Các chuyên gia khuyên rằng, khi trẻ được 3 tuổi là khoảng thời gian thích hợp để người lớn dạy cho trẻ cách cầm đũa. Khi trẻ dùng đũa để gắp thức ăn sẽ cần đến sự vận động của nhiều bộ phận có liên quan quan như: các khớp ngón tay và phần bắp tay. Lúc đó trí não của trẻ đủ để nhận thức và phân tích được hành động của mình. Mặt khác, nếu cha me dạy trẻ cách cầm đũa quá sớm sẽ gây áp lực cho trẻ. Điều này khiến các bé cảm thấy khó chịu trong bữa ăn.
Các bước dạy trẻ kỹ năng cầm đũa
Khi trẻ bắt đầu học cách cầm đũa, người lớn nên chú ý dạy trẻ phương pháp cầm đũa sao cho đúng cách.
Bước 1: Đặt đôi đũa vào giữa ngón tay cái và ngón giữa của trẻ. Không cầm đũa ở vị trí quá gần đầu gắp thức ăn.
Bước 2: Dạy con nhẹ nhàng khum tay lại và bắt đầu gắp thức ăn.
Bước 3: Bố mẹ dùng một đôi đũa khác cùng làm để con nhìn thấy và học theo. Cách này sẽ giúp trẻ dễ nắm bắt hơn.
Những đôi đũa, những chiếc bát được in hình những con vật, những hình ảnh thú vị sẽ kích thích trí tò mò của trẻ, tăng sức hấp dẫn trong bữa ăn.
Một lưu ý nhỏ dành cho các bà mẹ là khi dạy con cách dùng đũa.
- Hãy cho trẻ dùng một đôi đũa bé phù hợp với bàn tay của trẻ. Trẻ sẽ dễ dàng điều khiển. Khi trẻ cầm đũa sai tay hoặc cầm không đúng cách thì người lớn cần giúp trẻ sửa ngay. Để tránh lặp lại hành động đó nhiều lần sẽ tạo thành thói quen không tốt.
- Khi trẻ còn cảm thấy lúng túng trong việc cầm đũa, bạn có thể đưa cho trẻ những vật dụng hoặc đồ ăn để trẻ thường xuyên có cảm giác cầm, gắp đồ vật gì đó. Ban đầu, trẻ sẽ có những vụng về nhất định nên bạn cần phải kiên nhẫn và kiểm soát cảm xúc của mình để trẻ không la khóc mỗi lần vào bữa ăn. Điều quan trọng nữa đó là bạn phải nhắc nhở trẻ không nên dùng đũa để chọc hoặc trêu đùa khi ăn. Điều đó có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Để trẻ có hứng thú trong việc cầm đũa, cách tốt nhất là người lớn nên chuẩn bị một bộ dụng cụ ăn uống nhiều màu sắc. Những đôi đũa, những chiếc bát được in hình những con vật, những hình ảnh thú vị sẽ kích thích trí tò mò của trẻ, tăng sức hấp dẫn trong bữa ăn.