Có em bé là sự khởi đầu của một trong những chuyến hành trình thú vị nhất trong cuộc đời của bạn. Những đứa trẻ mang lại sự hưng phấn, vui vẻ cho bạn khi được quan sát một người lớn lên và phát triển, tình yêu của bạn cũng lớn lên cùng với sự chăm sóc và trách nhiệm với một người phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Đôi khi, điều này cũng có nghĩa là sự thiếu hụt về thời gian, tiền bạc, cảm giác mọi thứ đang ngoài tầm kiểm soát và lối sống của bạn hoàn toàn thay đổi.
Đối với hầu hết các bậc làm cha mẹ, nuôi dạy trẻ ở nhà không giống như những gì bạn trông đợi. Bạn có thể không sẵn sàng cho những cảm xúc mạnh mẽ bạn sẽ trải qua hoặc những sự thay đổi khi nuôi dạy một đứa trẻ. Bạn nên nhớ rằng tất cả mọi người đều trải qua những cảm xúc đó – không chỉ riêng mình bạn. Trẻ học hỏi nhiều hơn và phát triển nhanh hơn ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống. Hãy dành hầu hết thời gian ở bên trẻ!
Tìm hiểu về trẻ sơ sinh
Ở những tháng đầu đời, trẻ đang ở trong một thế giới rất lạ lẫm mà trẻ không biết bất cứ điều gì. Trong những tháng này trẻ cần bạn cho trẻ thấy rằng thế giới này an toàn và mọi người sẽ chăm sóc cho trẻ. Trẻ cảm nhận được điều đó khi bạn đáp ứng những nhu cầu về ăn uống, sự thoải mái, ấm áp và tình yêu. Khi bạn làm như vậy, trẻ học được cách yêu bạn và tin tưởng bạn. Trẻ cũng đang hiểu được rằng trẻ đáng yêu và có thể làm được nhiều việc.
- Trẻ cần được cho ăn, giữ vệ sinh sạch sẽ, thoải mái và ấm áp (nhưng không quá nóng). Trẻ cần ngủ khi trẻ khóc, cho ăn khi trẻ đói và có một ai đó chơi cùng và âu yếm trẻ khi trẻ tỉnh giấc và sợ hãi.
- Trẻ cần bạn nói chuyện với trẻ về những gì bạn đang làm như thay quần áo, tắm rửa và cho trẻ ăn. Trẻ cần bạn ôm ấp và vuốt ve trẻ.
- Trẻ cần học hỏi về thế giới thông qua những gì bạn nói với trẻ khi sắp thay đổi một điều gì đó – chẳng hạn bạn sẽ bế trẻ, thay tã cho trẻ, cho trẻ ăn hoặc đặt trẻ lên giường. Bằng cách này trẻ học được những gì bạn mong đợi và giúp trẻ cảm thấy an toàn.
- Trẻ bắt đầu hiểu rằng trẻ có thể làm nhiều việc, đầu tiên là những việc đơn giản nhất, chẳng hạn như tạo ra tiếng ồn khi đánh trống.
- Nếu bạn nghĩ trẻ vui vẻ và thích thú, trẻ sẽ học hỏi để cảm nhận tốt về bản thân trẻ.
- Nếu bạn thích thú khoảng thời gian cho trẻ ăn và dành thời gian nói chuyện với trẻ và chơi với trẻ, trẻ sẽ bắt đầu học hỏi để tận hưởng những thời gian ở bên cạnh mọi người.
Làm gì khi trẻ Khóc
Khóc rất quan trọng với trẻ. Bởi vì trẻ đang rất cần đến sự giúp đỡ, khóc là cách duy nhất trẻ biết làm thế nào để nhu cầu của trẻ được đáp ứng. Trẻ khóc để đảm bảo rằng trẻ tồn tại, vì vậy việc chúng ta phản ứng lại là rất quan trọng.
- Khóc là một trong những mối lo lắng nhất của cha mẹ. Đôi khi rất khó để biết được tại sao trẻ lại khóc hoặc trẻ muốn gì. Đôi khi dường như trẻ khóc không phải cần đến sự giúp đỡ.
- Thậm chí, cha mẹ có thể bắt đầu nghĩ rằng trẻ chỉ khóc để chọc tức cha mẹ. Trẻ không biết những người khác có thể cảm thấy như thế nào với tiếng khóc của mình-Trẻ chỉ biết là trẻ đáng thương, cần sự chăm sóc.
- Khi bạn bắt đầu hiểu trẻ, bạn sẽ hiểu được những ý nghĩa khi trẻ khóc và cần một lúc để biết được bạn có thể giúp gì cho trẻ. Trẻ sẽ học hỏi để cảm thấy an toàn, được chăm sóc bởi vì bạn đến bên trẻ, cho trẻ ăn, an ủi trẻ hoặc đáp ứng bất cứ những gì trẻ cần.
Mốt số lý do trẻ khóc:
- Bị đau (ví dụ: đau bụng hoặc đau tai)
- Sợ hãi, chán nản hoặc cô đơn.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trẻ không khóc để bạn đến bên trẻ. Trẻ chưa đủ lớn để nhớ đến bạn khi bạn không ở đó. Trẻ khóc bởi vì trẻ cần một thứ gì đó,nhưng trẻ không biết trẻ cần gì. Bạn có thể hiểu được những gì trẻ cần bằng cách thử những gì làm trẻ cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn đáp ứng những nhu cầu của trẻ khi trẻ khóc thì trẻ sẽ hiểu rằng thế giới này an toàn. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ khóc ít hơn.
Bạn có thể giúp trẻ ổn định bằng cách:
- Đảm bảo trẻ không đói hoặc không thoải mái
- Bế trẻ và ôm trẻ thật chặt nếu trẻ đang sợ hãi hoặc cô đơn
- Ôm trẻ, cho đầu trẻ tựa vào vai bạn nếu trẻ cảm thấy không thoải mái
- Đu đưa hoặc đẩy xe qua lại
- Tìm hiểu những gì trẻ thích (một số trẻ cảm thấy thoải mái với núm vú giả, âm nhạc hoặc âm thanh, ví dụ như tiếng đồng hồ kêu)
- Quan sát những gì xảy ra khi trẻ ổn định hơn và tìm hiểu những nhu cầu của trẻ.
Trẻ trên 6 tháng tuổi
Trẻ có thể khóc vì không thoải mái hoặc đói, hoặc bởi vì trẻ nhớ bạn khi bạn không ở cạnh trẻ và trẻ muốn bạn. Đôi khi đây được gọi là hội chứng lo lắng bị xa cách. Điều này là bình thường và biểu thị một phần tình yêu của trẻ và trẻ tin tưởng vào bạn.Trẻ dần dần học được rằng bạn ở bên trẻ để giúp đỡ trẻ và bạn sẽ không rời xa trẻ lâu, vì vậy trẻ bắt đầu cảm thấy an toàn mà không có bạn, nhưng cần thời gian để trẻ hiểu được. Thông thường, trẻ ở độ tuổi này sẽ tỉnh dậy vào ban đêm và việc dỗ trẻ đi ngủ khó khăn hơn vì trẻ nhớ bạn và trẻ không hiểu rằng bạn luôn luôn trở lại khi trẻ cần.
Bạn có thể giúp trẻ bằng cách:
- Luôn luôn để trẻ biết khi nào bạn rời trẻ. Vẫy tay tạm biệt và để trẻ biết khi nào bạn sẽ quay lại
- Chơi những trò chơi nhỏ như ú òa để giúp trẻ làm quen với những lúc bạn đến và đi
- Chỉ để trẻ ở với những người trẻ biết và cảm thấy an toàn khi ở bên người đó
Mang lại giấc ngủ ngon và an toàn cho trẻ
Mỗi đứa trẻ có thời gian ngủ rất khác nhau và trẻ ngủ ít hơn khi trẻ lớn hơn. Một số trẻ ngủ ngon hơn ở những nơi cực kỳ yên tĩnh. Những trẻ khác dường như ngủ ngon nhất với những âm thanh bình thường trong gia đình. Một số trẻ ngủ ngon hơn nếu được cuộn vào chăn. Áp dụng một số thói quen khi bạn dỗ trẻ ngủ sẽ giúp trẻ hiểu được trẻ sắp đi ngủ. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể thử những cách khác như hát một bài hát ngắn, hôn trẻ chúc ngủ ngon, cho trẻ ngậm núm vú (nếu trẻ có) và sau đó trao cho trẻ một nụ hôn đặc biệt từ bạn với những lời nói nhẹ nhàng như “mẹ yêu con”.
Giấc ngủ an toàn
- Bạn phải đảm bảo an toàn cho những chỗ ngủ của trẻ vì trẻ không thể biết cách làm điều đó.
- Cần phải để trẻ nằm ngửa và không để đầu trẻ bị che phủ bởi bất cứ thứ gì.
- Hãy chắc chắn rằng đầu trẻ không thể trượt xuống ga trải giường hoặc bị mắc kẹt đầu vào cũi vì cần đặt trẻ ngủ ở chân cũi
- Khi mua cũi cho trẻ, hãy tìm các nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn
- Đặt cũi trẻ bên cạnh giường ngủ của bạn trong 6 tháng đầu đời của trẻ.
- Khi trẻ lớn hơn, nếu trẻ cần được dỗ dành, trấn an vào ban đêm, bạn hãy ngủ cùng phòng với trẻ hoặc để trẻ nằm ở cũi trong phòng bạn để bạn có thể ngủ ngon
- Chỉ sử dụng đèn ngủ để tránh nhiệt độ phòng ngủ quá nóng (màn dày, chăn nặng có thể làm cho giường ngủ quá nóng). Trẻ không cần thiết dùng gối.
- Không để trẻ ngủ trên đệm nước hoặc ghế lười
- Nên nhớ rằng trẻ thích chơi với bất cứ thứ gì trong tầm với của trẻ. Đặt cũi trẻ tránh xa máy sưởi, ổ cắm điện, đèn, điện thoại di động và dây kéo rèm.
- Những đồ chơi mềm và thú nuôi có thể làm ngạt trẻ. Đảm bảo rằng thú nuôi không vào phòng ngủ của trẻ.
- Không hút thuốc trong nhà, đặc biệt là phòng của trẻ, trong xe, vì hút thuốc lá có hại cho trẻ.
Tắm cho trẻ
Không cần thiết phải tắm cho trẻ mỗi ngày nếu trẻ không thích. Bạn có thể rửa mặt và phần dưới cơ thể cho trẻ mà không cần tắm. Hãy tìm thời điểm trẻ thích tắm nhất. Thời điểm đó thường không phải khi trẻ rất đói. Trẻ sẽ có thể thích tắm nhất khi trẻ bình tĩnh sau bữa ăn. Nếu trẻ không thoải mái giữa các bữa ăn thì việc tắm cho trẻ có thể giúp trẻ cảm thấy tốt hơn trước khi đi ngủ.
Răng và mọc răng
- Nếu trẻ bị đau khi mọc răng bạn có thể cho trẻ một thứ gì đó mềm để trẻ cắn (ví dụ: núm vú giả). Bánh lương khô có thể sẽ hữu ích. Nếu quá đau có thể sử dụng kem đặc trị mọc răng.
- Một số trẻ thích ăn đồ mềm trong khi mọc răng vì trẻ ít phải nhai hơn; những trẻ khác lại thích có thứ gì đó để nhai.
- Răng của trẻ có thể bị hư hại do bú bình sữa hoặc uống đồ ngọt trong thời gian dài. Vấn đề này dẫn đến sâu răng sớm. Nếu trẻ cần một thứ gì đó để uống giữa các bữa ăn (khi trẻ không đói), hãy cho trẻ uống nước mát hoặc ngậm núm vú không có chất tạo ngọt. Tốt nhất không để cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ.
Bạn có thể làm sạch răng cho trẻ một cách nhẹ nhàng bằng một miếng vải mềm.
Lưu ý lịch Tiêm chủng
Tiêm chủng là cách quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh rất nghiêm trọng. Tìm hiểu về tiêm chủng để giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc y tá chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Trẻ sẽ được tiêm chủng viêm gan B ngay sau khi chào đời tại bệnh viện. Sau 2 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm những mũi chủng ngừa tiếp theo.
Áp dụng Kỷ luật đối với trẻ như thế nào
Kỷ luật là dạy dỗ, không phải là trừng phạt. Có nhiều điều bạn có thể dạy cho trẻ khi bạn chăm sóc trẻ.
Hình phạt không hiệu quả với trẻ. Trẻ không hiểu tại sao trẻ lại bị đánh đau và có vẻ như điều đó làm cho trẻ sợ hãi khi trẻ cần học hỏi để tin tưởng.
Sau khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc nhiều hơn, bạn có thể từ chối và đưa ra những phản ứng đơn giản khi trẻ làm điều gì đó sai. Ví dụ: "Không – làm như vậy sẽ đau”. Đừng mong đợi trẻ có thể thực sự hiểu được nên làm gì và không nên làm gì ở những tháng đầu đời.
Không được lắc trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ. Nếu bạn đang cảm thấy rất tức giận, hãy đặt trẻ vào một nơi nào đó an toàn và nghỉ ngơi một lúc hoặc gọi một ai đó cho đến khi bạn có thể kiểm soát được những cảm xúc của mình.
Những bài hát và trò chơi
Trẻ thích thú chơi những trò chơi nhỏ với cha mẹ từ khi trẻ còn rất nhỏ. Những trờ chơi này giúp trẻ học hỏi về thế giới. Một số trò chơi mà trẻ thích thú là:
- Những trò chơi bắt chước, ví dụ: trẻ lè lưỡi ra và bạn cũng làm lại như vậy (hãy cho bé chờ một lúc để đến lượt)
- Những bài hát và giai điệu đơn giản trong khi bạn đẩy nhẹ nhàng xe nôi của trẻ
- Cho trẻ quan sát những ánh sáng từ điện thoại được di chuyển qua lại chẳng hạn. Hay bạn có thể dễ dàng tạo ra những khối hình màu sắc di động khi treo chúng bởi một chiếc móc và thay đổi lần lượt các hình khối khác nhau
- Để trẻ vào xe đẩy và đưa trẻ đi dạo để quan sát những chuyển động của lá hoa, cỏ cây
- Trẻ nằm úp trên sàn nhà để lật (luôn luôn có sự giám sát) giúp trẻ phát triển các cơ để bò và điều khiển đầu
- Những trò chơi vuốt ve, chạm vào người trẻ một cách nhẹ nhàng (và hát nhỏ những giai điệu)
- Những thứ trẻ có thể đánh hoặc đẩy mà có thể tạo nên tiếng động
Nên nhớ rằng không để trẻ chơi những trò chơi nguy hiểm chẳng hạn như tung trẻ lên không trung, nâng hoặc kéo trẻ bằng một cánh tay hoặc mở nhạc quá to.
Đọc sách cho trẻ
Đọc sách với trẻ mang đến nhiều điều cần nhất cho sự phát triển của trẻ- sự gần gũi, an toàn, khả năng quan sát, lắng nghe những âm thanh, cũng như dần dần học hỏi về ý nghĩa của những âm thanh đó. Đọc chung một cuốn sách, nhìn vào những bức tranh và nghe những từ bạn phát âm là một khoảng thời gian rất đặc biệt với trẻ. Trẻ học được rằng đọc sách là một thời gian tuyệt vời và đọc sách chỉ một vài phút mỗi ngày sẽ có tác động đến sự phát triển của trẻ.
Sự gắn bó
Sự gắn bó là một dạng hành vi được hình thành giữa trẻ và người chăm sóc trẻ khi trẻ cảm thấy an toàn và tự do học hỏi và khám phá. Sự gắn bó không xuất hiện ngay khi trẻ chào đời mà phát triển từ những tháng đầu đời của trẻ khi trẻ đáp lại sự chăm sóc mình nhận được. Hình thành và phát triển sự gắn bó ngay từ ban đầu là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển sức khỏe và đối mặt với những thách thức của sự phát triển. Sự chăm sóc thất thường hoặc không đảm bảo an toàn có thể dẫn đến những vấn đề về sự gắn bó mà có những tác động tiêu cực liên tục ảnh hưởng đến sự phát triển.
Ai là người gắn bó với trẻ?
- Trẻ phát triển mối quan hệ gắn bó với những người chăm sóc chủ yếu cho trẻ qua những tháng đầu đời.
- Trẻ có thể hình thành những sự gắn bó với nhiều hơn 1 người.
- Nếu có vấn đề với người chăm sóc chính, ví dụ: Người mẹ cảm thấy mệt mỏi hoặc rối bời, thì sự gắn bó an toàn với một người chăm sóc khác có thể giúp cân bằng lại điều này và thiết lập cho trẻ một mối quan hệ tích cực khác.
- Có thể rất khó khăn đối với trẻ để phát triển những mối quan hệ an toàn khi có quá nhiều người chăm sóc khác nhau và trẻ phải thích nghi với nhiều mối quan hệ.
Hành vi gắn bó là gì?
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cố gắng trở nên thoải mái và được bảo vệ từ những người mà trẻ gắn bó. Tất cả trẻ có những hành vi như vậy để bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.
- Những hành vi này có thể là mỉm cười, thủ thỉ, bò, theo sau, giơ tay ra, khóc. Khi trẻ nhận được hồi đáp thích đáng, ví dụ: giao tiếp bằng mắt, một nụ cười, một sự vuốt ve và cảm thấy an toàn. Sự tìm kiếm gắn bó này dừng lại và trẻ lại tiếp tục thoải mái thư giãn, chơi đùa và khám phá học hỏi.
- Nếu không có hồi đáp thích đáng, ví dụ: trẻ bị phớt lờ hoặc bị phạt, trẻ tiếp tục cảm thấy lo lắng hoặc sơ hãi và tiếp tục có những hành vi tìm sự gắn bó. Một số trẻ sợ hãi và từ bỏ hành vi này.
Tín hiệu của trẻ
Mỗi trẻ có những đặc tính khác nhau và có những cách đặc biệt để biểu lộ những gì trẻ muốn. Hồi đáp lại những tín hiệu của trẻ không chỉ giúp phát triển sự gắn bó an toàn mà còn bắt đầu sự giao tiếp hai chiều. Hồi đáp những tín hiệu của trẻ để đáp ứng nhu cầu của trẻ là rất quan trọng.
- Để biểu lộ nhu cầu quan tâm, trẻ sử dụng giao tiếp bằng ánh mắt, tạo ra một số âm thanh nhỏ, mỉm cười, bắt chước những cử chỉ hoặc trông thư giãn và thú vị.
- Để đưa ra những tín hiệu, trẻ cần nghỉ ngơi, trẻ có thể nhìn xa, nhắm mắt, cố gắng gây phiền nhiễu, ngáp, trông không thoải mái hoặc khóc.
Bạn có thể làm gì
- Tìm hiểu về sự phát triển và học hỏi của trẻ để bạn có những mong đợi hợp lý. Thông thường những mối quan tâm, lo lắng của cha mẹ xuất phát từ việc thiếu hiểu biết về sự phát triển của trẻ.
- Suy nghĩ, cư xử và nói chuyện với trẻ như một cá nhân với những sở thích của trẻ và những điều trẻ ghét.
- Tìm hiểu những tín hiệu của trẻ, trẻ muốn truyền thông điệp gì và sau đó hồi đáp lại
- Trở nên linh hoạt - không áp đặt những thói quen mà không phù hợp với cả bạn và trẻ.
- Luôn sẵn sàng đối mặt với những sự thay đổi
Cảm giác của cha mẹ
- Nhiều người mới làm cha mẹ cảm thấy rất hạnh phúc về những sự thay đổi trong cuộc sống của họ. Có thể đôi lúc có những cảm xúc tiêu cực mà bạn không nghĩ rằng bạn sẽ trải qua.
- Một số cha mẹ có thể trở nên thất vọng với giới tính của trẻ hoặc bực bội vì họ không muốn có thêm em bé.
- Thật khó có thể chấp nhận những tình huống bạn chưa chuẩn bị chẳng hạn như em bé sinh non, em bé khuyết tật hoặc sinh đa thai.
- Khi trẻ khóc và bạn không thể giúp trẻ ngừng khóc thì bạn có thể cảm thấy rất khó chịu – đôi khi thật buồn rằng bạn cảm thấy như đang làm tổn thương trẻ hoặc rời bỏ trẻ. Nếu điều đó xảy ra, hãy đảm bảo trẻ an toàn và sau đó đặt trẻ vào phòng cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Ngồi thiền, la hét vào gối, nghe nhạc, uống trà hoặc gọi điện cho ai đó hiểu bạn. Bạn có thể để trẻ vào xe đẩy và đi ra ngoài. Hiểu về bản thân mình và làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy thư giãn. |
- Bạn có thể lo lắng và buồn phiền khi không có thời gian để dọn dẹp nhà cửa gọn gàng hay nếu bạn đời của bạn thích những khoảng thời gian cùng nhau như lúc còn mới yêu nhau.
- Đôi khi những người cha cảm thấy ngăn cách hoặc thậm chí ghen tị bởi vì tất cả sự quan tâm của người mẹ dường như đều dành cho trẻ.
- Cha mẹ có thể lo lắng làm thế nào để có thể chi trả tất cả các khoản chi phí khi nuôi dưỡng trẻ.
Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với bạn đời hoặc bạn thân của bạn.
|
- Thông thường, những người mới làm mẹ cảm thấy “kiệt sức” một chút và muốn khóc. Điều này thường được gọi là trạng thái trầm cảm sau sinh và nhiều phụ nữ có những cảm xúc tiêu cực này sau trải nghiệm về thể chất và tinh thần khi nuôi dạy trẻ. Những cảm xúc này thường không kéo dài lâu. Hãy chắc chắn rằng bạn nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, chăm sóc bản thân mình và yêu cầu sự hỗ trợ.
- Những người mẹ đôi khi trở nên rất buồn bã, mệt mỏi và cáu kỉnh và dường như không thể tống khứ mọi thứ đi được. Nếu những cảm xúc này đang làm phiền bạn, bạn cần nói chuyện với bạn đời của bạn, một người bạn thân hoặc bác sĩ.
Cha mẹ có thể làm gì
- Tất cả những người mới làm cha mẹ đều cần đến sự hỗ trợ. Nếu bạn đang nuôi dạy trẻ thì điều đó càng quan trọng hơn. Đừng xấu hổ khi nhận lời giúp đỡ của bất kỳ ai.
- Tự chăm sóc bản thân mình.
- Đảm bảo rằng bạn dành thời gian riêng cho bản thân mình, và làm một số việc cùng với người bạn đời của bạn, hoặc một người bạn nào đó.
Đừng quá kiêu căng khi hỏi xin thông tin hoặc lời khuyên.Tất cả cha mẹ ở một số giai đoạn đều nhận ra vai trò nuôi dạy trẻ rất khó khăn. Đây không phải là một dấu hiệu của sự thất bại.
Nên nhớ rằng
- Đến bên trẻ khi trẻ khóc không làm trẻ hư hỏng, đó là điều tốt nhất bạn có thể làm cho trẻ.
- Không bao giờ được rung lắc trẻ - làm như vậy có thể gây tổn thương não.
- Trẻ có vẻ khóc ít hơn nếu bạn đáp ứng nhu cầu của trẻ nhanh chóng khi trẻ còn nhỏ.
- Nên nhớ rằng trẻ không ngủ mọi lúc và trẻ ngủ ít hơn trong ngày khi trẻ lớn hơn
- Trẻ thích bầu bạn cũng giống như chúng ta. Khi trẻ tỉnh dậy trẻ không thích chỉ nằm một chỗ nhìn lên trần nhà. Trẻ thích bạn nói chuyện và ở bên trẻ.
- Quan sát và tận hưởng những thay đổi nhỏ khi trẻ phát triển và học hỏi.
- Chăm sóc bản thân bạn. Đảm bảo bạn thường xuyên làm những điều bạn thích. Hãy tập thể dục đều đặn và ăn uống khỏe mạnh.
- Đôi khi bạn nhận được những lời khuyên khác nhau từ mọi người. Bạn hãy làm theo những lời khuyên mà bạn cảm thấy hợp lý với bạn và trẻ.
- Đừng xấu hổ khi đề nghị và nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh bạn. Mọi người đôi khi cần giúp đỡ và việc nuôi dạy trẻ là một trong những khoảng thời gian đó.