Nguyên liệu làm cơm rượu gồm có:
Gạo nếp:
Có hai loại gạo nếp bạn có thể dùng để làm cơm rượu là gạo nếp trắng và gạo nếp cẩm. Nếu bạn muốn ăn cơm rượu nếp trắng thì bạn chọn loại gạo trắng. Ngược lạị, bạn chọn loại gạo cẩm để làm cơm.
Gạo nếp cẩm – cách làm cơm rượu nếp cẩm
Gạo nếp ngon nhất để làm cơm sẽ là loại gạo không chà bóng vỏ (còn nguyên lớp cám). Tuy nhiên, nếu bạn không mua được loại gạo thô như trên thì có thể chọn loại gạo đã chà bóng cũng không sao. Chuẩn bị khoảng 500 gram gạo nếp.
Gạo nếp trắng và men rượu – cách làm cơm rượu miền nam
Men rượu: Bên cạnh gạo thì đây là nguyên liệu quan trọng tiếp theo và quyết định chính tới chất lượng của món. Bạn cần chọn kỹ men, tuyệt đối không được mua men tàu bởi nếu không thì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chuẩn bị khoảng 3 viên men, mỗi viên chừng 2 gram là được.
Nước lọc: Chuẩn bị loại nước lọc đã đun sôi và còn hơi âm ấp để thực hiện. Với lượng cơm rượu như trên thì bạn cần từ 300 – 400 ml nước.
Muối ăn: Muối ăn để nắm cơm trong quá trình ủ men. Chuẩn bị 2 thìa cafe muối ăn sạch.
Cách làm cơm rượu như sau:
Bước 1: Chuẩn bị gạo nấu cơm
Không giống với cách dùng gạo nếp khi nấu xôi, trong cách nấu cơm rượu này, phần chuẩn bị gạo sẽ hơi khác 1 chút. Nếu như đối với món xôi, bạn cần phải ngâm gạo từ 6 – 7 tiếng thì với món cơm rượu này, phần gạo nếp bạn chỉ cần vo sạch là được.
Vo sạch gạo – cách làm cơm rượu nếp
Cho gạo ra rá sau đó vo sạch, nhặt hết bụi bẩn, mày trấu. Sau khi vo xong, bạn để cho gạo ráo nước tự nhiên. Lưu ý là bạn không cần vo kỹ quá để tránh làm mất lớp cám dinh dưỡng của gạo.
Bước 2: Nấu cơm nếp
Sau khi vo gạo xong, bạn cho phần gạo vào nổi và cho tiếp vào gạo ¼ thìa cafe muối rồi trộn đều. Trộn xong, bạn cho nước vào nồi cơm sao cho phần nước này chỉ xâm xấp mặt gạo, không được nhiều quá.
Nấu cơm nếp – cách làm cơm rượu miền bắc
Một cách dễ hiểu hơn đó là để có được cơm rượu ngon thì trước tiên, món cơm nếp của bạn cần phải hơi khô một chút, không được vừa hay nhão. Bởi thế, lượng nước bạn cho vào nấu cơm chỉ bằng 2/3 lượng nước tiêu chuẩn bạn vẫn nấu là được.
Bước 3: Chuẩn bị men rượu
Cho các viên men rượu vào một chiếc cối khô, sạch. Tiếp đến, bạn dùng chày để giã thật mịn phần men này. Giã xong, bạn dùng đũa hoặc tay đảo đều để men không bị dí chặt mà tơi bột là được. Trường hợp bạn muốn nhanh và men mịn hơn thì bạn có thể sử dụng tới máy xay sinh tố.
Giã nhỏ men rượu – làm cơm rượu
Bước 4: Làm cơm rượu
Chuẩn bị mọi nguyên liệu sẵn sàng xong, ở bước cuối này, bạn sẽ tiến hành làm cơm rượu và ủ cơm rượu. Đầu tiên, bạn đánh tơi phần cơm nếp. Tiếp đến, bạn xới cơm ra một khay phẳng, dàn đều và để cơm được nguội tự nhiên.
Dàn đều men rượu – cach lam com ruou
Trong lúc chờ cơm nguội, bạn pha 1 thìa cafe muối với khoảng 300 ml nước âm ấp. Pha đều xong, bạn kiểm tra xem cơm đã nguội bớt chưa. Khi chạm tay vào cơm thấy cơm ấm vừa là được.
Nắm viên cơm rượu – ăn cơm rượu có mập không
Phần men đã giã nát, bạn đem chia làm hai phần. Rắc toàn bộ phần men thứ nhất lên bề mặt của cơm. Rắc xong, bạn lật mặt kia của cơm lên và rắc nốt phần còn lại. Cuối cùng, bạn dùng thìa và đũa đảo để cho men ngấm đều và kỹ vào với cơm.
Lên men cơm rượu – cách làm cơm rượu ngon
Nhúng tay vào bát nước muối ấm đã chuẩn bị sau đó lấy từng phần cơm nhỏ và nắm chặt lại. Nắm cơm xong, bạn cho chỗ cơm này vào tô/bát sạch rồi bọc kín và để vào nơi khô ráo, thoáng mát từ 3 – 4 ngày là có thể thưởng thức.
Cách làm cơm rượu này có thể được áp dụng cho cả nếp cẩm, nếp trắng hay nếp than. Bởi thế nên bạn đừng quá lo lắng về loại gạo mà chỉ cần làm đúng công thức là được nhé.
Kênh cẩm nang đời sống gia đình ameovat.com chúc các bạn thành công và thưởng thức ngon miệng với món cơm rượu này nhé!