Nguyên nhân gây bệnh
Vitamin D giúp kiểm soát lượng canxi và phốt phát trong cơ thể. Nếu nồng đồ các chất khoáng này trong máu thấp thì cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone giải phóng canxi và phốt phát khỏi xương. Khi đó xương sẽ trở nên mềm và yếu dần đi.
Chúng ta có thể hấp thụ vitamin D qua thực phẩm hoặc qua da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc thiếu hụt lượng vitamin D sản sinh qua da có thể xảy ra ở những đối tượng sau:
- Những người sống trong các vùng khí hậu ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Thường xuyên ở trong phòng kín
- Làm việc trong phòng kín vào ban ngày
Bạn có thể sẽ không hấp thụ đầy đủ vitamin D từ khẩu phần ăn của mình trong trường hợp:
- Bạn mắc bệnh không dung nạp lactose (một loại bệnh lý không tiêu hóa được sữa và các thực phẩm làm từ sữa).
- Không bổ sung các sản phẩm sữa thường xuyên
Trẻ sơ sinh nếu chỉ được cho bú mẹ không thôi cũng có thể tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin D. Sữa từ người mẹ cũng không thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin phù hợp cho trẻ. Đây là một vấn đề đáng quan tâm đối với những trẻ có làn da tối màu (những trẻ châu Á hay châu Phi) được sinh ra vào những tháng mùa đông (khi ánh sáng mặt trời ở mức thấp).
Việc không được hấp thụ đầy đủ canxi và phốt pho trong khẩu phần ăn cũng có thể gây ra tình trạng loãng xương. Loãng xương do không được hấp thụ đầy đủ các khoáng chất trong khẩu phần ăn là tình trạng hiếm gặp ở các nước phát triển do trong sữa và các loại rau xanh thường chứa rất nhiều canxi và phốt pho.
Yếu tố di truyền cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh còi xương. Còi xương do di truyền cũng là một dạng bệnh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Bệnh sẽ phát tác khi thận của người mắc bệnh không có khả năng duy trì khoáng chất phốt phát. Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương cũng có thể là do rối loạn thận biểu hiện là bệnh toan ống thận.
Những rối loạn làm giảm lượng tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo sẽ khiến cho việc hấp thụ vitamin D trong cơ thể trở nên khó khăn hơn.
Thi thoảng, tình trạng còi xương thường xảy ra ở những trẻ bị rối loạn chức năng gan do trẻ không có khả năng chuyển hóa vitamin D sang dạng hoạt động.
Còi xương thường biểu hiện ra bên ngoài trong suốt giai đoạn trưởng thành của trẻ khi cơ thể cần nhiều canxi và phốt pho. Tình trạng còi xương thường được ghi nhận ở những trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi và hiếm gặp ở những trẻ sơ sinh.
Triệu chứng biểu hiện
Những triệu chứng của bệnh còi xương bao gồm:
- Đau nhức xương ở vùng cánh tay, cẳng chân, xương chậu và ở vùng cột sống
- Trương lực cơ (độ căng của các cơ) giảm và yếu dần
- Ở răng cũng xuất hiện các dị tật bao gồm răng mọc chậm, cấu trúc răng bị phá hủy, men răng hình thành các lỗ và hiện tượng sâu răng ngày một tăng cao.
- Tốc độ trưởng thành kém đi
- Nguy cơ gãy xương tăng cao
- Tình trạng chuột rút cơ bắp diễn ra thường xuyên hơn
- Vóc dáng thấp bé (đối với những người trưởng thành có chiều cao dưới 150cm)
- Xuất hiện tình trạng dị tật xương chẳng hạn như hộp sọ có hình dạng bất thường, chân vòng kiềng, lồng ngực xuất hiện các vết sưng (còn gọi là chuỗi hạt sườn), xương ức bị đẩy ngược về phía trước (lồng ngực hình ức gà); dị tật xương chậu, cột sống (cột sống uốn cong bất thường, có thể biểu hiện bằng các tật cong hoặc vẹo cột sống).
Điều trị
Mục đích điều trị bệnh là làm giảm dần các triệu chứng biểu hiện bệnh và khắc phục nguyên nhân gây bệnh. Cần điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh để ngăn ngừa trường hợp bệnh tái phát.
Việc bổ sung kịp thời lượng canxi, phốt pho hoặc vitamin D bị thiếu trong cơ thể có thể sẽ loại trừ hầu hết các triệu chứng biểu hiện bệnh loãng xương. Những thực phẩm có chứa vitamin D bao gồm cá, gan và các loại sữa đã qua chế biến. Ngoài ra người bệnh cũng nên thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu nguyên nhân gây bệnh còi xương là do người bệnh có các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển hóa thì người đó cũng cần uống các loại thực phẩm bổ sung có chứa vitamin D theo đơn thuốc của bác sĩ.
Người bệnh cũng cần cố định hoặc giằng các xương để ngăn ngừa tình trạng dị tật xương. Cũng có những trường hợp người bị dị tật xương phải tiến hành phẫu thuật để khắc phục tình trạng bệnh của mình.
Tiến triển bệnh
Chúng ta có thể chữa trị chứng rối loạn bằng việc bổ sung kịp thời vitamin D và các khoáng chất. Mặc dù cũng có những ca điều trị cần hỗ trợ một liều lượng khoáng chất và vitamin D tương đối lớn, song việc điều trị trong phòng thí nghiệm có hỗ trợ X quang thông thường sẽ cải thiện được tình trạng bệnh sau 1 tuần,.
Nếu bệnh còi xương không được chữa trị kịp thời khi trẻ còn đang trong giai đoạn trưởng thành thì có thể khiến trẻ bị dị tật xương và trở nên thấp bé. Ngược lại, nếu trẻ được chữa trị kịp thời khi còn đang trong giai đoạn phát triển thì tình trạng dị tật xương sẽ dần được cải thiện hoặc biến mất khi trẻ lớn lên.
Các biến chứng tiềm tàng
- Đôi khi người bệnh cũng có thể bị gãy xương không có nguyên do
Ngăn ngừa
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương bằng cách cung cấp đầy đủ lượng canxi, phốt pho và vitamin D trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Những người bị rối loạn dạ dày-ruột hay một số biểu hiện rối loạn khác cũng cần cung cấp thêm các thực phẩm bổ sung. Hãy hỏi bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu cảm thấy cần thiết.
Nếu thận của một người có bất cứ biểu hiện tiêu hóa vitamin D kém thì người đó cần điều trị kịp thời. Những người bị chứng rối loạn thận cần được giám sát nồng độ canxi và phốt pho đều đặn.
Nếu trong gia đình bạn có người từng mắc chứng còi xương do di truyền bạn có thể đến xin tư vấn từ phía các chuyên gia di truyền học.