ự làm hại bản thân
Tự làm hại bản thân là bất cứ hành động nào đó không có chủ đích của một cá nhân mà có thể gây ra thương tích cho bản thân, kể cả tử vong, ví dụ:
Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ tự tử ở người trẻ:
- Tiền sử tự tử đã xảy ra trước đó
- Tiền sử trong gia đình có người tự tử
- Tiền sử trầm cảm hoặc những bệnh tâm thần khác
- Lạm dụng rượu hoặc thuốc cấm
- Những căng thẳng hoặc mất mát trong cuộc sống
- Dễ dàng tiếp cận những phương pháp gây chết người
- Tiếp xúc với hành vi tự tử của người khác
Những hình thức tự gây tổn thương khác
Những hình thức tự gây tổn thương khác cũng có thể gây tổn hại cho bản thân, kể cả tử vong. Những hành vi này có thể không chủ ý mà thường lặp đi lặp lại và xảy ra với mục đích phản ứng lại do những ảnh hưởng từ phía môi trường. Những hình thức tự gây tổn thương khác bao gồm:
Có thể có rất nhiều nguyên nhân và đôi khi là một nguyên do duy nhất khiễn mỗi một trẻ lại muốn tự tổn hại chính mình dẫn đến hành vi tự gây tổn thương cho bản thân mỗi đứa trẻ. Với một đứa trẻ nào đó, nguyên nhân có thể do những kỹ năng giao tiếp kém. Với đứa trẻ khác có thể do tình trạng sức khỏe. Điều quan trọng là cố gắng hiểu những nguyên nhân gây ra hành vi để việc điều trị được tiến hành hiệu quả
Trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật
Trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật phát triển, chẳng hạn như chứng tự kỷ và khuyết tật trí tuệ có khả năng thực hiện những hình thức tự làm tổn thương cao hơn những trẻ bình thường. Thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm, và rối loạn hành vi có khả năng tự tử cao hơn những trẻ không bị mắc các hội chứng rối loạn
Điều quan trọng là cần hiểu những lý do của hành vi tự làm hại bản thân và những hình thức tự làm tổn thương khác giữa trẻ khuyết tật để tìm ra biện pháp điều trị tốt nhất. Cũng nên phối hợp với những sự chăm sóc từ gia đình, trường học và nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe.
Chúng ta có thể làm gì ?
Gia đình
Liên hệ với chuyên gia sức khỏe nếu con bạn cố gắng thực hiện hành vi tự làm hại bản thân hoặc tham gia vào những hình thức tự gây tổn thương khác. Một cách để phòng ngừa những hành vi này đó là hiểu những nguyên nhân dẫn đến hành vi của trẻ. Những nguyên nhân này có thể khác nhau tùy thuộc và từng đối tượng, do đó phương pháp dành cho từng trẻ cũng rất khác nhau.
Chuyên gia y tế
Là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bạn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các hành vị tự gây tổn thương bằng cách:
- Hỏi về những yếu tố đã biết gia tăng cơ hội những hành vi này sẽ xảy ra bằng cách trò chuyện với bệnh nhân;Xem xét nhiều nguyên nhân khác nhau (ví dụ: cảm xúc, môi trường và thuốc);
- Tìm hiểu thêm các loại công cụ giúp đánh giá về chứng trầm cảm và nguy cơ xảy ra tự tử
- Đề xuất những biện pháp can thiệp hướng đến những nhu cầu của cá nhân trẻ và gia đình.