng dẫn nhà trường chuẩn bị những loại thịt và những thực phẩm cho những đứa trẻ mắc chứng khó nhai.
Biến đổi cấu trúc thức ăn
Thái: Thực phẩm được thái bằng cách cắt ra thành những miếng vừa ăn bằng máy thái thực phẩm, dao, máy chế biến thực phẩm hoặc dao Pháp.
Xay: Thực phẩm nên mềm hoặc nhỏ vừa đủ để nuốt một ít hoặc không phải nhai. Thực phẩm được xay bằng cách sử dụng máy chế biến thực phẩm hoặc máy sinh tố.
Nghiền: Thực phẩm có cấu trúc nhuyễn tương tự như bánh pudding. Những loại thực phẩm này không nên để ở dạng quá lỏng. Thực phẩm được nghiền trong một máy chế biến thực phẩm hoặc máy sinh tố. Để nghiền nhiều loại thực phẩm cần phải thêm vào một lượng nhỏ nước để tránh bị khô và để làm thực phẩm nhuyễn mềm hơn (theo Tổ chức Dinh dưỡng Hoa Kỳ, 2002).
Những trẻ gặp phải vấn đề vận động cơ miệng có thể cần các loại đồ uống đặc biệt, những loại đồ uống này thường được yêu cầu bởi chuyên gia trị liệu ngôn ngữ hoặc cơ năng hoặc bác sĩ.
Những vấn đề về tư thế
Các bác sĩ trị liệu hoặc chuyên viên trị liệu cơ năng thường là những người đảm nhận vai trò đánh giá các vấn đề tư thế trẻ gặp phải. Họ phải quan sát khả năng kiểm soát đầu, thân, ổn định chân, vị trí của hông và xương chậu, đai vai, co đầu gối và trụ ngồi của trẻ. Những tư thế thích hợp khác nhau phụ thuộc vào vấn đề trẻ mắc phải như ngả người về trước, nằm nghiêng, ngồi hoặc đứng. Những đứa trẻ được cho ăn ở tư thế này thường hiếm khi được cho ăn ở quán ăn tự phục vụ. Tuy nhiên, những trẻ được cho ăn ở trên ghế đẩy với thiết kế đặc biệt dựa theo vấn đề chúng mắc phải sẽ cần có một chiếc bàn hỗ trợ ở trên chiếc ghế này. Tư thế thích hợp cải thiện khả năng kiểm soát thị giác ở đứa trẻ, tăng lượng thực phẩm dung nạp từ đó đứa trẻ có thể quan sát tốt hơn những loại thực phẩm được bày ra, và gia tăng khả năng tự ăn của trẻ
Những vấn đề về hành vi
Những vấn đề về hành vi có thể bao gồm trẻ sao lãng trong giờ ăn và không thể ăn hết các món ăn được cung cấp trong một bữa ăn, từ chối ăn, khạc nhổ vào thức ăn hoặc gõ các dụng cụ phục vụ ăn uống lên sàn nhà. Mặc dù giáo viên hoặc chuyên viên trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc can thiệp vào hành vi của trẻ, nhưng dịch vụ thực phẩm cũng cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích bằng cách phối hợp làm việc cùng với chuyên viên trị liệu cung cấp những khẩu phần ăn nhỏ, giới hạn lượng thực phẩm phục vụ hoặc tìm ra một nơi lý tưởng để cho trẻ ăn ở quán ăn tự phục vụ tại trường học.
Tự ăn
Những đứa trẻ có những vấn đề về kiểm soát cơ chẳng hạn như trẻ bại não thường gặp khó khăn trong việc giữ một chiếc thìa hoặc một chiếc nĩa để tự ăn. Có nhiều thiết bị có sẵn để hỗ trợ những đứa trẻ này tự ăn; tuy nhiên, các chuyên viên trị liệu hay giáo viên cần phải hướng dẫn cách sử dụng những thiết bị đó cho đứa trẻ.
Cho ăn bằng đường ống
Những đứa trẻ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng xảy ra khi cho ăn mà không thể cải thiện tình hình bằng những biện pháp can thiệp thông thường hỗ trợ vận động cơ miệng hoặc trong trường hợp đứa trẻ không thể nuốt mà không đưa thức ăn hoặc nước uống vào trong phổi thì chúng thường cần được cho ăn thông qua đường ống. Thường thì đứa trẻ phải cho ăn bằng đường ống ở trong tình trạng bị thiếu cân trầm trọng, và không thể đạt được cân nặng khỏe mạnh bằng cách cho ăn bằng đường miệng. Cha mẹ hoặc nhà trường cần phải có trách nhiệm cung cấp sữa bột cho trẻ. Nếu cần phải bảo quản lạnh sữa thì nhà trường có trách nhiệm cung cấp đủ tủ lạnh để bảo quản sữa.
[Chú ý: Loại sữa không mở nắp thường không phải bảo quản lạnh. Vì vậy, tủ lạnh có thể thay đổi đặc tính sền sệt của sữa (sệt hoặc dính) và do đó làm giảm chất lượng sữa.]