Hãy hạn chế lượng thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều chất đường cho trẻ. Nếu bạn không mua những món đồ đó thì trẻ cũng sẽ không thể bổ sung chúng thường xuyên. Các thức ăn và những đồ uống ngọt có chứa rất nhiều calo và rất ít các chất dinh dưỡng. Phần lớn các loại thức ăn đồ uống có chứa nhiều đường thường là nước soda, các loại nước uống thể thao, nước tăng lực, nước ép, bánh ngọt, bánh quy, kem, kẹo và các món ăn ngọt khác.
1. Hãy chỉ cho trẻ ăn một lượng nhỏ
Chúng ta không nhất thiết phải bài trừ hoàn toàn các món kẹo và đồ ăn ngọt. Chỉ cho trẻ ăn một lượng nhỏ các loại thực phẩm có chứa đường cũng là một cách hay. Hãy để đồ ăn vào một chiếc bát và một chiếc đĩa nhỏ để tiện cho việc kiểm tra hàm lượng thực phẩm. Hãy để trẻ ăn các thanh kẹo thành từng phần nhỏ hay chia nhỏ chiếc bánh cupcake lớn ra và ăn từng phần theo ngày.
2. Học cách nhấm nháp món ăn thông minh hơn
Trong soda và các món đồ uống ngọt khác có chứa rất nhiều đường và hàm lượng calo thì rất cao. Hãy để trẻ uống nước và các nước ép trái cây nguyên chất hay sữa tươi không béo khi trẻ thấy khát.
3. Không đi qua những vị trí bày bán các loại kẹo
Phần lớn các cửa hàng thực phẩm đều sẽ có một vị trí trưng ra các loại kẹo cho các bà mẹ được phép thử miễn phí. Khi đứng ở những vạch đợi thanh toán, trẻ sẽ có cơ hội hỏi han thêm về những loại kẹo đang bày ra ngay trước mắt để lôi cuốn trẻ.
4. Không được dùng kẹo hay các món ngọt để tặng thưởng cho trẻ
Việc lựa chọn đồ ăn để tặng khi trẻ có những hành vi tốt sẽ khiến trẻ hiểu rằng những thực phẩm được tặng sẽ tốt hơn các loại thực phẩm khác. Hãy thưởng cho trẻ bằng những ngôn từ phù hợp, những cái ôm tạo cảm giác dễ chịu hay tặng những món quà không phải là đồ ăn. Ví dụ như: những miếng hình dán để trẻ cảm thấy có gì đó rất đặc biệt
5. Hãy để trái cây trở thành món tráng miệng hàng ngày
Hãy cho trẻ ăn táo, lê hay là thưởng thức một đĩa sa lát chẳng hạn. Hay một cốc trái cây đông lạnh ngon tuyệt (100% được ép từ trái cây) có thể thay thế những món tráng miệng giàu calo.
6. Hãy tạo hình vui nhộn cho những món ăn
Các thực phẩm có chứa đường khi được bán cho trẻ thường được quảng cáo với những hình ảnh vui nhộn. Hãy biến những đồ ăn bổ dưỡng trở nên vui mắt hơn thông qua việc đưa trẻ vào bếp cùng chuẩn bị đồ ăn và cùng trẻ sáng tạo ra những món ăn. Hãy tạo ra hình mặt cười từ những lát chuối và nho khô. Cắt tỉa trái cây thành những hình hài vui mắt theo khuôn làm bánh
7. Hãy khuyến khích trẻ sáng tạo ra những món ăn nhẹ mới
Hãy tự tạo một hỗn hợp các món ăn nhẹ từ ngũ cốc nguyên cám và trái cây sấy khô cùng với quả hạch hay các loại hạt chưa rang với muối. Hãy đưa ra các nguyên liệu và cho phép trẻ lựa chọn những thực phẩm ưa thích cho món ăn phụ mới này.
8. Chơi trò chơi thám tử giữa những đường rẽ của ngũ cốc
Hãy chỉ bảo cho trẻ cách tìm ra tổng hàm lượng đường trong các loại ngũ cốc. Thử thách trẻ trong việc so sánh các loại ngũ cốc trẻ thích và lựa ra loại nào chứa hàm lượng đường ít nhất
9. Hãy để những món ăn này trở thành những món ăn trong dịp đặc biệt chứ không phải là những món ăn hàng ngày
Ăn những món ăn có chứa đường chỉ tạo cảm giác ngon lành trong chốc lát. Đừng biến những món ăn chứa nhiều thành phần đường thành những món ăn hàng ngày. Hãy chỉ ăn những thực phẩm dạng này trong những dịp đặc biệt
10. Nếu trẻ không ăn đủ bữa thì trẻ cũng không cần bổ sung thêm các chất đường
Bạn hãy nhớ rằng kẹo hay bánh quy cũng không thể nào thay thế được các loại thực phẩm có trong những bữa ăn chính hàng ngày.