Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy con kỹ năng này bằng những gợi ý đơn giản dưới đây:
1. Khi nói chuyện với con, hãy nhìn vào con để con thấy rằng bạn tập trung
Nhắc lại những gì cho vừa nói để đảm bảo với con rằng bạn hiểu những gì con đang chia sẻ. Thông qua đó, trẻ sẽ biết được rằng việc được thấu hiểu quan trọng như thế nào và con cũng sẽ hành động như vậy với người khác
2. Yêu cầu con lặp lại hoặc hành động theo những gì bạn vừa nói.
Ví dụ bạn đưa ra một chuỗi mệnh lệnh và hãy yêu cầu con hoàn thành hết chúng. Điều này sẽ tạo cho con cơ hội để luyện tập xử lý thông tin từ người khác và đảm bảo rằng con đang lắng nghe bạn nói gì.
3. Trò chuyện thật nhiều với con về những sở thích của con.
Điều này tạo cơ hội để con luyện tập những cuộc hội thoại mang tính nghiêm túc, chia sẻ về cả nghe và nói. Con sẽ nhận thấy việc được lắng nghe những suy nghĩ của bản thân thật ý nghĩa và con sẽ áp dụng điều này với các mối quan hệ của mình.
4. Rèn luyện thông qua các trò chơi
Bạn có thể luyện tập kỹ năng lắng nghe cho con bằng việc đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho những trò chơi và cùng con tham gia. Cố gắng đưa ra những chỉ dẫn mang tính vui nhộn, hài hước để tạo cảm hứng cho con làm theo như cùng làm con vịt, còn xoay tròn… và dần dần đi đến những trò chơi mang tính trí óc hơn như xếp hình hay rubic…
5. Đọc truyện cho con
Yêu cầu con dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này đòi hỏi con cần nghe các chi tiết để đưa ra một dự đoán hợp lý. Sau khi đọc xong câu chuyện, nên yêu cầu trẻ tự kể lại câu chuyện bằng lời của chính mình. Điều này còn giúp cho trẻ nghe và hiểu ý nghĩa của các từ mới
6. Cùng tham gia kể một câu chuyện
Cả nhà có thể lựa thời gian thích hợp, ngồi cùng nhau và chọn một câu chuyện quen thuộc, kể chuyện theo thứ tự lần lượt, mỗi người một câu. Điều này buộc người tham gia phải chú ý lắng nghe diễn trình câu chuyện để tiếp tục kể một cách chính xác. Đây cũng là một cách giúp trẻ tập trung hơn.
Cha mẹ thực sự cần biết về tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe. Nó giúp trẻ biết cảm thông, biết học hỏi, tiếp thu và rút kinh nghiệm. Kỹ năng này luôn cần trong tiến trình phát triển của trẻ, thậm chí là mãi mãi. Hi vọng với những phương pháp trên, cha mẹ có thể giúp con mình trở thành một nhà lãnh đạo tương lai không chỉ giỏi về kiến thức mà còn biết lắng nghe và chia sẻ.