Mỗi trẻ có những đặc điểm khác nhau
Có nhiều vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm để trẻ phát triển “bình thường”. Sự phát triển của trẻ là khác nhau từ những đứa trẻ “sáng dạ” cho đến những đứa trẻ cần nhiều thời gian hơn để học hỏi những điều mới mẻ, nhưng tất cả trẻ em đều có thể có được một cuộc sống hạnh phúc. Tất cả chúng ta có những thế mạnh và những điểm yếu khác nhau.
Tuy rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trải qua những mốc phát triển giống nhau, nhưng chúng lại phát triển với tốc độ khác nhau. Phát triển và học hỏi không phải là một con đường mượt mà, bằng phẳng mà sẽ có nhiều thăng trầm trên con đường này. Trẻ thường có “những bứt phá” trong quá trình học hỏi, giống như những sự bứt phá trong quá trình phát triển, quá trình trẻ học hỏi những điều mới mẻ hằng ngày. Sau đó, trẻ có thể “đánh dấu thời điểm” trong khi trẻ tham gia hoặc thực hành những gì trẻ được học. Thậm chí có thể có một số chướng ngại vật trong quá trinhg trẻ học hỏi, đặc biệt nếu trẻ không kiểm soát được tâm trạng căng thẳng hoặc trẻ đang không khỏe. Ở những thời điểm này trẻ có thể dường như quên đi những gì trẻ đã được học. Đôi khi, trẻ quên bẵng đi một kỹ năng nào đó một thời giankhi chúng đang chăm chỉ học những kỹ năng mới.
Với tất cả những lý do này, Nếu cha mẹ hứng thú với việc so sánh trẻ với những đứa trẻ khác, thì đây không phải là cách tốt nhất để họ biết được trẻ đang phát triển như thế nào.
Cha mẹ thường là những người hiểu trẻ hơn bất kỳ ai khác. Nếu bạn nhận ra rằng trẻ không học hỏi để làm được những việc mà bạn mong đợi ở độ tuổi của trẻ hoặc trẻ bắt đầu đến trường và dường như gặp rắc rối trong việc theo kịp bạn bè, điều quan trọng bạn nên làm là hãy cho trẻ đi khám.
- Một đứa trẻ nếu nhận được sự giúp đỡ trước khi trẻ nhận thức được có những thử thách, đứa trẻ đó có khả năng phản hồi và cải thiện.
- Một đứa trẻ nhắc đi nhắc lại những thất bại để tránh né sự cố gắng và có thể coi những đứa trẻ này là “lười biếng”
Kiểm tra sức khỏe
Tất cả chúng ta hiểu về những đứa trẻ gặp vấn đề trong quá trình phát triển, hoặc những trường hợp không biết đi hoặc biết nói trong một thời gian dài sau những đứa trẻ khác và sau đó bất ngờ “bắt đầu”. Nếu bạn đang lo lắng về trẻ ở bất cứ thời điểm nào, bạn nên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Nơi để bắt đầu khám sức khỏe cho trẻ là dịch vụ sức khỏe gia đình và trẻ em hoặc bác sĩ. Yêu cầu kiểm tra sức khỏe toàn diện. Những vấn đề phát sinh sẽ được kiểm tra nếu cần nhiều xét nghiệm hơn:
- Sức khỏe toàn diện của trẻ
- Sự phát triển ở độ tuổi của trẻ- trẻ có thể làm gì
- Những vấn đề gì đã xảy ra và sẽ xảy ra trong cuộc sống của trẻ.
Nếu bạn gặp một chuyên gia, người bạn cảm thấy không hiểu được những mối lo lắng nghiêm trọng của bạn, hoặc chỉ trấn an bạn mà không kiểm tra sức khỏe của trẻ, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ khác.
Một số nguyên nhân
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự chậm phát triển của trẻ bao gồm:
- Viêm tai dẫn đến những vấn đề về thính giác. Đây là một vấn đề phổ biến nên được kiểm tra sớm nhất có thể, điều này có thể dẫn đến những vấn đề về học hỏi và ngôn ngữ. Một đứa trẻ không thể nghe tốt cũng có thể gặp phải rắc rối khi không làm theo những gì trẻ được sai bảo.
- Khiếm thính do một căn bệnh hoặc di truyền
- Có nhiều bệnh và phải điều trị ở bệnh viện, điều này có nghĩa trẻ mất đi những cơ hội để học hỏi
- Tổn thương khi chào đời hoặc có những tổn thương khác
- Tiếp xúc với một số loại thuốc (chẳng hạn như rượu) trước khi chào đời
- Căng thẳng gia đình, điều này có nghĩa rằng một đứa trẻ không nhận được tình yêu, sự chăm sóc bền vững ở những tuần, tháng đầu tiên.
- Căng thẳng gia đình đang diễn ra (hoặc trẻ bị làm dụng) vì vậy một đứa trẻ quá lo lắng hoặc căng thẳng khi học hỏi
- Gen di truyền, bệnh di truyền
Cha mẹ có thể làm gì
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ nếu bạn đang lo lắng.
- Nghĩ về bản thân như là một người đồng hành khi làm việc với các chuyên gia sức khỏe.
- Đặt những câu hỏi, ví dụ: bạn có thể làm gì để giúp trẻ; những sự hỗ trợ sẵn có nào cho bạn và trẻ
- Cung cấp cho trẻ môi trường thú vị xung quanh và những điều khác biệt để trẻ quan sát và hành động.
- Nói chuyện với trẻ khi bạn làm một việc gì đó cho trẻ. Sử dụng từ ngữ đơn giản. Bạn càng nói nhiều với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì bạn càng giúp trẻ học hỏi để có thể nói.
- Dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thời gian để bản thân trẻ thử những điều mới, nhưng hãy giúp trẻ trước khi trẻ trở nên quá căng thẳng. Nếu trẻ đang cố gắng để đạt được một thứ gì đó ở trên sàn nhà, bạn có thể đẩy thứ đó gần hơn với trẻ một chút, để trẻ có cơ hội để với tới đồ vật và cảm thấy thành công.
- Tạo cho trẻ nhiều cơ hội để thành công. Ngay cả khi những thành công nhỏ có thể làm cho trẻ cảm thấy trẻ có thể kiểm soát được cuộc sống của mình và giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Không luôn luôn để trẻ thực hành những việc ngoài khả năng của trẻ.
- Dành cho trẻ nhiều sự động viên cho những thành công nhỏ hoặc những phần việc nhỏ trẻ làm đúng. Đừng chờ cho đến khi trẻ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tất cả mọi người cần cảm thấy bản thân quan trọng- vì vậy ngay cả khi trẻ không làm tốt một việc gì đó, hãy để trẻ chung tay giúp đỡ bạn.
- Cố gắng kết hợp giữa học hỏi và vui vẻ.
- Cho trẻ nhiều thời gian để vui chơi. Hãy để trẻ và bản thân bạn có những phút giây vui vẻ.
Giúp trẻ đối mặt với vấn đề
- Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ cảm thấy hạnh phúc với chính mình nếu trẻ nhận được thông điệp từ bạn rằng bạn yêu trẻ và bạn tự hào về trẻ.
- Khi trẻ bắt đầu đi học trẻ sẽ so sánh bản thân mình với những đứa trẻ khác, cho dù bạn cố gắng tránh điều đó như thế nào đi chăng nữa. Điều quan trọng đối với trẻ là trẻ có thể tham gia vào những trò chơi và hoàn thành tốt những nhiệm vụ ở trường học. Nói chuyện với giáo viên của trẻ để trẻ có thể nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Giúp trẻ xây dựng sự tự tin bằng cách tìm ra những thứ trẻ trẻ thích thú và có thể làm tốt. Câu cá, chăm sóc thú cưng, nấu ăn, hoặc chăm sóc vườn tất cả những công việc này trẻ có thể hoàn thành tốt. Theo dõi những sở thích của trẻ để tìm ra những gì trẻ thích làm.
- Giúp trẻ tìm những nhóm hoặc câu lạc bộ và những sở thích mà trẻ sẽ có cơ hội để làm tốt.
Chăm sóc bản thân bạn
- Việc nuôi dạy một đứa trẻ, người cần thêm sự giúp đỡ có thể rất tiêu tốn thời gian và mệt mỏi. Điều quan trọng là bạn phải chăm sóc chính bản thân bạn để bạn có thể hỗ trợ cho trẻ và hoàn thành vai trò tốt hơn.
- Đưa ra những lựa chọn về những gì bạn làm. Đừng cố làm tất cả mọi việc. Hãy bỏ qua những việc không thực sự quan trọng.
- Đừng mong đợi có một gia đình hoàn hảo
- Dành thời gian cho bản thân thường xuyên và trước khi bạn cần phải làm như vậy.
- Đừng quá tự kiêu hoặc xấu hổ khi yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn cần đến.
- Dành thời gian cho bạn và bạn đời của bạn, và cho bạn bè. Việc quan tâm đến những mối quan hệ có thể tiếp them sức mạnh cho bạn và hỗ trợ bạn để chăm sóc những người khác.