Dù bạn có tin hay không thì cho ăn vẫn là một hành vi phức tạp ở con người. Cách hành xử trong quá trình cho ăn còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển của người được cho ăn. Các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, độ trưởng thành và cơ chế hoạt động của cơ thể có liên quan đến khả năng vận động cơ miệng. Mùi vị và cảm giác ăn một món ăn nào đó ra sao (các vấn đề thuộc về cảm quan) và những thể nghiệm của trẻ đối với món ăn cũng có tác động đến quá trình cho ăn. Khi những vấn đề nêu trên được giải quyết ổn thỏa thì quá trình cho ăn cũng diễn ra thuận lợi. Nếu trong các khâu trên có một khâu gặp trục trặc, vậy thì cách hành xử khi cho ăn cũng theo đó mà bị ảnh hưởng.
Việc cho ăn được tiến hành dưới mọi hoạt động của hệ thống giác quan (xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác và thính giác). Nhiều trẻ bị hội chứng Rối loạn Phổ tự kỷ sẽ luôn gặp khó khăn trong việc biểu đạt các giác quan đó và chính điều đó đã trở thành trở ngại cho trẻ khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Những trẻ bị tự kỷ còn có thể xuất hiện những vấn đề về hành vi vào giờ ăn. Ví dụ trẻ có thể hiểu rằng sau khi bỏ các món ăn mình không thích, trẻ có thể rời khỏi bàn ăn và có thể vui chơi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 69% trẻ hội chứng Rối loạn Phổ tự kỷ sẽ sẵn sàng thử những món ăn mới và 46% khác lại chỉ có thể ăn những món quen dùng hàng ngày.
Các vấn đề về cho ăn xuất hiện ở bất cứ đối tượng trẻ nào cũng có thể là vấn đề nhức nhối cho cả trẻ và cha mẹ trẻ. Trẻ cần bổ sung các chất dinh dưỡng và lượng calo phù hợp để duy trì sức khỏe và phát triển bình thường.
Bạn cũng có thể tìm ra những vấn đề trọng tâm khi cho ăn ở trường hợp những trẻ bị hội chứng Rối loạn Phổ tự kỷ theo những khuyến nghị sau đây. Khi vấn đề cho ăn ở con bạn xuất hiện những hậu quả nghiêm trọng, bạn nên xin tư vấn từ phía các chuyên gia.
Khi nào thì tôi nên quan tâm đến vấn đề cho ăn ở trẻ?
|
- Nếu con bạn bị sụt cân hay sức khỏe có dấu hiệu chuyển biến xấu
- Nếu con bạn ăn quá ít một loại thức ăn nào đó hoặc ăn ít hơn so với khẩu phần của trẻ
- Nếu các hành vi xuất hiện trong giờ ăn có thể gây ra căng thẳng cho trẻ
|
Các điều kiện về y tế có khả năng ảnh hưởng đến việc cho ăn hay không?
Liệu con bạn có thể phản ứng trước những cơn đau đơn thuần hay những cơn đau bụng không? Nếu trẻ không sẵn sàng ăn uống bất cứ thứ gì thì đó cũng có thể là cách thức để trẻ chống lại các vấn đề về dạ dày. Táo bón cũng có thể khiến trẻ bị vọp bẻ bao tử và khiến trẻ không muốn ăn uống. Các vấn đề như trào ngược dạ dày hay tức bụng do tác dụng của các loại thuốc trẻ uống hàng ngày có thể khiến trẻ bị đau dạ dày và làm cho trẻ không muốn ăn uống. Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề xoay quanh bệnh táo bón, hãy tìm thông tin hướng dẫn tại đây
Con bạn có bị dị ứng thực phẩm hay không? Nếu bạn phát hiện thấy món ăn trẻ bổ sung thường ngày khiến chỉ số đường huyết trong máu của trẻ bị xáo trộn hay xuất hiện tình trạng phát ban hoặc một số triệu chứng khác, đó có thể là biểu hiện của dị ứng thực phẩm. Bạn và bác sĩ gia đình có thể tìm đến các chuyên gia xin tư vấn chẳng hạn như bác sĩ về dị ứng hoặc các chuyên gia đường huyết để có được những nhận định chuyên sâu hơn.
Mặc dù là trường hợp hiếm gặp ở trẻ hội chứng Rối loạn Phổ tự kỷ, các vấn đề liên quan đến răng miệng hay nuốt cũng cần được loại ra khỏi những nguyên nhân về mặt y khoa tạo cảm giác khó ăn ở trẻ.
Các điều kiện về hành vi / phát triển có thực sự ảnh hưởng đến việc cho ăn hay không?
Con bạn có khi nào phản ứng trên khía cạnh cảm quan đối với các loại thực phẩm hay không? Hãy ghi lại những thực phẩm con bạn đã ăn, trẻ ăn bao nhiêu , trẻ không thích ăn gì và các hành xử của trẻ trong giờ ăn có thể là những tài liệu tham khảo hấp dẫn cho bạn và bác sĩ gia đình về tất cả các mức độ nhảy cảm với đồ ăn của trẻ.
Luôn gặp khó khăn trong cách hành xử có thể cũng khiến việc cho trẻ ăn trở nên khó khăn hơn. Liệu những hành vi tiêu cực khi cho ăn của trẻ có vô tình được kích thích lên hay không? Hay có phải trẻ đang dần học được rằng tức giận hay buồn bã có thể giúp trẻ được giải thoát khỏi những tình huống không thoải mái? Ví dụ như hành động rời khỏi bàn ăn và bỏ đi chơi sau khi không chịu ăn một món ăn nào đó, trẻ có thể lặp lại hành động này lần nữa để biểu thị rằng trẻ không muốn ăn và đang cần được vui chơi.
Liệu có phải khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ khó khăn của trẻ đang khiến việc cho trẻ ăn trở nên phức tạp hơn hay không? Nếu con bạn không có khả năng tập trung, làm theo những quy định được giao hay luôn than phiền trước yêu cầu của bạn, trẻ có thể đang không hiểu về mong muốn của bạn dành cho trẻ trong giờ ăn.
Hiện tại tôi phải làm gì?
1. Hãy bắt đầu trò chuyện với bác sĩ gia đình. Các bác sĩ gia đình có thể giúp bạn quyết định cách đối phó. Thường thì bác sĩ gia đình có thể kiểm soát tốt các vấn đề của trẻ. Tuy nhiên, có thể bạn cũng cần đến sự giúp sức của các bác sĩ bên ngoài để loại bỏ các nhân tố về y khoa gây khó dễ trong việc cho ăn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên môn khác để chỉ ra những vấn đề trong khi cho trẻ ăn
2. Bên cạnh gia đình và bác sĩ chăm sóc sức khỏe, bạn có thể xin tư vấn từ phía những người nào nữa? Bạn có thể đến hỏi để xin tư vấn và được trị liệu kịp thời từ các chuyên gia trong một số các lĩnh vực chẳng hạn như bác sĩ dị ứng hay bác sĩ chuyên môn về lượng đường trong máu, nhà tâm lý học, nhà trị liệu ngôn ngữ, bác sĩ trị liệu cơ năng, chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép hoạt động hoặc các chuyên gia về hành vi được đào tạo về lĩnh vực bổ sung dinh dưỡng.
Bạn cần hỏi trước các chuyên gia về khả năng chuyên môn của họ đối với các vấn đề về chứng tự kỷ và vấn đề bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi thêm kinh nghiệm của họ trong những lĩnh vực này trước khi đặt cuộc hẹn đến khám.
Bạn có thể bắt đầu bằng những câu hỏi như “Anh/chị có thường gặp phải những trường hợp kiểu này không? Chúng ta có thể cùng kiểm soát được vấn đề hay lại cần đến một chuyên gia trong lĩnh vực này vậy?