Trẻ nhỏ và các hoạt động vệ sinh
Khi con bạn trưởng thành và học hỏi những kỹ năng mới, bạn có thể hi vọng rằng trẻ từ nay sẽ dần học được cách tự vệ sinh cá nhân cho mình như đánh răng chẳng hạn.
Trẻ khuyết tật và kỹ năng vệ sinh
Khuyết tật trí tuệ có ảnh hưởng như thế nào lên khả năng hình thành thói quen vệ sinh cá nhân ở trẻ? Nếu bị khuyết tật trí tuệ thì có nghĩa là con bạn sẽ gặp các vấn đề trong việc:
- Học những kỹ năng và cách hành xử mới
- Học cách phân biệt khi nào cần và tiến hành các hoạt động vệ sinh cá nhân cụ thể ra sao
- Tìm ra biện pháp khắc phục nếu trẻ gặp vấn đề
Những trẻ khuyết tật về mặt trí tuệ có thể cần đến sự ủng hộ nhiều hơn khi mới bắt đầu tập thói quen vệ sinh cá nhân. Nhu cầu được ủng hộ này sẽ còn tùy thuộc rất nhiều vào bản chất khuyết tật của trẻ cũng như vào môi trường. Trong khi có một số trẻ không cần đến bất cứ sự động viên nào thì số khác lại cần một chút sự động viên và còn có những trường hợp trẻ cần động viên rất nhiều mới có thể làm được. Do đó những kỳ vọng mà bạn đặt lên trẻ cần phải thật thực tế và hãy cân nhắc xem bạn nên ủng hộ trẻ ra sao đê giúp trẻ có thể dần tự lập. Bài viết sẽ mách bạn một số mẹo nhỏ hữu ích trong việc dạy dỗ con bạn các kỹ năng vệ sinh.
Mách bạn cách dạy trẻ nhỏ vệ sinh cá nhân
Hãy khiến cho công việc trở nên thật vui vẻ
Bạn có thể biến công việc vệ sinh cá nhân tưởng chừng nhàm chán trở nên thu hút hơn trong mắt trẻ. Ví dụ như, một tuýp kem đánh răng có màu sắc sặc sỡ sáng lấp lánh, một chiếc bàn chải có màu sắc mà trẻ ưa thích hay trang trí phòng tắm thật vui nhộn bằng hình các nhân vật hoạt hình yêu thích của trẻ. Xà phòng có thể có mùi hương, màu sắc bắt mắt và hình hài vui vui. Các loại sữa tắm tạo bọt, bong bóng bọt xà phòng hay thậm chí là một hoặc hai giọt tinh dầu thôi cũng đủ khiến khoảng thời gian tắm rửa trở nên đặc biệt hơn với trẻ.
Đưa ra một ví dụ về cách làm đúng
Hành động luôn có tác dụng hơn những lời nói. Trẻ thường chỉ quan sát những hành động của cha mẹ và làm theo. Hãy giúp trẻ củng cố những gì được học bằng cách mô tả hành động bạn đang thực hiện, ví dụ như bạn nói: “Bố/ Mẹ đang đánh răng. Con nhìn kỹ nhé, phải bóp kem đánh răng giống như thế này.”
Chú ý đến vấn đề về thời gian
Hãy chỉ dạy trẻ thực hiện mỗi một hoạt động vệ sinh trong một khoảng thời gian vừa đủ. Đôi lúc hãy hát một bài hát, chơi một bản nhạc hoặc khéo léo nhắc đến thời gian làm bếp để trẻ biết được rằng đã hết giờ học rồi.
Luôn ghi nhớ
Bạn có thể nhắc nhở trẻ về tầm quan trọng của việc hình thành thói quen vệ sinh chẳng hạn như rửa tay có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn
Học thêm một hành động mới
Mỗi người trong số chúng ta đều thích học hỏi theo những cách riêng. Một số trẻ thích học hỏi thông qua việc lắng nghe, trong khi một số khác lại thích học thông qua quá trình quan sát hoặc thực hiện. Một số trẻ có thể nhìn thấy bức tranh vẽ cảnh rửa tay ở phía trên bồn là có thể bắt chước theo trong khi một số khác lại cảm thấy lắng nghe một bài hát hay một giai điệu mới là lựa chọn hữu ích. Để tạo ra được kết quả tốt nhất thì khi dạy trẻ bất cứ một loại kỹ năng mới nào, bạn hãy cố gắng điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất với cách tiếp thu của trẻ.
Luôn sẵn sàng
Hãy chỉ bắt đầu dạy cho trẻ một kỹ năng mới khi trẻ đã thực sự sẵn sàng. Có nghĩa là khi đó:
- Trẻ có thể hiểu trẻ đang định làm gì: ví dụ như khi đánh răng, con bạn hiểu được mục đích của hành động này đó là làm sạch răng lợi
- Hãy luôn cân nhắc thật kỹ từng công đoạn, ví dụ như lấy kem đánh răng và bàn chải ra
- Có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách thành thạo, ví dụ như có thể cầm các vật lên và bóp kem đánh răng lên trên chiếc bàn chải.
- Biết kết hợp tay và mắt, ví dụ như cách quết kem đánh răng lên bàn chải sao cho kem đánh răng nằm ở chính giữa bàn chải. Học cách sử dụng các động tác tay để điều chỉnh vị trí của bàn chải hoặc vị trí của kem đánh răng nếu cần.
Từ từ từng bước một
Đôi lúc bạn cũng có thể chia nhỏ những việc cần làm ra thành từng công đoạn nhỏ và sau đó dành một khoảng thời gian để dạy từ từ từng công đoạn một, việc này sẽ giúp cho việc học toàn bộ các hành động trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ như:
- Lấy bàn chải và kem đánh răng ra
- Đứng ở bồn rửa tay phía trước gương
- Lấy kem đánh răng quết lên bàn chải
- Đánh răng theo hình vòng tròn quanh răng cho đến khi bài hát kết thúc
- Tu vào một ngụm nước vào miệng, súc miệng òng ọc và sau đó nhổ ra
Chuỗi liên kết ngược
“Chuối liên kết ngược” là một kỹ thuật bạn có thể áp dụng cho con bạn khi học tập một loại kỹ năng mới. Với kỹ năng này, người học sẽ học theo một tiến trình đảo ngược. Hãy chỉ bảo trẻ từ những bước đầu tiên của công việc nhưng lại dạy trẻ những động tác cuối trước. (Ví dụ như khi dạy trẻ đánh răng thì bước đầu tiên phải là “nhấp một ngụm nước, súc miệng và nhổ ra”). Và sau đó trẻ hoàn thành bước cuối. Quá trình đó sẽ còn tiếp diễn chỉ khi số bước bạn chỉ cho trẻ ít hơn một bước và trẻ tự làm được nhiều hơn một bước cho đến khi trẻ có thể tự làm được toàn bộ công việc được giao. Phương pháp này giúp trẻ cảm thấy mình có thể thành công ngay lập tức và từ đây sẽ kích thích động cơ và sự tự tin của trẻ.
Vệ sinh cá nhân cho trẻ khuyết tật trí tuệ
Luôn kiên nhẫn và biết cách khen ngợi
Kiên nhẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Con bạn có thể mắc lỗi và tập làm quen trong một khoảng thời gian. Có thể khi đó bạn sẽ cảm thấy mất kiên nhẫn khi chứng kiến trẻ cứ vật lộn mãi với nhiệm vụ mới dù việc đó chỉ lâu hơn bình thường có một phút nhưng kiên nhẫn lại là một yếu tố cần thiết và rất đáng với quỹ thời gian bỏ ra.
Sinh hoạt thường ngày
Những công việc vệ sinh cá nhân như tắm rửa phải được xếp vào thói quen sinh hoạt thường ngày.
Lên kế hoạch
Có thể sử dụng một bảng kế hoạch lịch trình để hình thành nên một thói quen hàng ngày. Một bảng kế hoạch được viết ra một cách tỉ mỉ có thể giúp cho con bạn nắm bắt được và ghi nhớ trước những kế hoạch định làm.
Hãy sử dụng các bức tranh vẽ các hoạt động theo thứ tự xảy ra trong ngày để khích lệ tinh thần tự lập và giúp trẻ làm quen với nếp sinh hoạt
Lựa chọn các thiết bị và vật dụng
Một số trẻ sẽ lựa chọn những tiêu chí dễ dàng để học hỏi trong khi một số khác lại thích có sự thay đổi. Ví dụ như một số trường hợp trẻ nhỏ có thể cần sử dụng loại ghế đứng cao để trẻ có thể với tới bồn rửa và có một số trẻ lại thích dùng bàn chải có tay cầm rộng rãi để cầm và sử dụng dễ hơn so với các loại bàn chải tiêu chuẩn thông thường