Các giai đoạn phát triển
Sau đây là những thông tin về quá trình phát triển của trẻ trong suốt giai đoạn thiếu niên.
Những thay đổi về tình cảm/ mối quan hệ
Những trẻ ở nhóm tuổi này có thể
-
- Muốn thể hiện tính độc lập với bố mẹ và gia đình
- Bắt đầu biết suy nghĩ về tương lai
- Nhận thức được vị trí của bản thân trong xã hội
- Quan tâm hơn đến tình bạn và làm việc nhóm
- Muốn được bạn bè yêu quý và chấp nhận
Suy nghĩ và học hỏi
Những em ở độ tuổi này có khả năng
-
- Phát triển rất nhanh về mặt trí óc
- Học cách diễn tả những kinh nghiệm và biểu đạt cảm xúc tốt hơn
- Ít để ý đến bản thân mà thích quan tâm đến người khác
Những mẹo chăm sóc trẻ
Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể chăm sóc cho con mình tốt hơn trong suốt giai đoạn này:
-
- Thể hiện tình cảm với trẻ. Công nhận các kết quả mà trẻ đạt được
- Dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm bằng cách yêu cầu con làm việc nhà, có thể là sắp xếp bàn chẳng hạn.
- Kể cho con về trường học, bạn bè và những gì trẻ mong muốn trong tương lai
- Dạy con cách tôn trọng người khác. Có thể động viên con giúp đỡ mọi người khi cần.
- Hãy giúp con vạch ra những mục tiêu cá nhân như thế con sẽ học được cách tự tin vào bản thân và ít bị lệ thuộc hơn vào những lời tán dương hay những món quà từ những người xung quanh.
- Dạy con tính kiên nhẫn bằng cách trước khi đi chơi phải hoàn thành một nhiệm vụ nào đó hay phải làm xong một việc gì. Khuyến khích con suy nghĩ về những hậu quả có thể xảy ra trước khi làm việc gì.
- Đặt ra những quy định và giúp trẻ ghi nhớ ví dụ như trẻ có thể xem TV trong bao lâu hay khi nào trẻ phải đi ngủ. Chỉ rõ cho trẻ cách cư xử như thế nào là ngoan và khi nào là chưa ngoan.
- Cả nhà cùng nhau làm một việc vui vui nào đó như chơi game, đọc sách hay tham gia sinh hoạt cộng đồng.
-
- Giúp trẻ hòa nhập với trường học. Hãy đến gặp các giáo viên và nhân viên, tìm hiểu về mục tiêu học tập và từ đó tìm ra phương hướng, chung tay cùng nhà trường trong việc giáo dục trẻ.
- Tiếp tục đọc sách cho con. Khi con bạn bắt đầu học đọc hãy đổi vai người đọc sách với con.
- Sử dụng các nguyên tắc để hướng dẫn và bảo vệ con hơn là trừng phạt. Hãy luôn cùng con trò chuyện về những việc trẻ nên làm, sau đó là những việc trẻ không nên làm.
- Khen ngợi trẻ khi chúng làm việc tốt. Tốt nhất là nên khen ngợi những việc chúng đã làm (“con đã rất chăm chỉ khi tìm ra cách này đó nhỉ”) hơn là đưa ra những đặc điểm khiến trẻ không thể thay đổi (“con rất thông mình”).
- Khuyến khích con đối mặt với những thử thách mới. Giúp đỡ con giải quyết vấn đề theo cách của chúng, chẳng hạn như khi bất đồng ý kiến với bạn khác.
- Khuyến khích trẻ tham gia vào các hội nhóm trong trường và ngoài cộng đồng như đội thể thao hay tận dụng cơ hội tham gia vào các hoạt động tình nguyện.
An toàn của trẻ là trên hết
Trẻ càng nhanh nhẹn và tự lập sẽ càng có nguy cơ bị thương do té ngã và các tai nạn khác cao hơn. Tai nạn xe máy là nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến tử vong bắt nguồn từ những tai nạn ngoài ý muốn của trẻ ở độ tuổi này.
-
- Bảo vệ trẻ hợp lý khi ngồi trong xe ô tô
- Dạy trẻ cách nhìn đường, sang đường khi đi bộ, lái xe đạp đến trường và vui chơi bên ngoài an toàn
- Giải thích cho trẻ hiểu các quy tắc an toàn dưới nước, ngoài ra luôn quan sát kỹ khi trẻ đi bơi hay chơi gần nước.
- Giám sát trẻ khi tham gia các hoạt động mạo hiểm ví dụ như leo núi.
- Dạy con cách cầu cứu khi cần sự giúp đỡ
- Để những vật dụng, công cụ, thiết bị gia dụng và súng là những vật có nguy cơ sát thương cao xa khỏi tầm với của trẻ.
Thể lực khỏe mạnh
- Cha mẹ có thể giúp sức xây dựng môi trường học đường lành mạnh hơn. Hãy cùng nhà trường hạn chế trẻ tiếp cận với những đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo và muối là những thức có thể được bày bán ở bên ngoài trường.
- Luôn duy trì việc tập thể dục hàng ngày cho trẻ từ 1 tiếng trở lên.
- Hạn chế thời gian theo dõi các chương trình của trẻ- chỉ 1 đến 2 giờ mỗi ngày và phải là các chương trình phù hợp ở nhà, trường học hay các chương trình ngoài giờ lên lớp
- Duy trì thói quen ăn uống và các hoạt động thể chất đều đặn. Khuyến khích trẻ vui chơi lành mạnh và hãy là tấm gương tốt cho con bằng việc ăn uống điều độ, đúng giờ và thể hiện lối sống tích cực.