Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tê phù được chia thành hai loại chính:
- Bệnh tê phù thể ướt ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
- Bệnh phù thể khô và hội chứng Wernicke – Korsakoff ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Nếu bạn có chế độ ăn bình thường và lành mạnh thì bạn nên cung cấp đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết. Hiện nay, bệnh tê phù xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân lạm dụng bia rượu. Uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng vì cơ thể sẽ khó hấp thu và tích trữ vitamin B1.
Chứng tê phù di truyền (truyền qua các thành viên trong gia đình) là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp. Những người mắc chứng tê phù di truyền sẽ bị mất khả năng hấp thu vitamin B1 từ thực phẩm. Tình trạng này có thể diễn ra từ từ theo thời gian và khi trưởng thành mới có biểu hiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, do bác sĩ có thể không để ý đến bệnh tê phù đối với các trường hợp không sử dụng rượu bia, cho nên họ thường bỏ qua chẩn đoán này.
Khi cơ thể người mẹ đang bị thiếu hụt vitamin B1 thì bệnh tê phù có thể xảy ra ở các bé sơ sinh đang bú dòng sữa này. Tình trạng bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng đến các em bé uống sữa bột không chứa đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết.
Lọc máu và dùng thuốc lợi tiểu liều cao làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tê phù.
Triệu chứng của bệnh
Người mắc bệnh tê phù thể khô có thể biểu hiện các triệu chứng sau:
- Mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân
- Mất chức năng cơ hoặc liệt hai chi dưới
- Rối loạn tâm thần/khó khăn ngôn ngữ
- Chuyển động mắt lạ thường (rung giật nhãn cầu)
Các triệu chứng của bệnh tê phù thể ướt bao gồm:
- Tỉnh giấc vào ban đêm và thở hổn hển
- Thở hổn hển khi hoạt động
Điều trị
Mục đích điều trị chứng bệnh này là bổ sung hàm lượng vitamin B1 còn thiếu trong cơ thể. Các loại thuốc bổ sung vitamin B1 được vào cơ thể thông qua mũi tiêm hoặc cho uống qua đường miệng.
Ngoài ra cũng có thể dùng các loại vitamin khác.
Sau khi bạn được bổ sung vitamin B1 thì có thể tiến hành xét nghiệm máu để biết cơ thể bạn đang phản ứng đối với loại thuốc đó ở mức độ nào.
Tiên lượng
Bệnh tê phù thường dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Tuy nhiên, khi được chữa trị thì các triệu chứng thường nhanh chóng được cải thiện.
Triệu chứng tổn thương ở tim thường được phục hồi và có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu mắc phải chứng suy tim cấp tính thì tình hình không mấy khả quan.
Tổn thương hệ thần kinh cũng có thể phục hồi nếu phát hiện sớm. Trong trường hợp không phát hiện sớm, cho dù được điều trị thì một số triệu chứng (chẳng hạn như mất trí nhớ) có thể vẫn không khỏi.
Nếu bệnh nhân mắc bệnh não Wernicke bổ sung vitamin B1 thì các vấn đề về ngôn ngữ, các chuyển động bất thường của mắt và đi đứng khó khăn có thể biến mất. Tuy nhiên, hội chứng Korsakoff (hay rối loạn tâm thần Korsakoff) có xu hướng phát triển khi các triệu chứng của bệnh não Wernicke biến mất.
Các biến chứng có thể xảy ra
Khi nào thì nên liên hệ với bác sĩ
Bệnh tê phù là một căn bệnh cực kì hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy chế độ ăn của gia đình mình không cân đối hay không đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, bên cạnh đó, bạn và trẻ có biểu hiện các triệu chứng của bệnh tê phù thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
Phòng ngừa
Một chế độ ăn giàu vitamin B1 và các loại vitamin khác sẽ giúp phòng ngừa bệnh tê phù. Những bà mẹ đang cho con bú nên đảm bảo chế độ ăn chứa đầy đủ tất cả các loại vitamin thiết yếu. Trong trường hợp bé sơ sinh không được bú sữa mẹ thì cha mẹ cần phải đảm bảo loại sữa bột cho trẻ bú có chứa vitamin B1.
Những người uống nhiều rượu bia nên cố gắng cắt giảm và bỏ thói quen này. Họ nên nạp vitamin B1 để đảm bảo cơ thể có thể hấp thu và dự trữ vitamin B1.
Vitamin B1 có trong:
- Các sản phẩm tăng cường, bổ sung và ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc, cơm, mì ống và bột mì
- Các loại đậu và đậu Hà Lan
Các chế phẩm từ sữa, trái cây và rau, củ, quả không chứa hàm lượng vitamin B1 quá cao, nhưng nếu ăn lượng lớn các loại thực phẩm này thì chúng cũng trở thành một nguồn cung cấp vitamin B1 đáng kể.
Khuyến nghị
Khẩu phần Dinh dưỡng Khuyến nghị (RDA) về các loại vitamin gợi ý hàm lượng từng loại vitamin mà đa số mọi người nên bổ sung mỗi ngày. Khẩu phần Dinh dưỡng Khuyến nghị đối với các loại vitamin có thể sử dụng theo mục đích của từng cá nhân.
Lượng vitamin bạn cần bổ sung phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Ngoài ra, các nhân tố khác cũng quan trọng không kém, chẳng hạn như mang thai và ốm đau. Người lớn và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần bổ sung hàm lượng vitamin B1 cao hơn trẻ nhỏ.
Khẩu phần ăn khuyến nghị đối với hàm lượng vitamin B1 cần bổ sung như sau:
Đối với trẻ sơ sinh
- 0 - 6 tháng tuổi: 0.2* milligrams một ngày (mg/ngày)
- 7 - 12 tháng tuổi: 0.3* mg/ngày
*Nạp đủ (AI)
Trẻ em
Thanh thiếu niên và người lớn
- Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 1.2 mg/ngày
- Nữ giới từ 14 tuổi đến 18 tuổi: 1.0 mg/ngày
- Nữ giới từ 19 tuổi trở lên: 1.1 mg/ngày
Cách tốt nhất để đáp ứng được những nhu cầu hằng ngày đối với các loại vitamin thiết yếu là ăn một chế độ ăn cân đối, chứa các loại thực phẩm đa dạng.